Kinh gửi thầy con tôi sẽ phải học tất cả

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

* Gợi ý:

Giải thích:

- “Thất bại” là khi không đạt được mục tiêu do mình đề ra. Đôi khi chỉ là những điều nhỏ bé, đôi khi chỉ là những con điểm kém, thất bại trong mối quan hệ bạn bè,... 

Phân tích, bình luận:

- Thất bại, tổn thương là điều không tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng cách bạn đối diện với thất bại mới là điều giá trị.

- Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội giúp bạn có thể bắt đầu mọi việc lại từ đầu, lần này cẩn thận, tinh tế và khôn ngoan hơn vì bạn đã tự rút ra được kinh nghiệm cho mình

* Liên hệ bản thân:

- Muốn thành công phải thay đổi từ bản thân mình

- Hãy rút ra những bài học quý giá từ những sai lầm của chính mình. Khắc phục sai lầm sẽ giúp bạn thành công khi gặp phải vấn đề tương tự, thậm chí cả trong tình huống hoàn toàn khác biệt. 

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.

- Nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mỹ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mỹ.

- Truyện ngắn Chữ người tử từ lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in lần đầu tiên năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau được lựa chọn vào tập truyện Vang và bóng một thời, 1940. Các lần tái bản sau, Vang và bóng một thời được đổi tên là Vang bóng một thời và Dòng chữ cuối cùng được đổi tên là Chữ người tử tù.

+ Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao

a. Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ:

* Tài gắn liền với danh:

- Huấn Cao viết chữ đẹp nên nổi tiếng khắp một vùng rộng lớn: vùng Tỉnh Sơn.

- Viên quản ngục và thầy thơ lại cũng biết tiếng.

* Cái tài gắn với sự khao khát, nể trọng của người đời:

- Viên quản ngục khao khát có được chữ ông Huấn Cao để treo trong nhà.

- Viên quản ngục biệt nhỡn qua ánh nhìn, qua hành động biệt đãi

-> Đây không phải một cái tài bình thường mà nó đạt đến độ phi thường và siêu phàm.

b. Vẻ đẹp của thiên lương:

- “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”:

+ “Khoảnh”: có phần kiêu ngạo về tài năng viết chữ của mình, có ý thức về giá trị của tài năng ấy, tôn trọng tài năng, sử dụng nó như một món quà mà thượng đế trao cho mình nên chỉ trao nó cho những tấm lòng trong thiên hạ.

- “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” -> khí chất, quan điểm của Huấn Cao.

- “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” -> tấm lòng của Huấn Cao với những con người yêu cái đẹp, trọng cái tài.

c. Vẻ đẹp của khí phách:

* Tinh thần nghĩa hiệp:

- Là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản chống lại triều đình mà ông căm ghét.

* Tư thế đàng hoàng, hiên ngang, bất khuất:

- Hành động Huấn Cao cùng các bạn tù giỗ gông. Huấn Cao ở vị trí đầu thang gông – ngay trong tình thế bi đát vẫn đứng ở vị trí chủ soái.

- Trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống nền đá tảng…

* Bản lĩnh cứng cỏi, không sợ quyền uy và không sợ cái chết:

- Cách Huấn Cao đón nhận sự biệt đãi của viên quản ngục.

- Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.

- Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kinh chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười.

d. Sự tỏa sáng của ba vẻ đẹp trong cảnh cho chữ:

* Vẻ đẹp tài hoa:

- Tài năng của Huấn Cao không còn là những lời đồn đại nữa, nó đã hiện thành hình: “những nét chữ vuông tươi tắn…”

* Vẻ đẹp khí phách:

- Trái với sự lo lắng của viên quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao rất thản nhiên đón nhận, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lặng người ái ngại cho viên quản ngục.

- Không để tâm tới mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào những nét chữ mà mình đang tạo ra.

* Vẻ đẹp thiên lương:

- Hiểu ra tấm lòng của quản ngục.

- Quan niệm: không được phụ lòng người -> trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ.

- Đỡ viên quan coi ngục đứng thẳng dậy, đưa ra những lời khuyên chí tình.

e. Tổng hợp đánh giá về nhân vật:

* Nguyên mẫu: Cao Bá Quát:

- Cùng họ Cao, giữ chức coi sóc việc học ở địa phương.

- Huấn Cao là người tử tù, dám cầm đầu đội quân chống lại triều đình. Cao Bát Quát là thủ lĩnh, quân sư cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Mỹ Lương – Hà Tây chống lại triều đình rồi cũng bị kết án tử hình.

- Cùng được tôn vinh vì tài năng viết chữ đẹp.

- Sự cúi đầu trước Huấn Cao của quản ngục cũng giống như câu thơ của Cao Bá Quát: “Nhất sinh đệ thủ bái mai hoa”

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn:

+ Là con người tài hoa tài tử, khác thường.

+ Dùng thủ pháp cường điệu, phóng đại và thủ pháp đối lập.

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, dùng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc cổ kính, gợi về cái đẹp của một thời vang bóng.

* Nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:

- Quan điểm thẩm mỹ tiến bộ: luôn cho rằng cái đẹp phải gắn liền với cái thiện.

- Thông điệp: cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu xa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối.

- Thông qua việc ca ngợi Huấn Cao tác giả tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tôn vinh một trang anh hùng dũng liệt

-> Ca ngợi Huấn Cao là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước.

Tổng kết

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách - Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế”.

[Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin - Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy].

Câu 1[0,5 điểm]. Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 2[0,5 điểm].Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 3[1,0 điểm]. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 4[1,0 điểm].Thông điệp mà tác giả gửi đến bạn đọc qua văn bản trên là gì?.

Đáp án

Câu 1

Nội dung: Người cha mong thầy giáo hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, biết yêu quý cuộc sống, biết ứng nhân xử thế, có lòng trung thực, có sức mạnh, có niềm tin vào bản thân.

Câu 2

Các phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 3

- Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, đối lập, điệp từ, điệp ngữ. [HS cần xác định đúng 03 biện pháp].

- Tác dụng: Nhấn mạnh những ước muốn tha thiết của Tổng thống Mĩ Lin-Côn với thầy hiệu trưởng; thể hiện tình yêu cao cả của người cha đối với con; mối quan hệ gắn bó giữa gia đình với nhà trường.

Câu 4

Thông điệp của tác giả: Trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn nơi giáo dục nhân cách học sinh, trong đó người thầy giáo có vai trò định hướng để đào tạo ra những con người toàn diện về thể chất và trí tuệ, tâm hồn [đức, trí, thể, mỹ]

Đọc hiểu Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. […] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn […]

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng….

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. […]

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

[...]

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

[Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004]

Câu 1:Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2:Xác định 01 biện pháp tu được sử dụng trong đoạn trích. Nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3:Anh/chị hiểu như thế nào về câu:Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình?

Câu 4:Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên.

Theo anh/chị, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với tuổi trẻ hiện nay? Hãy viết đoạn văn [7-10 dòng] trình bày quan điểm của bản thân về phẩm chất đó?

Đáp án

Câu 1:Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2:

- Phép lặp từ ngữ:Xin hãy, Xin thầy hãy dạy cho cháu...

- Phép lặp cú pháp:Xin thầy hãy...nhưng...cũng...

- Liệt kê:chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư…..chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe...

- Ẩn dụ:tấm lưới chân lí [sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc], cơ bắp và trí tuệ [sức lao động], trái tim và tâm hồn [nhân cách, phẩm hạnh].

Hiệu quả của các biện pháp tu từ:

- Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh những mục đích giáo dục mà Lincohn muốn người thầy đạt tới, thể hiện niềm mong mỏi của người cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn của một bức thư.

- Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể hiện tư duy sắc sảo của người viết, có sức gợi và dễ tác động tới người nghe.

Câu 3:HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

+Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.

+Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.

=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh.

Câu 4:

1. HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau:

- Quảng đại, không đố kị, hẹp hòi.

- Ham đọc sách.

- Trung thực

- Có bản lĩnh, chính kiến.

- Biết lắng nghe.

- Quí trọng sức lao động.

- Có ý thức giữ nhân cách, lương tâm…

2. HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu:

- Dung lượng : 7-10 dòng.

- Nội dung: có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, trình bày theo trình tự: biểu hiện [có dẫn chứng], sự cần thiết, ý nghĩa của phẩm chất đó và rút ra bài học v..v... kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế.

Đọc hiểu Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế”.

[Trích thư của cố Tổng Thống Mĩ Abraham Lincoln gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, 2011]

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản. [0,5 điểm]

Câu 2. “Sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống” mà Tổng Thống Mĩ Abraham Lincoln muốn nói tới là gì? [0,5 điểm]

Câu 3. Cho biết nội dung của văn bản. [1,0 điểm]

Câu 4. Chỉ ra và phân tích hiệu quả các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. [1,0 điểm]

Đáp án

Câu 1:

- Các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm.

Câu 2

“Sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống” chính là: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong

Câu 3:

- Nội dung: đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha gửi tới thầy cô, nhà trường cũng như các nhà giáo dục: Hãy dạy cho con họ hiểu biết và trân trọng những giá trị kì diệu của sách vở nhưng không bỏ qua những giá trị, những bí ẩn muôn thuở của cuộc sống

Câu 4:

- Các biện pháp tu từ: Liệt kê, im lặng, đối lập.

-Tác dụng: nhấn mạnh mong mỏi của người cha đối với con về những bài học cuộc sống qua phương pháp giáo dục của thầy

- “Thế giới kì diệu của sách”: là những điều lí thú, bổ ích mà sách mang lại cho mỗi chúng ta.