Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

    Nước thải dệt nhuộm là loại nước thải khó xử lý, nhiệt độ cao, lượng BOD lớn, đặc biệt là COD ( lượng chất hữu cơ khó phân hủy sinh học cao) và độ màu, do sử dụng các loại phẩm nhuộm trong quá trình sản xuất. Có rất nhiều cách để xử lý nước thải dệt nhuộm ví dụ như đông tụ, keo tụ, lọc màng hay hấp phụ bằng than hoạt tính tuy nhiên trong nhiều trường hợp các chất độc hại chỉ chuyển từ dạng ô nhiễm này sang dạng ô nhiễm khác, không được xử lý triệt để.

    Về mặt nguyên lý và kỹ thuật, để xử lý nước thải dệt nhuộm, người ta có thể dùng nhiều kỹ thuật khác nhau, trong đó kỹ thuật oxy hóa tiên tiến được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước chú ý bởi nó có khả năng xử lý hoặc tiền xử lý nhiều nguồn thải chứa phẩm màu – đối tượng không hoặc khó phân hủy sinh học, khó xử lý bằng các kỹ thuật thông thường. Tuy nhiên, nhược điểm của kỹ thuật oxy hóa nằm ở vấn đề chi phí hóa chất. Một trong những hướng đi ưu tiên, gần đây được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu là phát triển một số hệ vật liệu rẻ tiền có khả năng ứng dụng làm xúc tác cho các quá trình Fenton dị thể. Theo hướng này, một số nghiên cứu đã thành công với bùn đỏ, pyrit…

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

    Các hệ Fenton dị thể được nghiên cứu trên thế giới chủ yếu trên cơ sở các hệ oxit sắt mang trên các chất mang như đất sét, zeolite, hydrotalcite…. Tuy nhiên ảnh hưởng của phương pháp và các thông số trong quá trình tổng hợp oxit sắt đến hoạt tính xúc tác của hệ xúc tác dạng khối vẫn chưa được tiến hành nghiên cứu. Vì vậy trong nghiên cứu này, trước tiên chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các thông số trong quá trình tổng hợp đến hoạt tính xúc tác của oxit sắt dạng khối trong quá trình Fenton dị thể để xử lý chất màu Congo đỏ. Sau đó, ảnh hưởng của các thông số trong quá trình tiến hành phản ứng Fenton, như pH, hàm lượng xúc tác, lượng H2O2 sử dụng, độ bền xúc tác… 

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

Hình 2: Quá trình Fenton

    Quá trình Fenton là phương pháp oxy hóa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học đã được nghiên cứu trong trường hợp này. Phương pháp Fenton là một công cụ khử màu hiệu quả. Phương pháp Fenton cổ điển cho kết quả rất nhanh với khử màu, vừa phải với COD nhưng rất chậm với khử TOC và khử độc trong nước thải dệt nhuộm. Hiện nay người ta đã nâng cao hiệu quả của phương pháp bằng nhiều cách: H2O2/ than đá, H2O2 và xúc tác cùng với kim loại chuyển tiếp, phương pháp Fenton có vòng chelat trung gian và Cu(II)/ axit hữu cơ/H2O2. Trong suốt quá trình xử lý bằng photo-Fenton chúng ta chỉ có thể quan sát được sự biến đổi màu chứ không nhìn thấy sự phân hủy sinh học. Chúng ta có thể kết hợp giữa phương pháp oxy hóa bằng Fenton với xử lý sinh học để khử triệt để màu và COD trong nước thải công nghiệp dệt.

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

Phối cảnh xử lý nước thải dệt nhuộm

    Phương pháp Fenton có thể xử lý axit blue 74( nhóm thuốc nhuộm indigoid), axit orange 10( hợp chất màu azo) và axit violet 19( thuốc nhuộm triarylmethane). Quá trình khử màu diễn ra trong suốt quá trình oxy hóa. Chỉ với tỉ lệ khối lượng thuốc nhuộm : H2O2 là 1:0.5 mà sự khử màu có thể lên đến 96,95 và 99 đối với axit blue 74, axit orange 10 và axit violet 19. Sự loại màu thì dễ dàng hơn so với sự khử COD.

    Để được tư vấn rõ hơn xin Quý khách vui lòng liên hệ với công ty!

tags: xử lý nước thải dệt nhuộm | xu ly nuoc thai det may | xu ly nuoc thai | xử lý nước thải dệt tại Hà Nội

Ngày đăng: 27/02/21

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

Katazome là một phương pháp in chống dính trên vải bắt nguồn từ hàng nghìn năm trước ở Nhật Bản. Trong suốt thế kỷ 17 – thời kỳ hòa bình và phát triển của chế độ Mạc phủ, lụa, gấm dệt hoa văn là chất liệu cao cấp và đắt tiền nhất chỉ dành riêng cho giới quý tộc. 

Tuy nhiên với sự thịnh vượng trong buôn bán nội địa, tầng lớp thương gia giàu có bắt đầu sử dụng loại vải này khiến giới quý tộc Nhật Bản không hài lòng, kiên quyết không cho phép họ được mặc trang phục lụa giống mình và gọi việc này là một sự xa hoa không chính đáng. Để đáp ứng nhu cầu may mặc khi các thương gia chỉ được cho phép dùng cotton và vải gai dầu, những nghệ nhân vùng Suzuka đã phát triển Katazome – một kỹ thuật nhuộm vải đơn giản và ít tốn kém nhằm bắt chước họa tiết của vải dệt đắt tiền.  

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

Thuật ngữ Katazome được ghép từ hai từ tiếng Nhật: kata (hoa văn) và zome (nhuộm). Quá trình sản xuất vải Katazome đơn giản nhưng tốn nhiều thời gian, đòi hỏi nghệ nhân làm phải tập trung và cẩn thận. Đầu tiên, họ sử dụng các lớp giấy dâu tằm tráng mỏng được ép lại với nhau và ngâm trong nước lên men của quả hồng (kakishibu) giúp nó có khả năng chống thấm nước. 

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

Sau đó, các nghệ nhân dùng dụng cụ cắt tỉa nhọn khắc các họa tiết phức tạp trên tấm giấy. Khi đã sẵn sàng để in, vải được kéo phẳng và đặt khuôn giấy lên trên bề mặt. Hỗn hợp làm từ bột gạo hấp chín sẽ được phết lên vải để phủ kín các vết khắc, giúp các họa tiết khắc không thấm thuốc nhuộm và tránh cho vải bị nứt. Đợi cho phần bột gạo khô lại, nghệ nhân sẽ dùng bút vẽ thủ công hoặc ngâm vải trong thùng thuốc nhuộm nhiều lần để đạt được màu sắc mong muốn. Khi quá trình nhuộm hoàn thành, chất chống dính bột gạo được giặt sạch và sản phẩm tạo ra là mẫu vải dệt có họa tiết sắc sảo, bắt mắt.

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

Katazome là kĩ thuật quen thuộc thường được sử dụng để in lên Kimono Nhật Bản với các họa tiết truyền thống lấy cảm hứng từ thiên nhiên như hoa cúc, lá cây trôi trên mặt sông hay những chú chim đang bay lượn. Nó được coi là một phương pháp nhuộm tiện lợi khi sản xuất số lượng lớn bởi một mẫu khắc trên giấy có thể tái sử dụng lại nhiều lần. 

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

Kỹ thuật nhuộm in hoa tiền xử lý

Ngày nay, nghệ thuật khắc giấy Katazome đang dần mai một và chỉ có rất ít bậc thầy của nghề này còn sống. 

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ FACE – The Fashion Design Academy 

Ảnh: Hannahnunn


Thành lập từ tháng 10.2011, FACE – không gian chia sẻ, nghiên cứu và giảng dạy những kiến thức và tư duy mới của thời trang toàn cầu đến Việt Nam thông qua các khóa học dài hạn, ngắn hạn và workshop. Hiện tại, FACE – The Fashion Design Academy đang tuyển sinh các khóa học thiết kế thời trang dài hạn và ngắn hạn. Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website www.facefashiondesignacademy.com


Please follow and like us: