Làm trái ngành tiếng anh là gì năm 2024

Mình học Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng Anh du lịch, nhưng đây là những thứ mình làm suốt 4 năm qua:

- Mình chạy sự kiện, mình chạy nhiều lắm. Từ sự kiện nhỏ của Khoa, đến sự kiện lớn của trường, kể cả sự kiện của Trường khác cũng thấy mặt của mình.

- Mình làm Content Marketing cho 3-4 công ty, chẳng liên quan gì đến tiếng Anh luôn.

- Mình làm Content Creator về mảng Personal Development, cũng không liên quan gì đến tiếng anh hay du lịch.

🙅🏼‍♀️ Ủa rồi là liên quan tới chuyên ngành dữ chưa bà?

- Rồi bà có thấy buồn vì làm việc không liên quan đến chuyên ngành không?

- Rồi bà định tương lai không làm du lịch hã?... bla blaaa

Mình xác định bản thân sẽ không làm công việc liên quan đến chuyên ngành từ hồi năm 2. Lúc đó cũng thấy hơi lưng chừng, kiểu tự nhiên bỏ tiền đi học 4 năm rồi lại chẳng được gì! Nhưng mà….

⭐ Những gì bạn học ở Đại học không hoàn toàn là vô nghĩa

Mình làm content creator, mình chạy sự kiện rồi làm content marketing nghe có vẻ không liên quan đến du lịch hay tiếng anh nhưng nhờ những kiến thực được học trên lớp mình mình biết được tâm lý khách hàng, mình biết cách làm việc nhóm sao cho hiệu quả, mình biết cách xây dựng một tour du lịch bài bản,...

Mình luôn tin là không có gì là vô nghĩa cả, bằng cách này hay cách khác. Bạn không dùng những kiến thức, kỹ năng bạn có bây giờ không có nghĩa tương lai bạn sẽ không dùng tới.

⭐ Không nhất thiết phải chọn việc theo đam mê

Sở thích viết lách không biến bạn thành nhà văn. Đam mê tiếng Anh không đủ để bạn trở thành một giáo viên tiếng Anh giỏi.

Điều quan trọng vẫn là bạn biết bản thân mạnh ở mảng nào để cố gắng tận dụng nó khi ở Đại học. Mình biết bản thân mạnh ở mảng sự kiện, truyền thông, viết lách nên dù học NNA thì mình vẫn lựa chọn tham gia thật nhiều sự kiện để lấy kinh nghiệm, viết nhiều để lên tay,...

⭐ Làm trái ngành không phải lúc nào cũng xấu

Thử nghĩ mà xem, mình là một content creator trong mảng Personal Development nhưng sẽ tuyệt hơn nếu mình vừa có kiến thức chuyên ngành tiếng anh, vừa có kỹ năng làm du lịch. Điều này khiến mình có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về một vấn đề.

Trong tiếng Anh có câu hindsight is 20/20, nghĩa là thật dễ để đánh giá một việc là tốt hay xấu, đúng hay sai sau khi việc đó đã xảy ra, nhưng trước đó thì rất khó. Thay vì dằn vặt bởi những lựa chọn “sai” không thể thay đổi trong quá khứ, hãy tập trung vào những thứ bạn làm chủ được ở hiện tại và tương lai nhé!

Không ít người lựa chọn các công việc trái ngành vì thay đổi định hướng nghề nghiệp và muốn thử sức ở lĩnh vực mới hoặc muốn tăng thu nhập bởi ngành từng theo học không còn HOT. Đôi khi việc tìm đến một công việc trái ngành lại mở ra cho bạn con đường sự nghiệp thăng hoa hơn nhiều nếu nắm bắt được cơ hội. Tuy nhiên, để thành công vượt qua vòng hồ sơ khi chưa có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực mới, bạn cần chuẩn bị một lá thư xin việc trái ngành ấn tượng. TopCV sẽ chia sẻ những mẫu thư xin việc trái ngành ấn tượng ở bài viết này.

Tầm quan trọng của thư xin việc trái ngành

Thư xin việc (Cover Letter) là một trong những văn bản trong bộ hồ sơ xin việc, giúp bạn thể hiện được nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân, cung cấp thông tin quan trọng để nhà tuyển dụng cân nhắc tuyển dụng bạn thay vì các ứng viên khác.

Khi xin việc đúng ngành, bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng dễ hơn bằng cách thể hiện kinh nghiệm, bằng cấp và kỹ năng có được từ những công việc trước đó. Tuy nhiên, xin việc trái ngành lại gặp nhiều thử thách. Nhà tuyển dụng không muốn tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân lực để đào tạo nhân sự trái ngành trong thời gian quá dài. Vì thế, khi sàng lọc hồ sơ ứng viên, nhà tuyển dụng thường không ưu tiên các CV ứng tuyển trái ngành.

Để vượt lên số đông khi bản thân chưa có nền tảng của ngành nghề mới, bạn cần đầu tư vào thư xin việc trái ngành. Thông qua lá thư này, bạn có thể khẳng định rằng đúng là bạn ứng tuyển trái ngành nhưng vẫn có đủ khả năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc. Đồng thời, bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy nguyện vọng tha thiết được cống hiến cho công việc trong lĩnh vực mới.

Làm trái ngành tiếng anh là gì năm 2024
Thư xin việc trái ngành giúp tạo dựng lòng tin với nhà tuyển dụng

Hướng dẫn cách viết thư xin việc trái ngành

Để viết một lá thư xin việc trái ngành thu hút, bạn cần tập trung đến các phần sau đây:

Mở đầu thu hút sự chú ý

Ở phần mở đầu, bạn hãy thể hiện ngay nguyện vọng được cống hiến tại vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Ngoài ra, bạn có thể dành 1-2 câu để kể một câu chuyện ngắn, dẫn dắt về một trải nghiệm thú vị có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Giới thiệu bản thân ngắn gọn

Tiếp đến, hãy giới thiệu bản thân ngắn gọn trong 1 câu, sơ lược học vấn hoặc kinh nghiệm làm việc, không diễn giải sâu. Nếu đã đi làm, bạn chỉ cần nêu tên công việc trước đó, số năm kinh nghiệm. Nếu mới tốt nghiệp, bạn chỉ cần nêu tên chuyên ngành, trường học và xếp loại.

Làm nổi bật kinh nghiệm cá nhân

Tiếp đến, bạn hãy đề cập những thành công, thành tích của mình trong công việc/hoạt động trước đây. Bạn nên cố gắng kết nối những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng có được từ công việc cũ với vị trí đang ứng tuyển. Sử dụng những con số và bằng chứng cụ thể sẽ giúp gia tăng tính thuyết phục.

Làm trái ngành tiếng anh là gì năm 2024
Luôn kết nối những kinh nghiệm, kỹ năng của bạn với vị trí đang được tuyển dụng

Đề cập lý do xin việc trái ngành

Bắt buộc phải giải thích lý do bạn chuyển ngành. Hãy kể ra một câu chuyện ngắn hoặc giải thích trong 2-3 câu. Ví dụ: Bạn được truyền cảm hứng bởi một người làm trong ngành, bạn luôn mong muốn được làm trong ngành này từ lâu, bạn muốn thử thách bản thân trong vai trò mới, v.vv..

Đừng quên trình bày những nỗ lực của bạn trong hành trình theo đuổi ngành nghề mới. Ví dụ, bạn đã học các khóa học đào tạo nghiệp vụ, đi thực tập để chuẩn bị cho vị trí mới, học thêm ngoại ngữ để phục vụ công việc, v.vv..

Nhấn mạnh kỹ năng làm việc

Dù đã đi làm nhiều năm hay mới ra trường, bạn đều cần nhấn mạnh vào những kỹ năng liên quan, được nhà tuyển dụng yêu cầu trong mô tả công việc (Job Description). Hãy trình bày rằng những kỹ năng, kiến thức mà bạn có hoàn toàn có thể phục vụ cho công việc mà nhà tuyển dụng đề cập.

\>>> Xem thêm: Mách cách viết thư xin việc 'lấy lòng' nhà tuyển dụng ngay lập tức!

Để tham khảo nhiều mẫu thư xin việc trái ngành phù hợp cho từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, bạn có thể tận dụng tiện ích tạo Mẫu Cover Letter trên TopCV. Tại đây, bạn có thể tùy chọn ngôn ngữ cho thư xin việc (Tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật), tùy ý chỉnh sửa mẫu thư (thiết kế và nội dung) sao cho phù hợp nhất với mong muốn của mình. Ở mỗi mẫu Cover Letter, TopCV đã có sẵn nội dung gợi ý, bạn có thể sử dụng luôn hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp với văn phong của mình.

Tạo Cover Letter

Làm trái ngành tiếng anh là gì năm 2024
Thuyết phục nhà tuyển dụng với những việc bạn có thể làm ở vai trò mới

Những lỗi cần tránh khi viết thư xin việc trái ngành

Để lá thư xin việc trái ngành Cover Letter thật chuyên nghiệp và chỉn chu, bạn cần chú ý rà soát lại các lỗi sau đây để kịp thời loại bỏ:

  • Sáng tạo bố cục quá nhiều: Dù bạn muốn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, nhưng cấu trúc thư xin việc cơ bản vẫn cần được giữ nguyên, đảm bảo dễ đọc. Thư xin việc cần có đủ các phần tiêu đề, thông tin cá nhân, lời chào, nội dung thư và kết thúc thư.
  • Nội dung sơ sài, không trọng tâm: Nội dung trọng tâm của thư xin việc trái ngành giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác tiềm năng của bạn. Vì thế hãy tập trung vào những kỹ năng, sự khát khao và quyết tâm của mình để thuyết phục nhà tuyển dụng.
  • Thư xin việc quá ngắn, quá dài: Nên viết thư xin việc gói gọn trong 1 trang A4.
  • Trình bày quá nhiều kinh nghiệm, kỹ năng không liên quan đến vị trí ứng tuyển: Nên tập trung vào những kỹ năng, kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng đề cập trong tin tuyển dụng, để họ thấy rằng bạn là ứng cử viên phù hợp.
  • Lý do xin việc không thuyết phục: Nhà tuyển dụng muốn ứng viên gắn bó lâu dài với công việc, không phải những người dễ bỏ cuộc, hay thay đổi. Vì thế, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu sự nghiệp lâu dài của bạn, mục tiêu đã được thiết lập từ lâu chứ không phải ngẫu hứng mà bạn chuyển ngành.
  • Lỗi xưng hô, chính tả, ngữ pháp: Những lỗi nhỏ sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, thiếu tỉ mỉ, không chỉn chu và không tập trung trong công việc.

\>>> Xem thêm: 8+ lưu ý khi viết đơn xin việc bạn cần nắm rõ

Làm trái ngành tiếng anh là gì năm 2024
Cần thể hiện sự chuyên nghiệp trong từng chi tiết nhỏ nhất

Các mẫu thư xin việc trái ngành ấn tượng

Sau đây là một số mẫu thư xin việc trái ngành với cấu trúc chung nhất, có thể điều chỉnh để phù hợp với mọi lĩnh vực, ngành nghề:

Mẫu thư xin việc trái ngành cho người đã đi làm nhiều năm

Kính gửi Bộ phận tuyển dụng công ty [Tên công ty],

Thông qua [Địa chỉ đăng tin tuyển dụng], tôi được biết Quý công ty đang tuyển dụng vị trí [Tên công việc]. Vì thế, tôi viết thư này xin được ứng tuyển vào vị trí còn trống và hy vọng sẽ được chấp thuận vào làm việc tại môi trường chuyên nghiệp của Quý công ty.

Như những thông tin đề cập trong hồ sơ xin việc, tôi tốt nghiệp chuyên ngành [Tên chuyên ngành] tại trường [Tên trường], cùng [số năm] năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực [Tên lĩnh vực].

Tuy lĩnh vực học tập và làm việc trước đó không hoàn toàn liên quan đến công việc mà Quý công ty đang tuyển, nhưng tôi hoàn toàn tự tin có thể tự học hỏi kiến thức, kỹ năng để đảm nhận công việc này. Hiện tại, tôi đang tham gia khóa học [Tên khóa học hoặc các chương trình bổ túc liên quan đến công việc ứng tuyển]. Không những vậy, thời gian qua tôi cũng từng làm một vài công việc liên quan đến ngành [Tên ngành thuộc vị trí tuyển dụng].

Tôi bắt đầu công việc [Tên vị trí/công việc liên quan] từ [Ngày/tháng/năm]. Ở vị trí này, tôi đã tích lũy được cho bản thân khả năng [Tên một số kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu]. Đồng thời, tôi cũng tích lũy được thêm nhiều kỹ năng chuyên môn khác liên quan đến vị trí mà Quý công ty đang tuyển dụng thông qua nhiều công việc trước đó, bao gồm [Liệt kê các kỹ năng liên quan].

Được biết Quý công ty đang tìm kiếm những ứng viên có thể dành nhiều thời gian cho công việc. Tôi có thể chịu được công việc áp lực cao và sẵn sàng tham gia những chuyến công tác xa khi cần.

Tôi tin rằng những yếu tố này sẽ giúp tôi trở thành ứng cử viên phù hợp với vị trí [Tên vị trí tuyển dụng] mà Quý công ty đang tuyển dụng. Tôi hy vọng sẽ nhận được phản hồi sớm nhất từ Quý công ty và được thu xếp một buổi phỏng vấn gần nhất để có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Mẫu thư xin việc trái ngành cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm

Kính chào anh/chị [Tên],

Qua [Địa chỉ đăng tin tuyển dụng], em biết được Quý công ty đang tuyển dụng vị trí [Tên vị trí]. Vì thế, em xin mạnh dạn ứng tuyển vào vị trí này. Em hy vọng sẽ có được cơ hội được trải nghiệm công việc chuyên nghiệp tại Quý công ty.

Như đã trình bày trong CV, em mới tốt nghiệp chuyên ngành [Tên chuyên ngành] tại trường [Tên trường], xếp loại giỏi. Mặc dù ngành học của em không liên quan gì đến công việc mà Quý công ty đang tuyển dụng, nhưng em đã có hơn 2 năm tích lũy kiến thức cần thiết cho ngành nghề mới và mong muốn được làm việc trong ngành này.

[Đoạn này chia sẻ về lý do khiến bạn mong muốn được làm trong ngành nghề mới. Ví dụ: Năm 2 đại học, em đã tham gia một buổi hướng nghiệp tại trường và được tiếp xúc với các anh chị nhân viên kinh doanh của ngân hàng X. Em vô cùng ngưỡng mộ phong thái chuyên nghiệp và khả năng giao tiếp đầy năng lượng tích cực từ các anh chị. Vì thế, em quyết định sau khi tốt nghiệp cũng sẽ trở thành một nhân viên ngân hàng. Sau một thời gian nghiêm túc tìm hiểu, em đã tích lũy được một lượng kiến thức nhất định về ngành này và mong muốn có thể được làm việc trong ngành ngay sau khi tốt nghiệp]

Được biết Quý công ty đang tìm kiếm những ứng viên trẻ tuổi, nhiệt huyết, sẵn sàng dành nhiều thời gian cho công việc, em đã ngay lập tức muốn thử sức. Em đã dành năm cuối để thực tập tại [Tên một công ty cùng ngành], trau dồi cho mình những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn như [Liệt kê những hiểu biết của bạn về công việc liên quan]. Ngoài ra, thông qua các hoạt động trong suốt quá trình học tập tại trường, em đã rèn luyện cho mình những kỹ năng [Liệt kê những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu].

Em hy vọng rằng Quý công ty tạo điều kiện cho em được tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp để có thể chia sẻ nhiều hơn về những kỹ năng và kiến thức của mình. Em tin rằng em có thể theo kịp và đáp ứng tốt yêu cầu công việc tại vị trí [Tên vị trí] mà Quý công ty đang tuyển dụng!

Em xin chân thành cảm ơn!

\>>> Xem thêm: Cách viết email xin việc bằng tiếng Anh

Với tinh thần “Tiếp lợi thế, nối thành công”, TopCV sẽ giúp bạn hoàn thành được bức thư xin việc trái ngành ấn tượng nhất trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, để tìm kiếm thêm nhiều công việc hấp dẫn thuộc lĩnh vực mà bạn đang hướng tới, bạn có thể tham khảo các việc làm mới nhất được đăng tải tại nền tảng tuyển dụng TopCV. Nộp CV và thư xin việc trực tuyến ngay tại website và bạn sẽ được kết nối với nhà tuyển dụng trong thời gian sớm nhất.