Lời nói của hạt mầm thứ hai được trích dẫn Theo cách nào Vì sao

Đề Đọc hiểu Câu chuyện của hai hạt mầm số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Show

CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.

(TheoHạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)

Câu 1: (0.5 điểm)Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: (0.5 điểm)Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ nhất.

Câu 3: (1.0 điểm)Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm.

Câu 4: (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.

Lời giải :

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: tự sự.

Câu 2: Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ nhất là: nhấn mạnh và diễn tả những khát khao, ước mơ của hạt mầm thứ nhất.

Câu 3: Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm là:

- Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hương tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách.

- Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi.

Câu 4:Dàn ý hướng dẫn

I. Mở bài:

- Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng mình.

- Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích, khi thực hiện được ước mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng đúng như dân gian ta thường nói “Sống là phải có ước mơ”.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Ước mơ là gì?

  • Ước mơ chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

2. Bàn luận

- Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào

+ Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.

+ Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

- Phân tích được con đường đi tới ước mơ có dễ dàng không?

+ Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

+ Ước mơ là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp.

+ Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những trông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.

- Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào?

+ Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định.

+ Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

- Mở rộng vấn đề:

+ Trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ.

+ Các bạn không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, các bạn đó cứ sống và buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới, thật đáng buồn.

III. Kết bài

- Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình.

- Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Câu chuyện của hai hạt mầmCó hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.(Theo Hạt giống tâm hồn)

ĐỌC HIỂUĐọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Câu chuyện của hai hạt mầmCó hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.(Theo Hạt giống tâm hồn)Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong lời nói của hạt mầm thứ nhất.

Đề số 23 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.

(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu

Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ nhất.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm.

Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao

“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”.

(SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2017)

Bằng sự cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.

2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Điệp ngữ “tôi muốn” nhấn mạnh và diễn tả những khát khao, ước mơ của hạt mầm thứ nhất.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm:

- Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hương tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách.

- Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi.

4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Nêu vấn đề.

* Giải thích vấn đề

- Ước mơ là ước mong, khát vọng, là những gì tốt đẹp mà ta luôn hướng tới. Mỗi người sẽ có những ước mơ khác nhau.

- Con đường đạt được ước mơ chính là cách thức để ta biến ước mơ thành hiện thực.

* Phân tích, bàn luận vấn đề.

- Tại sao con người cần có ước mơ?

+ Ước mơ chính là động lực thúc đẩy ta hành động.

+ Người có ước mơ là người sống có lí tưởng riêng và nhất định sẽ thành công với những sự lựa chọn của mình.

- Con đường thực hiện ước mơ:

+ Không ngừng nâng cao năng lực của bản thân, trau dồi tri thức và kĩ năng.

+ Không chùn bước trước khó khăn, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại.

+ Con đường thực hiện ước mơ phải bắt đầu từ ngày hôm nay, từ những bước nhỏ nhất.

+ Điều quan trọng nhất trong quá trình đi đến ước mơ đôi khi không phải là đích đến mà là hành trình.

- Phê phán những kẻ bất chấp tất cả để đạt được ước muốn của mình.

- Liên hệ bản thân: Em có ước mơ gì? Em đã lựa chọn con đường nào để thực hiện những ước mơ đó?

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, chứng minh, tổng hợp

Cách giải

Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

A. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn nhận định.

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.

- Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.

Tác phẩm:

- Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.

- Tác phẩm được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.

- Nhận định: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”.

2. Phân tích, chứng minh

- Nhận xét đã khẳng định giá trị trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của bài Sang thu.

2.1. Giá trị nội dung

a. Khoảnh khắc giao mùa

* Tín hiệu mùa thu

- Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận qua khứu giác là hương ổi mộc mạc, bình dị. Hương ổi chủ động “phả vào trong gió se”.

+ Với từ “phả” tác giả đã đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường.

+ Vì thế gợi hình dung cụ thể về mùi ổi chín thơm nồng, ngọt mát, có sức lan tỏa.

- Mùa thu về còn hiện qua cả xúc giác “gió se”. Gió và hương ổi làm thức dậy cả không gian thôn vườn, ngõ xóm.

- Hình ảnh “sương qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động có hồn.

* Cảm xúc của nhà thơ

- Trong giờ phút giao mùa ấy lòng nhà thơ đắm say:

+ Đó là cảm giác bất ngờ khi bắt gặp tín hiệu thu về: “bỗng” diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui chợt đến, một thoáng xúc động, một cái giật mình khẽ đánh thức con người khỏi những bề bộn của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên.

+ Rồi đến cảm giác mơ hồ, mong manh, bối rối, tự hỏi lòng mình “hình như thu đã về”.

+ Từ “về” còn gợi ra cảm giác thân thiết, quen thuộc.

=> Phải gắn bó lắm với cuộc đời, phải có giác quan vô cùng nhạy cảm thì nhà thơ mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy về phút giao mùa.

b. Bức tranh mùa thu và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu

* Hai câu đầu:

- Hình ảnh dòng sông và cánh chim được vẽ với những nét tương phản:

+ Dòng sông trôi một cách hiền hòa, nhàn hạ. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy gợi hình “dềnh dàng” đã đặc tả hình ảnh dòng sông trôi chậm chạp, thong thả.

+ Đối lập lại là hình ảnh những cánh chim vội vã.

* Hai câu sau: tạo điểm nhấn cho bức tranh

- Hình ảnh đám mây xuất hiện cùng từ “vắt” đã gợi ra khung cảnh: một làn mây mỏng nhẹ, mềm mại, uyển chuyển như một dải lụa, một tấm khăn voan vắt ngang trên bầu trời.

- Nghệ thuật nhân hóa đã làm đám mây mang tâm trạng con người: nửa lưu luyến, bịn rịn mùa hạ, nửa háo hức nghiêng hẳn sang thu.

c. Những biến chuyển của thiên nhiên & suy ngẫm về đời người lúc chớm thu:

- Những biến chuyển của thiên nhiên được tái hiện tài tình:

+ Phép đối: “vẫn còn” – “vơi dần”, “nắng” – “mưa” gợi sự vận động trái chiều của hai hiện tượng thiên nhiên -> biểu hiện của sự giao mùa.

+ “Mưa”, “nắng”: Nắng vẫn còn nhưng không chói chang, gay gắt, cơn mưa rào đặc trưng của mùa hạ đã vơi dần -> dấu hiệu của mùa thu đậm nét hơn.

+ Những từ ngữ chỉ mức độ “vẫn còn” “vơi” “bớt” được sắp xếp giảm dần cho thấy mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu ngày càng rõ nét hơn.

- Suy ngẫm về đời người lúc chớm thu:

+ Tiếng sấm: Theo nghĩa thực, tiếng sấm là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu, tiếng sấm nhỏ dần, không đủ sức làm lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. Nghĩa ẩn dụ: chỉ những biến động thất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời, cho những gian nan, thử thách mà con người gặp phải trong cuộc đời.

+ “hàng cây đứng tuổi”: gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tĩnh và vững vàng hơn.

=> Con người khi đã trưởng thành sẽ hiểu biết hơn, bình tĩnh, ung dung hơn trước mọi đổi thay, biến động của cuộc đời.

2.2. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.

- Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.

- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.

- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa

hạ - thu

3. Đánh giá chung: Đất trời sang thu gợi biết bao cảm xúc, gợi bao suy ngẫm về đời người sang thu.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

  • Lời nói của hạt mầm thứ hai được trích dẫn Theo cách nào Vì sao

    Đề số 24 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 24 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Lời nói của hạt mầm thứ hai được trích dẫn Theo cách nào Vì sao

    Đề số 25 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 25 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Lời nói của hạt mầm thứ hai được trích dẫn Theo cách nào Vì sao

    Đề số 26 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 26 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Lời nói của hạt mầm thứ hai được trích dẫn Theo cách nào Vì sao

    Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Lời nói của hạt mầm thứ hai được trích dẫn Theo cách nào Vì sao

    Đề số 28 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 28 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Lời nói của hạt mầm thứ hai được trích dẫn Theo cách nào Vì sao

    Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Ngắn gọn nhất

    Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn. Câu 1: Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo của người nghệ sĩ.

  • Lời nói của hạt mầm thứ hai được trích dẫn Theo cách nào Vì sao

    Soạn bài Viếng lăng Bác - Ngắn gọn nhất

    Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Viếng lăng Bác - Viễn Phương. Câu 1: Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác.

  • Lời nói của hạt mầm thứ hai được trích dẫn Theo cách nào Vì sao

    Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (chi tiết)

    Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trang 61 SGK Văn 9 tập 2. Đọc đoạn văn (trang 64 SGK Ngữ văn 9 tập 2) rồi trả lời câu hỏi: Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì?

  • Lời nói của hạt mầm thứ hai được trích dẫn Theo cách nào Vì sao

    Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngắn gọn nhất

    Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Câu 1: Các đề bài nêu những vấn đề về tính cách, số phận của nhân vật trong tác phẩm để yêu cầu người đọc nhận xét, đánh giá.

I. ĐỌC HIỂU Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện của hai hạt mầmCó hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Theo Hạt giống tâm hồn)Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Xem lời giải