Máy biến the là gì

Nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của máy biến thế là như thế nào? Công thức máy biến thế là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Máy biến thế là thiết bị điện được sử dụng vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực mà máy biến thế còn xuất hiện trong chương trình vật lý lớp 9. Vậy nguyên tắc hoạt động, cấu tạo của máy biến thế là như thế nào? Công thức máy biến thế là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây một cách chính xác nhất!

Máy biến the là gì
Công thức máy biến thế là gì?

Máy biến thế là gì?

Máy biến thế chất lượng hay được biết đến với tên gọi là máy biến áp. Đây là thiết bị điện hoạt động theo nguyên tắc cảm ứng điện từ. Máy biến thế được tạo ra nhằm biến đổi dòng điện xoay chiều ở điện áp thứ nhất thành dòng điện xoay chiều tại điện áp thứ hai. Đặc điểm của máy biến áp là khiến cho tần số không thay đổi.

Hiểu đơn giản, máy biến áp là thiết bị chạy bằng điện, sử dụng cảm ứng điện từ để đưa/ truyền tín hiệu, thông tin, năng lượng xoay chiều với nguyên lý nhất định. Thực tế, nhiệm vụ chính của máy biến thế là truyền tải điện năng, phân phối năng lượng chứ chúng không có chức năng làm biến đổi năng lượng.

Cấu tạo của máy biến thế

Máy biến thế có cấu tạo gồm 3 phần chính là lõi thép, cuộn dây và vỏ máy. Việc hiểu rõ cấu tạo máy là điều vô cùng quan trọng, giúp việc bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng được thuận tiện hơn rất nhiều. Cấu tạo và các chức năng cơ bản của từng bộ phận trong máy biến thế gồm:

Máy biến the là gì
Máy biến thế có cấu tạo gồm 3 phần

Lõi thép

Lõi thép trong máy biến thế gồm có gông và trụ. Trong đó, trụ là phần được đặt vào dây quấn còn gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành một mạch từ kín. Lõi thép được chế tạo từ các lá sắt mỏng, ghép cách điện và có khả năng dẫn từ vô cùng hiệu quả. Lõi thép có nhiệm vụ chính là dẫn từ thông.

Cuộn dây hoặc dây quấn

Cuộn dây (dây quấn) thường được làm từ nhôm hoặc đồng, được bọc cách điện bên ngoài để nhận năng lượng vào và để truyền năng lượng ra dễ dàng hơn. Có tần suất sử dụng nhiều nên máy biến áp thường được quấn bằng dây đồng nhằm tăng tuổi thọ, tránh sự oxy hóa và giúp máy dẫn điện được tốt hơn. 

Cuộn dây sơ cấp trong máy có nhiệm vụ chính là nhận năng lượng, được nối vào giữa các mạch xoay chiều. Còn nhiệm vụ của cuộn dây thứ cấp là nhận truyền năng lượng ra được nối với tải tiêu thụ. Khi chế tạo, 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp phải có số vòng dây khác nhau. Tùy vào nhiệm vụ, chức năng mà số vòng dây N1 có thể lớn hơn N2 hoặc ngược lại.

Vỏ máy

Chất liệu làm nên vỏ máy biến thế là rất đa dạng, có thể là tôn mỏng, thép, gang hoặc nhựa, gỗ. Nhiệm vụ chính của vỏ máy là bảo vệ các phần từ ở bên trong. Vỏ máy gồm 2 thành phần chính là thùng và nắp thùng.

Tác dụng của máy biến thế

Nhiệm vụ chính của máy biến áp là dùng để thay đổi hiệu điện thế từ trạm cung cấp đến các trạm tiêu thụ nhỏ hơn. Hiệu điện thế qua các trạm tiêu thụ sẽ được giảm đến một mức nhất định để đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng điện tại  địa điểm nào đó mà không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Hiểu đơn giản, tác dụng chính của máy biến áp là thay đổi điện áp từ thấp lên cao và ngược lại.

Máy biến thế là thiết bị điện quan trọng trong hệ thống truyền tải điện, được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy và là tài sản giá trị nhất trong trạm biến áp. Chúng cần được xem trọng, bảo dưỡng và sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất.

Máy biến the là gì
Máy biến thế được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy

Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế

Máy biến áp hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Theo đó, khi đặt hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu dây quấn sơ cấp thì 2 đầu cuộn dây thứ cấp sẽ xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều. Hiệu điện thế tại hai đầu cuộn dây tỉ lệ với số vòng dây trong mỗi cuộn. 

Công thức máy biến thế được tổng kết như sau: U2/ U1 = N2/N1. Trong đó:

  • U1, N1 là hiệu điện thế, số vòng dây trong cuộn sơ cấp.
  • U2, N2 là hiệu điện thế, số vòng dây trong cuộn thứ cấp.

Gọi k=N2/N1  là hệ số của máy biến thế. Trong đó, nếu k > 1 thì máy biến thế được gọi là máy tăng áp còn nếu k < 1 thì máy biến thế được gọi là máy hạ áp. Ngoài ra, máy biến cũng được gọi là máy tăng áp khi U2 > U1  và máy biến thế được gọi là máy hạ áp nếu U2 < U1.

Bài viết trên là các thông tin chi tiết về cấu tạo, công dụng, nguyên tắc hoạt động và công thức máy biến thế. Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp những bạn nắm vững các kiến thức, công thức về máy biến thế. Nếu bạn cần cho mình một chiếc máy biến thế chất lượng giá tốt hãy đến với Ngôi Sao Việt, nơi đây chắc chắn sẽ mang lại cho bạn không ít sự lựa chọn tốt.

Máy biến thế để làm gì?

Máy biến thế là một thiết bị được được sử để làm thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều. Nhờ thiết bị này người dùng có thế đổi điện áp từ mức này sang các mức khác nhau. Có thể điện áp tăng hoặc hạ điện áp phù hợp với công suất tiêu thụ của toàn hệ thống điện.

Vật lý lớp 9 máy biến thế là gì?

Máy biến thế là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. Bộ phận chính của máy biến thế gồm: - Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau. Cuộn dây nối với mạng điện gọi cuộn sơ cấp, cuộn dây lấy hiệu điện thế ra sử dụng gọi cuộn thứ cấp.

Máy biến thế là máy như thế nào?

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp, một thiết bị điện từ loại tĩnh, hoạt động bằng điện và dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Mục đích của máy biến thế là chuyển đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành dòng điện xoay chiều ở điện áp khác.

Có các loại máy biến thế nào?

Có các loại máy biến áp như sau:.
Máy biến áp tăng áp và máy biến áp giảm áp: Thường được sử dụng để tăng và giảm điện áp trong lưới truyền tải và phân phối điện..
Máy biến áp 3 pha và máy biến áp 1 pha: Người ta thường sử dụng máy biến áp 3 pha nhiều hơn vì nó kinh tế hơn..