Me rừng mua ở đâu tây an, thiểm tây

Hổ chỉ phân bố ở châu Á, không có sự phân bố tự nhiên tại bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là đất nước có sự tồn tại của nhiều loài hổ nhất, gồm hổ Siberia, hổ Hoa Nam, hổ Đông Dương và hổ Bengal.

Hiện nay, số lượng hổ hoang dã trong tự nhiên tại Trung Quốc và cả thế giới đều rất ít. Trong đó, loài hổ Hoa Nam đã không tìm thấy những bằng chứng xác thực về sự tồn tại trong môi trường hoang dã; loài hổ Siberia có số lượng nhiều nhất ở Trung Quốc, số cá thể hoang dã qua số liệu theo dõi là hơn 60 con.

Sản phẩm thủ công đẹp mắt nhân năm con hổ.

Sản phẩm thủ công đẹp mắt nhân năm con hổ.

Theo Giáo sư Trương Minh Hải, Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc Trung Quốc, loài hổ từng có thời kỳ phát triển mạnh cả về số lượng và phạm vi phân bố ở Trung Quốc với hàng nghìn cá thể. Trong đó, hổ Siberia chủ yếu ở ba tỉnh đông bắc và một phần Nội Mông, hổ Hoa Nam thì có mặt tại các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến đến Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hà Nam; hổ Ấn Độ phân bố ở tỉnh Vân Nam, còn hổ Bengal thì ở một số khu vực của Tây Tạng.

Cũng theo giáo sư Trương Minh Hải, loài hổ xuất hiện ở Trung Quốc khoảng hai triệu năm về trước, ở khu vực trung lưu sông Hoàng Hà, sau đó dần dần mở rộng phạm vi phân bố ra các vùng miền khác của Trung Quốc.

Trong xã hội nông nghiệp cổ xưa ở Trung Quốc, hổ là một trong bốn loài thú có thể "trấn ác trừ tà", mang ý nghĩa như một vị thần bảo vệ cuộc sống của con người (bạch hổ cùng với thanh long, chu tước và huyền vũ).

Trong văn hóa Trung Quốc, văn hóa hổ là một trong những nền văn hóa thờ vật tổ (Totem) ra đời sớm nhất, bắt nguồn từ tín ngưỡng sùng bái thiên nhiên và vật tổ, là một trong những nội dung văn hóa của cư dân nguyên thủy và bộ phận quan trọng trong nền văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Đáng chú ý, trong quá trình diễn tiến văn hóa, tuy hổ không trở thành biểu tượng của các bậc đế vương, nhưng lại luôn được coi là hiện thân của quyền lực và sức mạnh, như dùng "hổ phù" để điều binh khiển tướng, dùng "hổ tướng" để chỉ vị tướng dũng mãnh, "hổ sư" để chỉ đội quân thiện chiến...

Còn trong quan niệm dân gian, hổ tượng trưng cho chính nghĩa, sự dũng mãnh và uy nghiêm, có thể xua đuổi tà ác và tai họa. Chính vì thế, trong truyền thuyết dân gian, hội họa và kịch truyền thống, cũng như các lĩnh vực văn hóa khác, hình tượng hổ xuất hiện ở khắp mọi nơi, như trong tranh Tết dân gian, nghệ thuật cắt giấy, điêu khắc, thêu truyền thống... được khắc họa như là một loài thú đem lại may mắn, có thể bảo vệ nhà cửa, tài sản, trừ tà…

Bày bán vật dụng trang trí hình hổ ở một chợ bán lẻ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Bày bán vật dụng trang trí hình hổ ở một chợ bán lẻ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Mở rộng ra đối với các cá thể trong xã hội, người Trung Quốc cho rằng, những người sinh năm hổ (năm Dần) sẽ có tính cách lạc quan, cởi mở, thẳng thắn, cương trực, có khả năng truyền cảm hứng cho người khác, sẽ trở thành "tâm điểm" nổi bật giữa mọi người.

Xuất phát từ sự tôn thờ đối với loài hổ, mà trong dân gian Trung Quốc, xuất hiện nhiều danh xưng gắn liền với hổ, như các địa danh: tháp Hổ Khâu ở thành phố Tô Châu, suối Hổ Bào ở thành phố Hàng Châu, ải Hổ Lao ở tỉnh Hà Nam, kênh Lão Hổ ở tỉnh Thiểm Tây, thung lũng Hổ Khiêu ở tỉnh Vân Nam...

Xưa kia, người Trung Quốc đón Tết không chỉ dán "môn thần" mà còn dán hình ảnh con hổ lên cổng nhà, bởi quan niệm dân gian cho rằng hổ có thể trừ tà, phù hợp với tâm lý cầu mong bình an và hạnh phúc vào đầu năm mới. Có nhiều nơi còn treo tranh hổ ở phòng khách và phòng ngủ với ý nghĩa "thần hổ trấn trạch", gửi gắm mong muốn chiến thắng tà ác, giữ gìn cuộc sống bình an.

Ở miền nam Trung Quốc, hổ còn gắn liền và trở thành biểu tượng của "phúc"; trong các loại tranh dân gian truyền thống để cầu tài lộc và may mắn, thường có một hoặc vài hình ảnh "mãnh hổ" rất sặc sỡ.

Nghệ nhân ở thành phố Tây An, Trung Quốc, vẽ tranh hổ.

Nghệ nhân ở thành phố Tây An, Trung Quốc, vẽ tranh hổ.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trung Quốc Cao Nguy, trong quan niệm của người dân Trung Quốc, hình tượng hổ rất là đặc biệt. Người ta không thấy nó hung dữ, đáng sợ, mà còn gắn cho nó những ý nghĩa tích cực như mạnh mẽ, dũng cảm, uy nghiêm, công bằng, chính nghĩa..., khiến hổ trở thành một biểu tượng thường gặp trong đời sống hằng ngày.

Ông Cao Nguy cho rằng, hổ được chọn là một trong 12 con giáp, trong khi cùng là động vật thuộc họ mèo như sư tử, báo hay các loài thú ăn thịt khác thì lại không, điều này gắn liền với hình tượng các loại vật này trong văn hóa con người. 12 con giáp thể hiện những ước vọng tốt đẹp của con người, hổ là chúa tể sơn lâm, tượng trưng cho sự dũng cảm và sức mạnh, có thể bảo vệ cho con người tránh được tai họa... 

Me rừng mua ở đâu tây an, thiểm tây
Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Du cam tử, Dư cam tử, Ngưu cam tử, Mận rừng; Tên khoa học: Phyllanthus emblica; Họ: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae)

Me rừng là cây thân nhỡ có chiều cao khoảng 5-8m. Lá nhỏ xếp khá sít nhau thành 2 dây có hình dạng giống với lá kép lông chim. Hoa cây me rừng nhỏ, có màu vàng, mọc thành từng tán ở nách lá. Quả hình cầu to, có khía mờ. Tháng 4,5 là mùa cây me rừng ra hoa.

Cây me rừng mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi của Ấn Ðộ, Malaixia. Hiện nay xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam. Người ta sẽ thu hái quả me rừng vào mùa thu đông, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc. Thu hái lá vào mùa hè thu còn phần rễ và vỏ thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học cây me rừng

Quả chứa vitamin C, acid phyllemblic, acid gallic, lipid và emblicol. Quả khô có chứa tanin và acid phyllemblic. Hạt chứa dầu cố định, phosphatid và tinh dầu. Vỏ cũng chứa tanin, leucodelphinidin. Lá cũng chứa tanin.

Cây me rừng có tác dụng gì?

Quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm, sinh tân chỉ khát. Ở Ấn Độ, người ta dùng quả me rừng để lợi tiểu, nhuận tràng, làm mát.

Lá me rừng có vị cay, tính bình, giúp lợi tiểu.

Rễ có vị đắng, tác dụng thu liễm, hạ huyết áp.

Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm.

Hoa giúp làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng.

Ở Thái Lan, người ta sử dụng cây me rừng để điều trị chứng thiếu vitamin C, ho có đờm, tiêu chảy, tiểu tiện ít, sốt cao,… Tăng khả năng hấp thu calci của cơ thể: Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong me rừng giúp tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể.

Tăng cường chức năng tiêu hóa: Cây me rừng có chứa rất nhiều chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, từ đó hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ, làm giảm tình trạng ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng.

Lợi ích đối với tim mạch: Hạn chế sự tích tụ cholesterol trong thành mạch bởi thành phần crom có trong me rừng; Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Crom trong me rừng giúp tăng cường quá trình chuyển hóa lipid và glucid; tăng liên kết giữa các cơ quan thụ cảm với insulin nên nồng độ insulin trong máu được điều tiết và giữ đường huyết ở mức ổn định.

Các bài thuốc ứng dụng từ cây me rừng

Chữa đái đường với cây me rừng: Nấu sôi 15-20g quả me rừng ướp muối. Sử dụng nước này để uống hàng ngày.

Chữa rắn cắn: Vỏ cây me rừng giã, thêm nước để uống và lấy bã đắp.

Chữa nước ăn chân: Giã quả lấy nước thoa lên vùng chân bị ngứa. Áp dụng liên tục cho tới khi khỏi hẳn.

Chữa cảm mạo phát sốt: Sử dụng quả me rừng 10 – 30g, mang đi sắc lấy nước uống trong ngày, chia làm nhiều lần cho tới khi hết sốt.

Chữa tăng huyết áp với cây me rừng: Sử dụng phần rễ cây me rừng 15 - 30g, sắc lấy nước uống trong ngày.

Lợi tiểu: Lấy 10 - 20g vỏ thân cây me rừng rồi mang đi sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc có thể áp dụng bài thuốc lấy 10 - 20g lá me rừng sắc lấy nước uống. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng râu ngô, mã đề sắc cùng nước uống nhiều lần trong ngày.

Quả me rừng ngâm đường tốt cho hệ tiêu hóa: Dùng 1kg quả tươi, 1,2kg đường và 1 thìa muối nhỏ. Quả mang đi rửa sạch, để ráo hoặc để ra ngoài trời nắng khoảng 1 tiếng. Sau đó đổ 1 lớp đường mỏng và chút muối vào, bỏ 1 lớp quả me rừng lên trên, cứ như thế cho tới khi hết. Đậy nắp bình lại, nhớ để 1 khe hở để tránh tạo bọt khí trong quá trình quả lên men.

Quả me rừng ngâm rượu tăng khả năng sinh lý: Dùng 1 kg quả tươi, 2 lít rượu, 1 bình thủy tinh. Quả me rửa sạch, để ráo rồi đổ vào bình ngâm cùng rượu trong 1 tháng là có thể sử dụng được.

Cây me rừng không chỉ là vị thuốc mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt với cơ thể. Do vậy ngoài sử dụng các bài thuốc từ cây me rừng, bạn có thể ăn quả hoặc ngâm quả với đường để uống hàng ngày vừa cải thiện tình trạng thiếu máu, vừa tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe./.