Miếng ăn là miếng tồi tàn là gì năm 2024

Nhiều người hay nói “miếng ăn là miếng tồi tàn”. Tuy nhận thức vậy nhưng chưa hẳn là chê miếng ăn, bởi “không ăn một miếng lộn gan trên đầu”.

Nhiều nghĩa bóng của miếng ăn dẫn đến sự rắc rối. Có khi miếng ăn là miếng thịt nhưng không phải miếng thịt mà là danh dự, vậy nên “miếng thịt giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Ra giữa làng được công nhận thứ bậc, càng cao càng trọng vọng, càng được nhận miếng thịt xứng với chỗ của mình. Và cũng do thế nên nảy ra cái nạn tranh giành chỗ đứng/ngồi trong cộng đồng.

Cộng đồng nào người đông tụ hội mà miếng ăn khó kiếm thì “quần ngư tranh thực”; nơi nào “ghế ít đít nhiều” thì càng sinh chuyện. Ngay thời hiện đại, chuyện chạy ghế - tức chạy chức, chạy quyền, cũng xảy ra khiến bung xung lắm điều tiếng xấu. Thôi thì bàn về cái mặt “tồi tàn” của miếng ăn kiểu này khó mà cùng tận.

Vậy, trở lại với nghĩa đen của miếng ăn thử xem, mới ngộ ra cái lẽ sinh tồn thật không thể thiếu thực phẩm để nuôi dưỡng con người. Người Việt nói chung và người Quảng nói riêng đều cần có miếng ăn hàng ngày để sống và đã sáng tạo nhiều miếng ăn ngon. Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam, Quảng Nam nhiều chất liệu để xây nên nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Thú vị là trong các miếng ăn của người Việt có nhiều chất dược liệu ủ ấp từ rau cỏ. Thử phân tích mấy món có tiếng của xứ Quảng thì rõ. Tô mì tập hợp nhiều thứ cay đắng ngọt bùi từ trái ớt, rau mùi, thân cây chuối chát, đến hột đậu phụng, và thơm lừng với dầu phụng khử nén, rau é, tía tô... Một tập hợp rất “dân chủ” có phần ngẫu hứng tùy theo loại nhưn mì, và cũng “hội nhập” rất mạnh mẽ để đi đến đâu có loại nhưn ở đó (với đủ loại tôm thịt cua cá gà heo bò...). Hay như món bê thui Cầu Mống gây ấn tượng với khách thập phương. Cách thui bê cỏ theo kiểu truyền thống rất thơm ngon đậm đà nhờ thịt ngấm dần vị ngọt của bã mía khi nướng chậm. Thức ăn kèm với thịt là cả một mâm dược liệu với sả, gừng, tỏi, ớt, trái chuối hột, các loại rau mùi... Có phải riêng người Quảng mới có những món độc đáo? Không, vùng nào cũng có. Huế có bún bò; Hà Nội, Bắc Bộ nổi tiếng cầy tơ bảy món và món phở; Sài Gòn, Nam Bộ có lẫu mắm... Nền ẩm thực Việt, nếu khéo chế biến đều có thể tạo ra thương hiệu mạnh, thấm đẫm bản sắc bản địa, rồi đưa đi khắp thế giới.

Cũng xin nói thêm một chút về cây dược liệu. Quả không ngoa khi nói người Việt sống trên đống thuốc. Từ rừng xuống bể, chung quanh vườn nhà ở đều có thể tìm ra cây thuốc làm thức ăn hoặc chữa bệnh. Nổi tiếng như cây sâm, trên thế giới chỉ mấy nước có được. Vậy mà ngay xứ Quảng, có cả sâm nam, sâm ba kích, đẳng sâm và lừng danh nhất là sâm Ngọc Linh. Các phiên chợ sâm Ngọc Linh mới mở ra gần đây, phiên nào cũng hút hết hàng, có phiên thu được hơn 3,5 tỷ đồng vì đông khách thập phương nghe tiếng đến mua tận gốc. Nếu biết làm thương hiệu gắn với sản xuất hàng hóa một cách bài bản, đa dạng hóa sản phẩm bằng công nghệ cao, sản xuất sạch và an toàn, thì từ cây sâm sẽ đưa ra vô vàn sản phẩm độc đáo có thể chu du khắp thế giới.

Trở lại với miếng ăn, xứ Quảng còn có một món thượng thặng cho hàng đế vương là yến sào Cù Lao Chàm. Không tồi tàn chút nào nếu được hưởng một tiệc yến (phải vậy không mà dù có nhiều món ngon sơn hào hải vị, vẫn lấy yến làm gốc để chỉ những bữa tiệc sang trọng như quốc yến?).

Chung quanh miếng ăn, món ăn uống, là cả chiều sâu văn hóa ẩm thực, đẫm bản sắc. Tài nguyên bản địa là thứ gắn bó rất sâu đậm cho một nền sản xuất và tiêu dùng, là hướng đi mà nhiều nước, nhiều vùng khai thác để làm giàu.

Phát triển tài nguyên bản địa và làm giàu, chỉ mỗi chuyện món ăn thức uống, đã cho thấy sự phong phú, đa dạng mà càng hội nhập càng cần sự độc đáo, khác biệt với bản sắc đặc trưng. Bà Vũ Kim Hạnh, một chuyên gia về tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, đã đưa ra “công thức” để khởi nghiệp làm giàu từ tài nguyên bản địa bằng các giải pháp cứng và mềm. Giải pháp cứng là phải đảm bảo an toàn, tuân thủ đúng tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, có sử dụng, bổ sung kỹ thuật mới, công nghệ mới. Còn giải pháp mềm là nghiên cứu, am hiểu thị trường, xem xét toàn chuỗi giá trị, định vị thương hiệu sản phẩm rõ, có quan tâm bao bì, mẫu mã, và dồn sức phát triển sản phẩm mới đi đôi phát triển thị trường. Việt Nam cần có sự nỗ lực lớn, chung, không chỉ của một công ty đơn lẻ nào và không dàn đều mà có thứ tự ưu tiên, có phương pháp đầu tư và quản trị. Nếu áp công thức này vào việc sản xuất, chế biến, kinh doanh, riêng cho món ăn, thức uống thôi, cũng đã tạo nên giá trị gia tăng rất lớn.

Thế vậy mà tôi vẫn luôn thích được ăn ngon, mặc đẹp. Lời dạy của bà ngoại ít khi được tôi để ý ngay cả khi còn nhỏ, ham ăn đến độ có lần ăn một lượt 4 tô mì Cầu Ngang (là một tiệm mì nổi tiếng nằm ngay Cầu Ngang cạnh chợ Thủ Đức gần Sài Gòn). Báo hại ăn xong về no quá không làm gì nổi, chỉ biết nằm thở và nghe bà mắng: miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan trên đầu. Ăn kiểu mày thì có nghèo mạt rệp, núi nó cũng lở chứ đừng nói đến chuyện có cái nhà để ở!

Cũng có thể vì vậy mà mãi cho tới bây giờ tôi vẫn chưa có một cái nhà ở riêng cho đúng nghĩa.

Thế vậy mà tôi vẫn chưa chừa được cái tật ham tìm đến những quán ăn ngon. Đặc biệt là trong khu Little Saigon ở Quận Cam nơi có gần nửa triệu người Việt sinh sống vì vậy hàng quán thì có quá nhiều nên nhiều lúc chẳng biết nên đi ăn ở đâu.

Mà thật ra tôi thấy đâu phải có một mình tôi là thích ăn ngon? Bạn bè, gia đình ai có dịp ghé thăm khu Little Saigon cũng đều hỏi tôi nên đến quán ăn nào để thưởng thức các món ăn Việt thuần túy. Nhất là những người từ phương xa.

Thôi vậy thì một công hai chuyện. Hôm nay tôi viết bài này cho các bạn biết những quán ăn, món ngon mà tôi thích ở Little Saigon. Và nếu có dịp ghé thăm bạn cũng nên vào thử cho biết. Đồng ý chứ?

Tôi nghĩ điều đầu tiên mà bạn cần biết là ở Little Saigon, những quán ăn ngon thường là những quán nổi tiếng nhờ vào một món ăn chính nào đó. Người ta vào đầu tiên là gọi món ăn đó, những món khác chỉ là món phụ. Vì vậy tôi đưa ra danh sách này từ 1 đến 10 không phải là để xếp hạng xem nhà hàng nào là number 1 mà chỉ để bạn dễ dàng trong việc tìm đến quán nào hợp nhất ngay vào thời điểm đó. Đâu phải lúc nào mình cũng không thích ăn cơm và chỉ thích ăn phở thôi, phải không bạn?

1. Phở Kimmy: Nhưng đã nhắc đến phở thì tôi nghĩ bạn nên tìm đến tiệm này nằm trên đường Bushard gần góc đường Bolsa chỉ cách 2 blocks từ khu thương xá Phước Lộc Thọ. Hầu như tiệm phở nào ở Little Saigon tôi cũng đã bước vào nhưng đây là tiệm mà tôi cho là có tô phở đậm đà nhất. Không phải đương nhiên mà ngày nào vào giờ ăn trưa cũng có người sắp hàng đợi bên ngoài để có bàn.

2. Bánh Mì Chợ Cũ: Quán nằm ngay góc đường Hazard và Magnolia. Chỉ là một quán nhỏ thôi nhưng là của gia đình nên hương vị cũng rất riêng biệt kể cả ổ bánh mì. Đôi khi tôi thấy thật ra chúng ta không cần ăn gì nhiều. Chỉ một ổ bánh mình thịt nóng (hoặc bánh mì bì với nước mắm) vừa ăn vừa lái xe là cũng đủ để thấy cuộc đời này còn đáng sống lắm.

3. Bánh cuốn Lý Thái Tổ trong tiệm phở Tàu Bay: Trước đây tôi thích vào tiệm bánh cuốn Tây Hồ nằm trên phố Bolsa (sát bên cạnh khu Phước Lộc Thọ hoặc gần góc đường Brookhurst) nhưng sau này tôi lại thích ăn ở tiệm này hơn cũng nằm trên đường Bolsa nhưng gần góc Harbor. Bánh cuốn mỏng, thơm và... thanh. Nó giống bánh cuốn kiểu miền Bắc hơn là của miền Nam đầy tất tần tật mọi thứ.

4. Mỹ Vị Mì Gia: Cả hai tiệm đều nằm trên đường Westminster nhưng ai cũng cho là tiệm original nằm gần góc đường Brookhurst cạnh tiệm chè Hiển Khánh ngon hơn. Chắc có lẽ vì nó trông không sạch và đẹp bằng tiệm kia mới mở! Vậy mà lúc nào cũng đông khách. Bạn phải vào đây và kêu đúng món Mì Khô Dầu Hào đặc biệt. Bảo đảm không ngon, không lấy tiền (cái này là tôi nói chứ không phải là tiệm nói a!).

5. Bún Bò Huế và Bánh Bèo Quán Hợp: Thật ra thì tiệm này nằm trên đường Brookhurst gần góc McFadden đối diện tiệm KFC còn nhiều món ngon lắm. Phở filet mignon để riêng, canh bún (món này thì thằng cu Phi nhà tôi một mình có thể ăn hết một tô) hay ngay cả bánh cam cũng rất ngon. Tuy giá cả có hơi cao hơn những tiệm khác một chút nhưng bù lại quán rất thanh lịch, sạch sẽ và quan trọng hơn hết là món ăn nào cũng trên trung bình. Nghe nói đâu quán này có cùng một chủ với quán Hỷ nằm trên đường Bolsa nên vị của nó cũng khá giống nhau. Tuy nhiên tôi vẫn thích Quán Hợp hơn.

6. Hủ Tiếu Khô Picasso: Đây là tiệm mà các anh chị em nghệ sĩ thường đến để ăn brunch (là ăn khoảng giữa cho breakfast lẫn lunch!) vì ngoài món hủ tiếu khô của ông bà chủ thích chơi arts, tiệm còn có các món ăn sáng như trứng, lạp xưởng, bánh mì pâté, bò kho, v.v... dĩ nhiên nếu đây là lần đầu tiên thì bạn nên order món hủ tiếu khô cho phải lẽ. Tiệm nằm trong khu của KFC đối diện quán Hợp.

7. Cơm Tấm Trần Quý Cáp: Quán này tuy nằm hơi xa khu Little Saigon, gần góc đường Harbor và Edinger nhưng bù lại giá cả rất phải chăng, đĩa cơm nào cũng to đùng và đúng vị cơm tấm. Kể cả thịt sườn, bì. Hay nước mắm. Có khá nhiều tiệm cơm tấm ở Little Saigon nhưng tôi thích tiệm này hơn hết.

8. Cá Nướng Favouri: Chắc chắn sẽ có người ở Little Saigon không đồng ý với sự lựa chọn này vì trong 10 năm vừa qua có rất nhiều quán cá nướng ra đời và mỗi người một khẩu vị. Nhưng tôi là người chung thủy, 10 năm về trước được cho ăn cá nướng Favouri thấy ngon quá nên cho đến bây giờ vẫn thấy nó ngon! Quán nằm trên đường Bolsa qua khỏi đường Harbor trở thành đường 1st, bên tay phải. Cá nướng rất giòn, béo, vừa đủ chín còn mắm nêm thì phải nói là tuyệt vời.

9. Bò 7 Món: Thành thật mà nói tôi thấy tiệm nào cũng ngon. Bò 7 món Ánh Hồng, tiệm nằm ngay góc đường Bushard & Bolsa mà tôi chẳng nhớ tên, hoặc tiệm ở bên hông chợ State Bros gần góc Brookhurst và Hazard. Tuần trước tôi và cô Kiều Chinh cùng một số anh chị em tỵ nạn được một bác sĩ đãi cho ăn ở một tiệm mới mở cũng rất ngon nằm trong khu chợ ngoài sau tiệm McDonald's gần góc đường Brookhurst và Westminster. Ở đây có món cháo bò rất tuyệt. Điều duy nhất mà tôi ngại khi bước vào những quán ăn này là ăn no bụng xong về nhà lúc nào tôi cũng phải tắm ít nhất 2 lần mới khử sạch được hoàn toàn cái mùi nướng. Và mắm.

10. Brodard Chateau: Có thể cho đây là một trong những quán ăn thanh lịch và “sang” nhất trong khu Little Saigon. Bất kể trưa hay tối lúc nào bạn cũng có thể thấy nhiều đầu vàng và đôi khi còn nhiều hơn đầu đen. Ở đây có món tủ là nem cuốn mà ai cũng phải kêu ăn một lần cho biết. Nhưng ngon là một chuyện. Quan trọng không kém là ở không gian và cách phục vụ, nhất là trong thời đại 4G này. Nếu bạn muốn mời một ai đó. Hay tiếp một trọng khách nào đó, tôi nghĩ tốt nhất là bạn nên đến Brodard Chateau nằm gần góc đường Trask và Magnolia. Bảo đảm bạn sẽ không hối hận hay hụt hẫng!

Thế đã nhé. Còn rất nhiều món tôi muốn giới thiệu với các bạn. Ở Little Saigon, ở Úc và ở ngay cả Manila, Philippines. Đã nói tôi là thằng thích ăn ngon mà. Nhưng để xem sự phản hồi của các độc giả thân thương tôi như thế nào. Sau đó tính tiếp.

Happy eating everyone.

* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tại sao lại nói Miếng ăn là miếng nhục?

Miếng ăn là miếng nhục là một câu thành ngữ Việt Nam, có ý nghĩa chấp nhận hi sinh phẩm giá con người để sinh tồn. Thành ngữ này có liên hệ với hành vi ứng xử bún mắng, cháo chửi, khi mà thực khách chấp nhận bị chửi (bị nhục) để có miếng ăn.

Miếng ăn là miếng tồi tàn tiếng Anh là gì?

Miếng Ăn Là Miếng Tồi Tàn - Bad Friend And Ice Cream Story

shorts - YouTube.