Mổ ruột thừa bao lâu ăn uống bình thường

Viêm ruột thừa là một trong những căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Do đó, mổ ruột thừa nên nghỉ bao lâu, chế độ chăm sóc sau mổ như thế nào để nhanh bình phục là băn khoăn của rất nhiều người.

Khi ruột thừa bị sưng viêm sẽ khiến vùng bụng của bạn bị đau dữ dội và vô cùng khó chịu. Trong trường hợp này, phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa là giải pháp xử lý nhanh chóng và đúng đắn nhất. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật xong người bệnh cần chăm sóc đúng cách để không bị biến chứng và mau chóng hồi phục sức khỏe.

Mặc dù việc phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Thế nhưng mổ ruột thừa nên nghỉ bao lâu để không ảnh hưởng đến sức khỏe là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Do vậy, để có câu trả lời, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Phẫu thuật mổ ruột thừa có nghĩa là loại bỏ đi một bộ phận ruột thừa trong cơ thể mà không ảnh hưởng gì tới quá trình tiêu hóa cũng như việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trong ruột thừa có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Tuy mang đến một số lợi ích cho tiêu hóa, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà phần ruột thừa này không còn hoạt động tốt và gây ra những cơn đau dữ dội cho người bệnh. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định mổ ruột thừa để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Mổ ruột thừa bao lâu ăn uống bình thường
Khi nào bệnh nhân được chỉ định mổ ruột thừa?

Khi ruột thừa bị viêm, nhiễm trùng, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như đau âm ỉ vùng bụng, hố chậu, đau quanh rốn…Bên cạnh những dấu hiệu đặc trưng trên, người bệnh còn xuất hiện thêm các biểu hiện đi kèm như sốt, buồn nôn, sốt, không muốn ăn…Nếu xuất hiện những dấu hiệu này bạn nên đến gặp Bác sỹ, và quả thực bị đau ruột thừa thì bạn nên thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Cũng bởi, nếu để tình trạng đau ruột thừa quá lâu, các ổ viêm sẽ vỡ ra, giải phóng các vi khuẩn và tấn công cơ thể. Trong một vài trường hợp xấu, viêm ruột thừa không xử lý kịp thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, bạn hoàn toàn có thể phẫu thuật cắt ruột thừa trước khi có dấu hiệu.

Mổ ruột thừa nên nghỉ bao lâu?

Như chúng ta đã biết, mổ ruột thừa là phẫu thuật được chỉ định đối với các trường hợp bị viêm ruột thừa cấp. Việc phẫu thuật cắt phần ruột thừa diễn ra không quá phức tạp, thế nhưng sau mổ người bệnh sức khỏe vẫn còn yếu, cộng với vết thương chưa phục hồi. Chính vì thế, trong thời gian này người bệnh sẽ vẫn cảm nhận được sự đau nhức và cần được nghỉ ngơi để vết thương mau lành, ruột ổn định các chức năng.

Sau khi mổ ruột thừa, thông thường bạn sẽ mất 3-5 ngày nằm viện tùy vào phương pháp mổ và thể trạng của từng người. Sau khi ra viện, bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị tại nhà. Trong thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà, bệnh nhân cần theo dõi thường xuyên, ăn uống đúng cách để vết thương nhanh phục hồi.

Mổ ruột thừa bao lâu ăn uống bình thường
Mổ ruột thừa nên nghỉ bao lâu?

Còn về vấn đề mổ ruột thừa nên nghỉ bao lâu thì tùy thuộc phương pháp phẫu thuật, gây mê cũng như chế độ chăm sóc sau mổ của người bệnh. Với những trường hợp mổ bằng phương pháp nội soi, cơ thể phục hồi nhanh, tính chất công việc nhẹ nhàng thì có thể quay trở lại với công việc sau 10 ngày.

Trong khi đó, nếu người bệnh mổ bằng phương pháp mổ mở truyền thống thì phải mất 2-3 tuần điều trị mới có thể làm việc trở lại. Nếu bệnh nhân có tính chất công việc phải lao động nặng  thì nên hạn chế và bắt đầu lại sau 6-8 tuần để đảm bảo không ảnh hưởng đến vết mổ. Bệnh nhân tuyệt đối không được cố sức và nên dừng lại ngay nếu có những dấu hiệu bất thường.

Như vậy có thể thấy rằng, việc mổ ruột thừa nên nghỉ bao lâu sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như: phương pháp mổ, gây mê, thể trạng của từng người, tính chất công việc cũng như chế độ chăm sóc sau mổ…Tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của Bác sỹ để phục hồi sức khỏe nhanh cũng như tránh những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.

Những lưu ý giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sau mổ ruột thừa

Muốn biết mổ ruột thừa nên nghỉ bao lâu có thể đi làm được thì trước hết bạn cần có chế độ chăm sóc sau mổ để nhanh phục hồi sức khỏe. Theo đó, các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra rằng, người mổ ruột thừa cần được chăm sóc một cách chu đáo từ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ cho đến việc điều trị.

Vệ sinh vết thương đúng cách

Người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định và lời khuyên của Bác sỹ trong suốt thời gian điều trị sau mổ ruột thừa tại nhà. Các công việc hàng ngày cần làm đó là vệ sinh và thay băng hàng ngày để vết thương luôn khô ráo, sạch sẽ. Đặc biệt, thuốc bôi và thuốc uống người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng, thời gian  để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn cho mình những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái tránh gây kích ứng da quanh vết mổ. Với những trường hợp sử dụng băng dính da bên ngoài vết mổ, bạn không nên lột ra quá sớm, nó sẽ tự bong.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Việc ăn uống sau phẫu thuật mổ ruột thừa vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như thời gian bình phục của bệnh nhân. Trong 3 ngày đầu, tốt nhất bệnh nhân nên ăn những món ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như súp, sữa, cháo… Sau 3 ngày đầu bệnh nhân có thể ăn cơm như bình thường nhưng nên chế biến món ăn sao cho dễ tiêu hóa, tránh táo bón.

Mổ ruột thừa bao lâu ăn uống bình thường
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Những món ăn bệnh nhân sau mổ ruột thừa nên ăn như cháo, súp, canh…Các thực phẩm giàu -caroten giúp phục hồi vết thương nhanh như cà rốt, bí đỏ, khoai lang,…Bên cạnh đó là chất xơ từ rau xanh, thực phẩm vitamin C, thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, khoai tây nghiền…Tuyệt đối không nên ăn rau muốn nếu bạn không muốn bị sẹo lồi.

Sinh hoạt nhẹ nhàng, điều độ

Trong cuộc sống thường ngày, bệnh nhân nên thiết lập cho mình một chế độ sinh hoạt và luyện tập một cách hợp lý. Tốt nhất trong 2 tuần đầu, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi hoàn toàn. Để làm được điều này, bệnh nhân nên ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng, đi bộ, ăn uống đúng giờ và luôn giữ cho mình một tinh thần vui tươi, thoải mái nhất.

Đặc biệt, bệnh nhân sau khi mổ ruột thừa không được lao động nặng, làm việc quá sức, không tự lái xe, không nâng các vật nặng hơn 2,5–4,5kg trong những tuần đầu… Không nên ăn những thực phẩm cay nóng và tuyệt đối không để tinh thần rơi vào tình trạng lo âu, stress.

Đi khám ngay nếu có bất thường

Nếu bệnh nhân mổ ruột thừa bằng phương pháp thường thì xuất viện sau 1 tuần, còn mổ nội soi thì chỉ mất 2-3 ngày. Sau khi xuất viện, nếu không có bất thường gì xảy ra thì bệnh nhân sẽ được Bác sỹ hướng dẫn cách chăm sóc ngay tại nhà.

Tuy nhiên, trong thời gian tự điều trị tại nhà nếu bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường như: Vết mổ bị đỏ và sưng, sốt trên 38°C, cảm thấy ớn lạnh, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài…thì ngay lập tức đến bệnh viện để Bác sỹ kiểm tra.

Như vậy, mổ ruột thừa nên nghỉ bao lâu còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần nghỉ ngơi và chăm sóc sau mổ ruột thừa một cách hợp lý để vết thương nhanh chóng phục hồi.

TÌM HIỂU THÊM:

Ruột thừa không giữ vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, sau khi phẫu thuật người bệnh không cần kiêng cữ quá nhiều thứ. Tuy nhiên, để vết mổ mau lành và ngăn ngừa nhiễm trùng bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý.

Mổ ruột thừa bao lâu ăn uống bình thường
Sau mổ ruột thừa ăn gì được và không nên ăn gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

Ăn uống giúp cung cấp chất dinh dưỡng và duy trì sự sống cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc ăn uống đúng cách giúp tăng khả năng làm lành và hồi phục vết thương sau khi phẫu thuật. Đồng thời, chúng còn giúp ngăn ngừa xuất hiện biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng,… Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và giúp vết mổ sớm lành sau khi mổ ruột thừa xong, bệnh nhân nên xây dựng cho bản thân kế hoạch ăn uống phù hợp.

Chế độ ăn sau mổ ruột thừa thường là những thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin. Vì vậy, người bệnh vừa mới phẫu thuật xong nên ăn những thực phẩm sau để tăng sức đề kháng và làm tăng khả năng hồi phục bệnh.

Mổ ruột thừa thường không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa . Vì vậy, ngày đầu sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân sẽ được truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Sau khi mổ 1 ngày, người bệnh có thể uống sữa và nước cháo. Sau đó, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân vừa mới mổ xong nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Chẳng hạn như khoai tây nghiền, sữa chua, chuối, khoai lang, bơ,…

Sau khi mổ ruột thừa bệnh nhân nên ăn những món ăn mềm như cháo, canh, súp hoặc cơm nhão. Mục đích của việc lựa chọn những món ăn này là vì chúng dễ nuốt, dễ tiêu hóa không gây ảnh hưởng đến đường ruột.

Sau khi phẫu thuật ruột thừa, người bệnh nên tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Thức ăn chứa chất xơ không chỉ giúp dễ tiêu, không gây ảnh hưởng đến vết mổ mà còn giúp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng táo bón. Bên cạnh đó, chúng còn giúp hạn chế xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể bổ sung chất xơ thông qua các loại rau xanh, trái cây, của quả như cà rốt, rau bina,… Ngoài ra, có thể cung cấp chất xơ cho cơ thể bằng cách sử dụng ngũ cốc nguyên cám từ các loại đậu, mè đen, gạo lức,…

Mổ ruột thừa bao lâu ăn uống bình thường
Người bệnh nên bổ sung chất đạm để tăng khả năng liên kết và tái tạo collagen giúp vết mổ mau lành.

Protein chính là thành phần giữ vai trò thiết yếu trong việc tái tạo các tế bào mới, giúp quá trình làm lành vết mổ và hồi phục bệnh diễn ra nhanh hơn. Bệnh nhân sau mổ ruột thừa có thể sử dụng một số loại thực phẩm giàu chất đạm sau đây:

  • Tôm
  • Cua
  • Cá: Cá thu, cá mòi, cá hồi,…
  • Thịt: Thịt bò, thịt gà,
  • Protein từ thực vật như đậu phụ

Thực phẩm giàu vitamin và kẽm thường có tác dụng hữu ích trong việc giúp vết mổ ruột thừa mau lành và không bị nhiễm trùng. Vitamin C và tiền chất của vitamin A là beta-caroten thường được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên bổ sung. Bởi chúng giúp nâng cao sức đề kháng và làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở vết mổ. Ngoài ra, những hoạt chất vitamin này còn giúp vết mổ làm lành nhanh chóng và rút ngắn thời gian điều trị.

Một số thực phẩm chứa vitamin C và beta-caroten như:

  • Bưởi
  • Chanh
  • Cam
  • Rau ngót
  • Dâu tây
  • Kiwi
  • Rau xanh
  • Cà rốt
  • Đu đủ
  • Bí đỏ
  • Gấc
  • Khoai lang

Chức năng của ruột thừa cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các chuyên, ruột thừa sau mổ thường không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giúp vết mổ nhanh lành, bệnh nhân nên kiêng ăn những thức ăn, nước uống dưới đây.

Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng sức khỏe, sau khi mổ ruột thừa bệnh nhân nên kiêng ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ. Nguyên nhân là do thức ăn nhiều dầu mỡ chứa lượng lớn acid béo no có giá trị dinh dưỡng kém làm tăng khả năng viêm.

Bên cạnh đó, chúng còn khiến vết thương lâu lành và suy giảm khả năng miễn dịch. Mặt khác, bổ sung thực phẩm giàu dầu mỡ có thể làm tăng tỷ lệ biến chứng, đặc biệt là gây nhiễm trùng vết mổ. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh và những món ăn chiên, xào.

Mổ ruột thừa bao lâu ăn uống bình thường
Sau mổ ruột thừa bệnh nhân nên kiêng ăn đồ ngọt.

Người bệnh sau khi phẫu thuật ruột thừa nên hạn chế ăn thực phẩm chứa đường. Nguyên nhân là do chất ngọt dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, ăn nhiều thức ăn chứa đường có thể gây kích thích đường ruột dẫn đến chứng tiêu chảy. Vì thế, bệnh nhân không nên ăn bánh kéo,, kem, mứt ngọt hoặc nước ngọt trong giai đoạn này.

Đối với bệnh nhân vừa mới mổ ruột thừa, việc ăn thức ăn cứng thường không có lợi. Bởi chúng gây khó khăn trong việc nhai và nuốt. Đồng thời còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu và tác động xấu đến vết mổ ruột thừa. Tốt nhất, sau khi phẫu thuật, người bệnh không nên ăn bánh mì, các loại hạt, trái cây sấy khô.

Ngoại trừ sữa chua lên men, người bệnh sau khi mổ ruột thừa không nên sử dụng bất kỳ các sản phẩm có liên quan đến sữa. Bởi sữa chứa lượng lớn chất béo có thể gây khó tiêu. Bên cạnh đó, việc hấp thu quá nhiều sữa sẽ tạo thành các mảng dày bám dính trên niêm mạc ruột, gây hình thành độc tố khiến vết mổ bị nhiễm trùng. Chưa kể đến, uống quá nhiều sữa có thể dẫn đến chứng táo bón. Vì vậy, bệnh nhân có thể uống sữa nhưng chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải.

Bệnh nhân sau mổ ruột thừa không nên sử dụng thức ăn và đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê,… Bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành vết mổ.

Ngoài những thực phẩm nên ăn và không nên ăn nêu trên, sau khi mổ ruột thừa bệnh nhân cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp chuyên viên y tế theo dõi tình trạng bệnh và có hướng xử lý phù hợp.