Mối quan hệ biện chứng giữa llsx và qhsx

* LLSX là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là trình độ trinh phục tự nhiên của con người, là mặt tự nhiên của PTSX. LLSX bao gồm: tư liệu sản xuất (TLSX) và lao động. TLSX gồm có đối tượng lao động và công cụ lao động.

* QHSX là mối quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất, là mặt xã hội của PTSX. QHSX bao gồm: Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuấ; quan hệ trong tổ chức, quản lý, phân phối lao động và quan hệ phân phối sản phẩm.

Lực lượng sản xuất bao gồm: Người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức…) và các tư liệu sản xuất (gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động) trong đó nhân tố người lao động giữ vai trò quyết định. Sở dĩ như vậy là vì suy đến cùng các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của người lao động. Trong tư liệu sản xuất, nhân tố công cụ lao động do con người sáng tạo ra phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, với sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất làm cho các tri thức khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển và chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm.

Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữa vaitrò quyết định.

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó.

Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể hiện ở chỗ:

– Lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuất phải thế ấy tức là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. – Khi lực lượng sản xuất biến đổi quan hệ sản xuất sớm muộn cũng phải biến đổi theo. – Lực lượng sản xuất quyết định cả ba mặt của quan hệ sản xuất tức là quyết định cả về chế độ sở hữu, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức phân phối sản phẩm.

Tuy nhiên, quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất luôn có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự tác động này diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng của lực lượng sản xuất.

– Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ tạo ra tác động tích cực, thúc đẩy và tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.

– Nếu không phù hợp sẽ tạo ra tác động tiêu cực, tức là kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống nhất với nhau trong một phương thức sản xuất, tạo nên sự ổn định tương đối, đảm bảo sự tương thích giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

Lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi, phát triển, tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải tái thiết lập quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển của lực

Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất. Nó là cơ sở để giải thích một cách khoa học vềnguồn gốc sâu xa của toàn bộ hiện tượng xã hội và sự biến động trong đời sống chính trị, văn hóa của xã hội.

Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình

- Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn. Ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Quan hệ sản xuất:

- Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của phương thức sản xuất có tính ổn định tương đối so với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất

2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

+ Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người: biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.

+ Tính chất của lực lượng sản xuất: khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá.

- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX và QHSX tác động trở lại LLSX.

+ Lực lượng sản xuất luôn luôn vận động phát triển, bắt đầu từ công cụ lao động, từ khoa học công nghệ; quan hệ sản xuất có tính ổn định tương đối. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có đòi hỏi phải thay đổi bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với một trình độ mới của lực lượng sản xuất.

+ Mối quan hệ thống nhất giữa LLSX và QHSX tuân theo nguyên tắc khách quan: QHSX phụ thuộc vào thực trạng phát triển của LLSX

- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất bao hàm khả năng chuyển háo thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn

+ Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có tác động thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất (lạc hậu hoặc vượt trước) sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

+ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại.

2. Việt Nam đã vận dụng quy luật này trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Trước 1986 VN chưa có sự phù hợp giữa QHSX với LLSX, QHSX tiên tiến giả tạo đi trước một bước so với LLSX...

- Sau 1986 VN tiến hành đổi mới, bước đầu xây dựng QHSX phù hợp với LLSX, thể hiện ở việc thực hiện nhiều thành phần kinh tế, duy trì nhiều kiểu QHSX tương ứng với nhiêu trình độ khác nhau của LLSX...