Mục đích của giáo dục việt nam là gì

MTGD là những bậc thang nối tiếp nhau để dẫn tới MĐGD. Nó là sự cụ thể hóa MĐGD ở các cấp độ khác nhau.

1.2 Cơ Sở để xây dựng mục đích giáo dục

a.dựa theo chiến lược phát triển xã hội,phát triển kinh tế,khoa học và công nghệ quốc gia

  1. dựa theo yêu cầu của đất nước ,của thời đại đối với nhân cách của thế hệ trẻ,theo nhu cầu phát triển nhân lực xã hội và đặc điểm của các loại nhân lực đó
  1. dựa theo xu hướng phát triển của nên giáo dục quốc gia và quốc tế,dựa vào trình độ và khả năng thực hiện của hệ thống giáo dục quốc dân
  1. tính toán đến những điều kiện kinh tế , văn hóa xã hội những kinh nghiệm và truyền thống giáo dục,khả năng của xã hội để thực hiện mục đích giáo dục

1.3 Mục đích giáo dục ở Việt Nam

1.3.1 Ở cấp độ xã hội

* Nâng cao dân trí

+ Khái niệm:

- Dân trí là sự thể hiện trình độ phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong một quốc gia.

- Trong GD, khi nói đến dân trí người ta chú ý nhiều đến trình độ phát triển GD, trình độ học vấn của người dân.

+ Nâng cao dân trí: Thể hiện ở việc Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống GDQD là để tạo điều kiện cho nhân dân được học tập nhằm xây dựng một XH học tập. GD có mục đích nâng cao dân trí đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân và hình thành nếp sống văn hóa cho cộng đồng XH.

+ Lý do phải nâng cao dân trí:

- Việc nâng cao dân trí giúp chúng ta tiếp cận được xu thế phát triển chung của thế giới, đủ sức tiếp thu các tri thức KH-CN cần thiết cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Trên thực tế, mặt bằng dân trí của Việt nam còn rất thấp.

- Trình độ dân trí được nâng cao là cơ sở để thực hiện các mục tiêu GD còn lại.

+ Một số biện pháp:

- GD luôn đổi mới theo hướng “nhân văn hóa, xã hội hóa, đa dạng hóa” với những phương thức thích hợp, từng bước hòa nhập và tiến kịp với trình độ trong khu vực và trên thế giới.

- Cần tiếp tục phổ cập GD ở các bậc học cao hơn.

* Đào tạo nhân lực

+ Khái niệm: Nhân lực là những người đang tham gia hoạt động trực tiếp trong các ngành, các lĩnh vực KT-XH của đất nước.

+ Lý do phải đào tạo nhân lực

- Chất lượng và hiệu quả lao động trong thời đại cách mạng KH-CN luôn phụ thuộc vào trình độ được đào tạo của nguồn nhân lực. Trong khi đó, nhân lực qua đào tạo của Việt nam còn rất ít.

- Đào tạo nhân lực là để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của các ngành kinh tế.

- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của thanh niên là “có việc làm, được làm việc”.

+ Một số biện pháp

- GD phải có phương thức đào tạo nhạy bén, đa dạng, linh hoạt. Hệ thống GDQD cần được điều chỉnh và hoàn thiện để ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu đào tạo nhân lực trong giai đoạn mới.

- Nâng cao chất lượng dạy nghề ở các trường, các trung tâm dạy nghề.

- Đào tạo nhân lực phải gắn với việc phân phối, sử dụng lao động nhằm đáp ứng hợp lý và hiệu quả yêu cầu của XH.

* Bồi dưỡng nhân tài

+ Khái niệm: Nhân tài là những người có năng lực trí tuệ đặc biệt, thể hiện ở khả năng trực giác, khả năng phát hiện và giải quyết một cách có hiệu quả các tình huống nảy sinh trong thực tiễn.

+ Lý do phải bồi dưỡng nhân tài

- Người tài là nguyên khí quốc gia

- Người tài tạo cầu nối giữa văn minh dân tộc với văn minh nhân loại.

- Người tài sẽ tạo ra những khâu đột phá trong lĩnh vực KT-KH-CN quốc gia.

+ Một số biện pháp

- Phải trang bị những điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo để thực hiện bồi dưỡng nhân tài.

- Có biện pháp kịp thòi phát hiện và bồi dưỡng nhân tài từ những bậc học thấp nhất.

- Phổ cập kiến thức và các PP sáng tạo trong quá trình dạy học để giúp người học rèn luyện trí thông minh, phát triển trí tuệ

- Thành lập các trung tâm đào tạo, phát triển tài năng.

1.3.2 Ở cấp độ nhà trường

mục đích giáo dục được cụ thể hóa bằng mục tiêu giáo dục cho một cấp học,một ngành học ,một loại hình đào tạo

mục tiêu giáo dục là hệ thống kiến thức,kỹ năng ,thái độ mà học sinh phải có được khi tốt nghiệp ra trường

mục đích của giáo dục phổ thông là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông vững chắc để giúp họ học tập ở bậc đại học hay là bước vào cuộc sống lao động

mục đích của giáo dục đại học là đào tạo sinh viên trở thành những người có trình độ khoa học cao ,những chuyên gia giỏi cho các lĩnh vực kinh tế,văn hóa khoa học và công nghệ của quốc gia từ đó làm phát triển nề kinh tế văn hóa xã hội khoa học của đất nước.

mục đích của các trường dạy nghề là đào tạo công nhân lành nghề cho các ngành sản xuất và dịch vụ tức là đào tạo nhân lực lao động kỹ thuật,đáp ứng yêu cầu của xã hội.

1.3.3 Ở cấp độ chuyên biệt

mục đích của giáo dục chuyên biệt thể hiện cự thẻ cho từng môn học ,từng bài dạy.

mục đích môn học là cung cấp khối lượng tri thức và kỹ năng cụ thể của một lĩnh vực khoa học

mục đích bài học xác định rõ ràng những kiến thức ,kỹ năng cụ thể học sinh sẽ nắm dduocj và thái độ hình thành sau bài dạy .

Mục đích của giáo dục là gì?

Về mục đích, giáo dục là sự định hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau; Về phương thức, giáo dục là cơ hội giúp mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc và là cơ sở đảm bảo cho sự kế thừa, tiếp nối và phát triển những thành quả văn hoá của xã hội loài nguời.

Mục đích giáo dục Việt Nam hiện nay được quy định ở đâu?

Điều 36 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992: "Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.

Lợi ích của giáo dục là gì?

Giáo dục giúp lưu giữ, truyền đạt tri thức, kỹ năng từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Chính vì thế, vai trò của giáo dục đối với con người là vô cùng to lớn, không thể thay thế trong xã hội hiện đại.

Mục tiêu giáo dục toàn diện là gì?

Tóm tắt: Giáo dục toàn diện là hoạt động giáo dục tổng thể, được tổ chức có kế hoạch, có mục đích nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, cần kết hợp chặt chẽ năm mặt giáo dục về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và lao động.