Mức lương thử việc bằng bao nhiêu lương chính thức năm 2024

Mỗi doanh nghiệp, đơn vị khác nhau sẽ có quy định về mức lương thử việc khác nhau nhưng đều phải tuân thủ Pháp luật. Dưới đây là 3 điểm về lương thử việc người lao động cần nắm rõ để không bị thiệt thòi.

Mức lương thử việc bằng bao nhiêu lương chính thức năm 2024

Quy định về tiền lương thử việc đối với người lao động

1. Quy định về mức tiền lương thử việc

Trên thực tế rất nhiều người lao động không để ý và chấp nhận mức lương thử việc là 80% mức lương chính thức của công việc đó. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 26, Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

“Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Theo quy định này, từ khi Bộ luật Lao động chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì mức lương thử việc tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động thử việc là 85% mức lương chính thức của công việc đó.

Như vậy, lương thử việc tối thiểu không phải là 80% mà là 85% mức lương của công việc đó. Trường hợp người sử dụng lao động trả dưới mức lương thử việc được quy định này người lao động hoàn toàn có cơ sở đề xuất mức lương thử việc cao hơn.

2. Trả lương thử việc thấp hơn mức quy định có thể bị phạt

Mức lương thử việc không giới hạn mức tối đa nhưng giới hạn mức tối thiểu. Nếu trả lương thử việc thấp hơn mức quy định người sử dụng lao động có thể bị phạt.

Theo Khoản 2, Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thử việc đối với cá nhân cụ thể như sau:

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  1. Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
  1. Thử việc quá thời gian quy định;
  1. Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
  1. Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt với cùng lỗi vi phạm về thử việc (quy định tại Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP nêu trên) đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, nếu trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên tới 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt lên tới 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Mức lương thử việc bằng bao nhiêu lương chính thức năm 2024

Doanh nghiệp vi phạm quy định trả lương thử việc cho lao động

3. Trả đủ khoản lương thử việc đã vi phạm cho người lao động

Trong trường hợp người sử dụng lao động trả lương thử việc cho người lao động dưới mức 85% mức lương của công việc đó sẽ phải trả đủ khoản lương thử việc đã vi phạm (trả thiếu) cho người lao động theo quy định về biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 3, Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

“3. Biện pháp khắc phục hậu quả

  1. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
  1. Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này."

Ví dụ: Mức lương của công việc đó là 10.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên công ty chỉ trả cho người lao động mức lương thử việc là 80% so với mức lương thực tế trong vòng 2 tháng.

Như vậy, mức lương thử việc còn thiếu (tối thiểu) 1 tháng là: 85% - 80% = 5%. Quy thành tiền là: 5% x 10.000.000 = 500.000 đồng/tháng.

Do thử việc trong 2 tháng nên khoản lương công ty phải trả thêm cho người lao động là: 2 x 500.000 = 1. 000.000 đồng

Lương thử việc do người sử dụng lao động và người lao động tự do thỏa thuận dựa trên nền tảng các quy định của pháp luật. Khi giao kết hợp đồng thử việc người lao động động lưu ý có thể đàm phán để mức lương thử việc cao hơn mức tối thiểu là 85%. Người lao động không nên thỏa thuận nếu lương thử việc quá thấp để không bị thiệt thòi.

Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về lương thử việc người lao động trong giai đoạn này cần chú ý. Mong rằng có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Lương thử việc trả bao nhiêu phần trăm?

Điều 28 của Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 quy định rõ về mức lương doanh nghiệp cần trả cho nhân sự trong thời gian thử việc. Luật nêu rõ tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc sẽ do Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.

Lương thử việc 85 lương chính thức tính như thế nào?

Ví dụ về cách tính lương thử việc 85% Bạn và công ty thống nhất lương chính thức sẽ là 10.000.000/tháng và lương thử việc sẽ bằng 85% lương chính thức. Như vậy ta có thể suy ra lương thử việc 85% lương chính thức: 10.000.000 x 85% = 8.500.000 đồng. Lương tháng thử việc mà bạn được nhận là 8,5 triệu đồng/tháng.

Thử việc tối đa bao nhiêu tháng?

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Mức lương chính thức là gì?

– Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP, là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường. – Lương thử việc: 85% mức lương của công việc (mức này quy định tùy doanh nghiệp).