Năm 2009 nước ta có số dân là bao nhiêu năm 2024

Tính đến 0 giờ ngày 1-4-2009, dân số nước ta là 85.846.997 người, với 3 đơn vị cấp tỉnh, thành phố có quy mô dân số hơn 3 triệu dân, gồm TP Hồ Chí Minh (7,163 triệu người), Hà Nội (6,452 triệu người) và Thanh Hóa (3,401 triệu người). Cả nước có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm 85,7%, còn lại là các dân tộc khác như Tày, Dao, Nùng, Ê Đê, Thái… Thời gian qua, mức gia tăng dân số có chiều hướng giảm, tỷ suất tăng dân số bình quân giảm từ 1,7% thời kỳ 1989-1999 xuống 1,2% trong thời kỳ 1999-2009. Cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi tích cực do tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5% vào năm 2009. Ngược lại, tỷ lệ dân số nhóm tuổi 15-64 (là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động) tăng từ 61,1% lên 69,1% trong thời gian tương ứng. Đây là thời kỳ "cơ cấu dân số Vàng", được các chuyên gia quốc tế đánh giá là điều kiện thuận lợi để phát huy tác dụng trong chiến lược phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 110,5 bé trai/100 bé gái. Con số trên chưa phải là tình trạng đáng báo động, song cũng cần lưu ý, có những biện pháp quản lý, tuyên truyền và điều chỉnh kịp thời để giữ được sự cân bằng giới tính trong giai đoạn tiếp theo.

Trong những hộ gia đình có nhà ở, 46,3% có nhà ở kiên cố, 37,9% số hộ có nhà bán kiên cố, còn lại là các hộ ở nhà đơn giản. Về hình thức sở hữu nhà, 92,8% số hộ có nhà riêng, nhà thuê hoặc mượn của tư nhân chiếm 6,5%. Diện tích nhà ở tính bình quân đạt 16,7m2/người. Hiện hơn 86% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, 54% số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, 96% số hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng…

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhận định, tổng điều tra đã diễn ra đúng kế hoạch và thành công. Các số liệu chi tiết sẽ là đầu vào tham chiếu, rất có giá trị giúp Chính phủ, các địa phương, ngành… nghiên cứu, vận dụng trong việc hoạch định, điều chỉnh và thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, an sinh xã hội nói chung; từng lĩnh vực, như văn hóa, giáo dục, y tế, phát triển con người nói riêng…

(SGGP). – Ngày 31-12, Tổng cục Thống kê đã chính thức công bố kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 1-4-2009. Theo đó, đến thời điểm 0 giờ ngày 1-4-2009, dân số Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,5 triệu người so với 10 năm trước đây. Tỷ lệ sinh của Việt Nam vẫn tiếp tục ở dưới mức sinh thay thế, đất nước đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” và nhóm dân số già đang tiếp tục tăng.

(SGGP). – Ngày 31-12, Tổng cục Thống kê đã chính thức công bố kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 1-4-2009. Theo đó, đến thời điểm 0 giờ ngày 1-4-2009, dân số Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,5 triệu người so với 10 năm trước đây. Tỷ lệ sinh của Việt Nam vẫn tiếp tục ở dưới mức sinh thay thế, đất nước đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” và nhóm dân số già đang tiếp tục tăng.

Theo Tổng cục Thống kê, mức sinh của Việt Nam đã giảm trong 10 năm qua. Tổng tỷ suất sinh duy trì dưới mức sinh thay thế, đạt 2,03 con trên một phụ nữ. “Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về mức sinh giữa các vùng, miền. Khu vực thành thị là 1,80 con trên một phụ nữ, khu vực nông thôn là 2,15 (thấp nhất là khu vực Đông Nam bộ: 1,69; cao nhất là khu vực Tây Nguyên: 2,65). Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam tương đối cao, đạt 111 bé trai trên 100 bé gái.

Tính đến 0 giờ ngày 1-4-2009, cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số (thành thị có 11,9 triệu người, nông thôn có 31,9 triệu người), lao động nữ chiếm 46,6% tổng lực lượng lao động.

Nước ta cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số. Sau 10 năm, chỉ số già hóa đã tăng từ 24,5% (năm 1999) lên 35,9% (năm 2009). Chỉ số già hóa của Việt Nam hiện nay cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%). Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng 3,7 tuổi lên 72,8 tuổi (nam đạt 70,2 tuổi, nữ 75,6 tuổi).

Như vậy, trong thời kỳ dân số vàng này, Việt Nam cũng cần có những chính sách phù hợp với sự già hóa dân số để đảm bảo an sinh xã hội cho người già, vì nhóm dân số già dễ bị tổn thương trước những khó khăn trong cuộc sống.

Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có 43% dân số của cả nước sinh sống. Ngược lại miền trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên chỉ chiếm gần 19% dân số của cả nước.

Sau 10 năm, dân số của vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên tăng, còn lại 4 vùng khác đều giảm, cho thấy Đông Nam bộ và Tây Nguyên có tốc độ nhập cư cao. Sự phát triển kinh tế của các khu đô thị, các khu công nghiệp, chế xuất làm tăng mức nhập cư.

Số lượng và tỷ lệ học sinh đi học các cấp ngày càng tăng. Đến nay chỉ còn 4 triệu người chưa đi học, chiếm 5% dân số từ 5 tuổi trở lên mà tập trung chủ yếu ở các độ tuổi già. Sự khác biệt về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng ngày càng được thu hẹp.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, đời sống của người dân Việt Nam đã có sự cải thiện. Hiện nay, trong 10.000 hộ gia đình Việt Nam thì chỉ 5 hộ không có nhà (hoặc có nhà nhưng không có đủ điều kiện tối thiểu), tỷ trọng nhà riêng của hộ chiếm 93%.

Việt Nam ta có bao nhiêu người?

Tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 cả nước có 26.870.079 hộ dân cư, tăng 4,4 triệu hộ so với thời điểm 0 giờ ngày 01/4/ 2009. Tỷ lệ tăng số hộ bình quân năm là 1,8%/năm trong giai đoạn 2009 – 2019, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với giai đoạn 1999 – 2009.