Nato là tên viết tắt của tổ chức nào năm 2024

Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu. Việc thành lập NATO lại dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.

Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc Chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (không rút khỏi NATO) năm 1966. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của Tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.

Liên minh quân sự NATO hay chính là tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Từ khi thành lập cho đến nay, NATO đã kết nạp thêm rất nhiều thành viên thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Vậy NATO là gì? NATO gồm những nước nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về tổ chức này qua bài viết dưới đây của Định cư Atlantis nhé.

NATO là gì?

Chắc hẳn câu hỏi NATO là gì đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều người. Thực tế, NATO chính là từ viết tắt của North Atlantic Treaty Organization hay có tên gọi theo tiếng Việt chính là tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Trụ sở của tổ chức NATO đặt tại Brussels, Bỉ. Trong đó đứng đầu bộ tư lệnh châu âu là tư lệnh tối cao (tướng Mỹ). Vào ngày mùng 4 tháng 4 năm 1949, liên minh quân sự dựa trên hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được ký kết giữa Mỹ và một số nước châu Âu khác. Chính vì vậy, NATO từ lâu đã được coi là một khối quân sự chính trị có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới liên kết nhiều nước như Hoa Kỳ, Canada và các nước châu Âu.

Vậy tổ chức NATO thành lập nhằm mục đích gì? Mục đích thành lập của NATO chính là ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc bấy giờ, tránh cho nó ảnh hưởng đến các nước châu âu. Tuy nhiên, việc NATO thành lập đã diễn ra trường hợp các nước cộng sản lại thành lập một khối Warszawa để làm đối trọng. Chính sự chạy đua vũ trang của 2 khối quân sự đối nghịch nhau này là nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.

Nato là tên viết tắt của tổ chức nào năm 2024

Các nước thuộc khối liên minh quân sự NATO

NATO gồm những nước nào?

Tính đến ngày 6/7/2022, khối liên minh quân sự NATO bao gồm 30 nước thành viên. Sau đây là danh sách 30 nước thành viên và thông tin về năm gia nhập NATO của các nước chi tiết nhất mà chúng tôi tổng hợp được:

  • Bỉ (Tham gia năm 1949)
  • Canada (Tham gia năm 1949)
  • Đan Mạch (Tham gia năm 1949)
  • Pháp (Tham gia năm 1949)
  • Iceland (Tham gia năm 1949)
  • Ý (Tham gia năm 1949)
  • Luxembourg (Tham gia năm 1949)
  • Hà Lan (Tham gia năm 1949)
  • Na Uy (Tham gia năm 1949)
  • Bồ Đào Nha (Tham gia năm 1949)
  • Vương quốc Anh (Tham gia năm 1949)
  • Hoa Kỳ (Tham gia năm 1949)
  • Hy Lạp (Tham gia năm 1952)
  • Thổ Nhĩ Kỳ (Tham gia năm 1952)
  • Đức (Tham gia năm 1955)
  • Tây Ban Nha (Tham gia năm 1982)
  • Cộng hòa Séc (Tham gia năm 1999)
  • Hungary (Tham gia năm 1999)
  • Ba Lan (Tham gia năm 1999)
  • Bulgaria (Tham gia năm 2004)
  • Estonia (Tham gia năm 2004)
  • LATVIA (Tham gia năm 2004)
  • Lithuania (Tham gia năm 2004)
  • Romania (Tham gia năm 2004)
  • Slovakia (Tham gia năm 2004)
  • Slovenia (Tham gia năm 2004)
  • Albania (Tham gia năm 2009)
  • Croatia (Tham gia năm 2009)
  • Montenegro (Tham gia năm 2017)
  • Bắc Macedonia (Tham gia năm 2020)

Nato là tên viết tắt của tổ chức nào năm 2024

Biểu tượng của NATO

Lịch sử thành lập khối liên minh quân sự NATO

Ngày 17 tháng ba năm 1948, hiệp ước Brussels đã được ký kết nhằm bảo vệ giữa các nước Tây Âu để chống lại mối đe dọa ngày càng nguy hiểm từ Liên Xô. Trong cuộc chiến tranh lạnh, nó được ký kết bởi Bỉ, Pháp, Vương quốc Anh, Hà Lan và Luxembourg. Từ đó đến nay, đây được gọi là tiền thân hình thành nên Khối liên minh quân sự NATO.

Sau vụ phong tỏa Berlin năm 1948, mối đe dọa từ Liên Xô trở nên vô cùng đáng lo ngại đối với các quốc gia Tây Âu. Chính vì vậy, họ đã thành lập một tổ chức quốc phòng đa quốc gia có tên là Tổ chức Quốc phòng liên hiệp phương Tây vào tháng 9 năm 1948. Tuy nhiên, lực lượng vũ trang của Liên Xô lúc bấy giờ quá mạnh, chênh lệch hơn hẳn so với các nước thành viên của tổ chức này khi đó. Hơn nữa, một cuộc đảo chính của những người cộng sản đã diễn ra thành công tại Tiệp Khắc lúc bấy giờ.

Ngoại trưởng Anh Ernest Bevin cho rằng để ngăn chặn các quốc gia khác có thể rơi vào tình trạng khó khăn như Tiệp Khắc thì việc thành lập cũng như phát triển một chiến lược quân sự giữa các nước phương Tây là vô cùng cần thiết.

Năm 1948, tại Lầu Năm Góc, dưới sự chủ trì của bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ George C. Marshall, cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo châu Âu và các quan chức quốc phòng quân sự Mỹ đã diễn ra. Cuộc gặp gỡ này diễn ra nhằm đàm phán về một liên minh quân sự mới giữa các nước phương Tây và Bắc Mỹ. Ngày 4 tháng 4 năm 1949 chính là dấu mốc thành lập của NATO sau khi hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký bởi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tại Washington. Từ ngày thành lập đầu tiên, Liên minh quân sự NATO bao gồm 5 quốc gia thành viên thuộc hiệp ước Brussels cùng với Hoa Kỳ, Canada, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch, Ý và Iceland.

Các thành viên tham gia trong khối liên minh quân sự đã cam kết rằng, bất cứ cuộc tấn công nào chống lại một hay một số các thành viên trong NATO sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại cả khối NATO. Do vậy, nếu cuộc tấn công vũ trang này xảy ra, trách nhiệm giúp đỡ các thành viên bị tấn công thuộc về các nước thành viên còn lại, trong đó bao gồm cả việc khôi phục, duy trì an ninh khu vực cũng như sử dụng vũ trang.

Nhờ việc thành lập khối liên minh quân sự NATO, sự ổn định chính trị đã dần dần khôi phục lại nền kinh tế Tây Âu. Vào những năm tiếp theo, NATO liên tục kết nạp thêm nhiều thành viên mới.

Đặc điểm của NATO

Một liên minh về chính trị và quân sự

Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO thành lập nhằm mục đích đảm bảo quyền tự do cũng như an ninh của tất cả các quốc gia thành viên. Để có thể thực hiện mục đích này, họ cần phải thông qua chính sách về chính trị và quân sự:

  • Chính trị: Các thành viên trong tổ chức NATO có thể tham vấn và hợp tác các vấn đề liên quan đến quốc phòng của an ninh, từ đó có thể giải quyết các vấn đề xây dựng lòng tin giữa các nước thành viên với nhau về lâu dài, ngăn ngừa xung đột xảy ra để thúc đẩy các giá trị dân chủ.
  • Quân sự: Khối liên minh quân sự NATO cam kết phải sử dụng giải pháp hòa bình để giải quyết toàn bộ các tranh chấp xảy ra. Nếu nỗ lực bằng ngoại giao thất bại, khi đó, các biện pháp quân sự mới được tiến hành. Cụ thể, điều này nằm trong điều 5 của hiệp ước Washington, điều khoản phòng thủ tập thể của hiệp ước thành lập NATO hoặc theo ủy quyền của Liên hợp quốc.

Nato là tên viết tắt của tổ chức nào năm 2024

Liên minh chính trị và quân sự NATO

Phòng thủ tập thể

Nguyên tắc phòng thủ tập thể được chỉ rõ trong điều 5 của hiệp ước Washington. Nguyên tắc này đã chỉ rõ rằng một cuộc tấn công chống lại một hoặc một số các thành viên của liên minh sẽ được cho là một cuộc tấn công chống ngại cả khối quân sự NATO. Từ khi nguyên tắc này được đề ra cho đến nay, nó được áp dụng một lần trong trường hợp khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Hoa Kỳ.

Liên kết xuyên Đại Tây Dương

Liên minh NATO liên kết các quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ với nhau. Nhờ khối liên kết này, các quốc gia thành viên có thể tiến hành các hoạt động quản lý khủng hoảng quốc gia cùng nhau cũng như tham vấn và hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quốc phòng an ninh.

Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích và đầy đủ nhất về NATO - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Hãy theo dõi trang web của chúng tôi để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất nhé.