Ngành truyền thông đại học Cần Thơ

Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

*Kiến thức

Khối kiến thức giáo dục đại cương

-Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

-Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh/tiếng Pháp tương đương trình độ A Quốc gia.

-Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác.

Khối kiến thức cơ sở ngành

-Có kiến thức về nguyên lý hoạt động của các hệ thống máy tính, hệ điều hành, hệ thống mạng máy tính.

-Có kiến thức về tin học, cấu trúc dữ liệu và thuật toán, quy trình phát triển phần mềm, cơ sở dữ liệu làm cơ sở để mô hình hóa, thiết kế và cài đặt các giải pháp một cách chính xác theo yêu cầu của người dùng.

-Hiểu biết về nền tảng của công nghệ thông tin và các lĩnh vực của CNTT; có kiến thức liên ngành về hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

-Có kiến thức về các kỹ thuật lập trình: cấu trúc, hướng đối tượng.

Khối kiến thức chuyên ngành

-Có khả năng xác định và phân tích các nhu cầu người dùng, và sử dụng chúng trong việc chọn lựa, tạo lập, đánh giá và quản trị hệ thống mạng máy tính.

-Có kiến thức về phân tích, thiết kế, cài đặt và triển khai các ứng dụng mạng, ứng dụng phân tán và ứng dụng hiệu năng cao.

-Có kiến thức về các nguyên lý an ninh và bảo toàn thông tin, an toàn mạng để xây dựng các giải pháp bảo mật.

* Kỹ năng

Kỹ năng cứng

-Sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ hiện đại trong việc phân tích, thiết kế, cài đặt, kiểm thử, quản trị và bảo trì các hệ thống mạng và ứng dụng mạng.

-Kỹ năng lập trình theo những hướng phát triển ứng dụng khác nhau.

Kỹ năng mềm

-Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

-Có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, biết tổ chức, phân công điều phối công việc giữa các thành viên.

-Có khả năng thuyết trình, đàm phán và giao tiếp hiệu quả với các đồng nghiệp, đối tác và các nhóm đa lĩnh vực.

-Kỹ năng viết báo cáo, thiết lập và bảo vệ dự án.

* Thái độ

-Thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình, niềm đam mê, sự thích nghi đối với sự thay đổi, sự sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập, sự sẵn sàng làm việc với người khác, biết xem xét và chấp nhận các quan điểm khác.

-Thể hiện đúng đạo đức nghề nghiệp của ngành nghề, nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng của các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức.

-Luôn xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp và ứng xử hàng ngày.

-Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành để có thái độ ứng xử cũng như xử lý những thay đổi, cập nhật mới một cách phù hợp, hiệu quả.

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.

Thông tin chung

- Tên ngành: Xã hội học

- Mã ngành tuyển sinh: 7310301

-Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển bằng điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2).

+ Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT (Phương thức 3).

- Tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý-Tiếng Anh (A01); Văn-Sử-Địa (C00); Văn-Sử-Giáo dục công dân (C19); Toán-Văn-Tiếng Anh (D01).

- Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp và bảng điểm: Xã hội học.

Giới thiệu

- Ngành Xã hội học nghiên cứu và giải mã các vấn đề gây bất ổn xã hội như đói nghèo, bất bình đẳng, bạo lực, tội phạm, mại dâm… Nghiên cứu xã hội học nhằm giải thích qui luật hình thành, vận động và phát triển xã hội, góp phần quản lý xã hội hiệu quả hơn.

- Chương trình đào tạo ngành Xã hội học bao gồm khối kiến thức lí thuyết và thực hành. Tốt nghiệp ngành Xã hội học, sinh viên có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, áp dụng phương pháp luận nghiên cứu xã hội học vào việc nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội rộng lớn, giải thích được qui luật phát triển xã hội, chỉ ra những yếu tố tác động đến quan niệm và hành vi của cá nhân và các nhóm xã hội.

Vị trí việc làm:

-Chuyên viên nghiên cứu, nghiên cứu viên, cố vấn, phân tích các dự án, tư vấncho các tổ chức kinh tế, xã hội, cho các dự án phát triển, viện nghiên cứu trong và ngoài nước;

-Nhân viên tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng, tư vấn khách hàng tại các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước;

-Cán bộ công tác xã hội, cộng tác viên phát triển cộng đồng tại các cơ quan tổ chức liên quan đoàn – thể, văn hóa – thông tin, lao động, việc làm….

-Phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông, báo chí, tham gia hoạt độngtrong các cơ quan truyền thông báo chí, truyền thanh, truyền hình (nhà báo, viết bài, phụ trách các chuyên mục v.v…);

-Giảng dạy các lĩnh vực liên quan về công tác xã hội, nghiên cứu hoặc học lên trình độ cao hơn.

Nơi làm việc

-Cơ quan nhà nước hành chính các cấp (cơ quan văn hóa thông tin, lao động thương binh xã hội, Ủy ban).

-Các tổ chức Đoàn thể (Tổ chức Mặt trận, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên)

-Doanh nghiệp, Công ty trong và ngoài nước (Bộ phận nhân sự, tổng hợp, nghiên cứu thị trường, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng);

-Trung tâm công tác xã hội, bệnh viện, trường học;

-Tổ chức phi chính phủ, bộ phận tư vấn phát triển cộng đồng;

- Bộ phận truyền thông đại chúng và xuất bản;

→ Chuẩn đầu ra