Nghiệm pháp đường huyết thai kỳ bao nhiêu tiền

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nghiem-phap-dung-nap-glucose-duong-uong-la-gi/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Thị Mai Nhung - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Nghiệm pháp dung nạp glucose là phương pháp dùng để chẩn đoán đái tháo đường, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và bé có thể xảy ra.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là phương pháp được sử dụng để đo khả năng sử dụng đường glucose của cơ thể - đây chính là một nguồn năng lượng chính vô cùng quan trọng của cơ thể. Phương pháp còn có thể được dùng để chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Trong đó nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện phổ biến để kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Việc thực hiện xét nghiệm này được các bác sĩ khuyến khích đối với phụ nữ mang thai trong trường hợp có mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đặc biệt nghiệm pháp glucose được khuyên thực hiện đối với phụ nữ mang thai khi ở 24 - 28 tuần thai kỳ.

Ngoài ra, đối với những người đang nghi ngờ hoặc có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 xét nghiệm này còn được khuyến khích thực hiện với những ai nghi ngờ hoặc có những yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn.

Ngoài ra, xét nghiệm sẽ được chỉ định thực hiện với những ai có mức đường huyết khi đói cao hơn 126mg/dL hoặc xét nghiệm HbA1c lớn hơn 6,5%.

Nghiệm pháp đường huyết thai kỳ bao nhiêu tiền

Dung nạp glucose đường uống

Quy trình thực hiện bao gồm :

  • Đầu tiên bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose máu khi đói. Điều này sẽ cung cấp mức cơ sở để bạn đánh giá những giá trị glucose khác sau khi thử nghiệm.
  • Sau đó bạn sẽ được yêu cầu sử dụng một lượng glucose nhất định khoảng từ 75g hoặc 100g glucose.
  • Tiếp theo bác sĩ sẽ lấy những mẫu máu cách nhau 1, 2, hay 3 tiếng sau khi uống glucose. Mẫu máu sẽ được lấy lại sau 30 phút cho tới 3 tiếng sau khi bạn uống glucose.
  • Bạn có thể quay về những hoạt động thường nhất sau khi thử nghiệm. Bác sĩ sẽ cho bạn biết về những bệnh lý bạn mắc phải và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đôi khi, bác sĩ yêu cầu phải thực hiện những xét nghiệm bổ sung khác. Bạn hãy luôn nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi tiến hành nghiệm pháp cần chú ý đến những điều sau:

  • Chống chỉ định thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose cho những bệnh nhân đã được xác định glucose huyết tăng cũng có các triệu chứng cụ thể của tăng glucose hoặc đã có 2 mẫu glucose huyết lúc đói > 7,0mmol/L, những bệnh nhân có bệnh cấp tính, những người suy dinh dưỡng mạn tính.
  • Bệnh nhân cần ăn uống bình thường trong 3 ngày trước khi tiến hành thực hiện nghiệm pháp.
  • Tuyệt đối không sử dụng các thuốc thuộc nhóm corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm trong vòng ít nhất 3 ngày.
  • Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước lúc làm nghiệm pháp.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose sẽ được tiến hành vào buổi sáng sau khi nhịn đói từ 10 - 14 giờ. Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose trong 5 phút. Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường. Điểm lưu ý là trong thời gian làm nghiệm pháp bệnh nhân có thể ngồi nhưng không được hút thuốc lá, uống cà phê.
  • Sau khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống, bạn nên ăn một chút khi cảm thấy chóng mặt, buồn nôn. Tuyệt đối tuân thủ theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ, từ việc vận động đến chế độ ăn uống.

Nghiệm pháp đường huyết thai kỳ bao nhiêu tiền

Glucose trong máu giúp chẩn đoán đái tháo đường

Trong lần khám thai đầu tiên:

  • Nếu một trong các giá trị glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, hoặc glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
  • Nếu glucose máu lúc đói nằm trong khoảng từ 5,1 đến 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Nếu glucose máu lúc đói dưới 5,1mmol/L, thì bắt buộc phải đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, cho làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

Đối với lần khám ở tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ: việc chẩn đoán dựa trên lượng glucose lúc đói ( > 5,1 mmol/L), 1 giờ sau khi uống glucose ( > 10 mmol/L) và 2 giờ sau khi uống glucose ( > 8,5 mmol/L)

  • Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
  • Đồng thời nếu một hoặc nhiều hơn các thông số ở bảng 2 lớn hơn giá trị nêu trên là đái tháo đường thai kỳ.
  • Ở thai phụ bình thường, cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là một trong những kỹ thuật thường quy tại Vinmec. Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ làm, không tốn kém và tiết kiệm kinh tế cho người bệnh vì người bệnh hoàn toàn điều trị ngoại trú. Xét nghiệm glucose giúp phát hiện rất sớm đái tháo đường thai kỳ để tư vấn và điều trị sớm phòng được các biến chứng nguy hiểm khi có thai như thai lưu, đẻ non và độ đặc hiệu cao.

Những ưu điểm khi thực hiện nghiệm pháp Glucose tại Vinmec bao gồm:

  • Hệ thống máy xét nghiệm hiện đại và độ chính xác cao.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa tự động AU 680, AU 480 và độ chính xác rất cao.

Xét nghiệm dung nạp glucose áp dụng cho thai phụ từ 24 đến 28 tuần chưa được tầm soát đái tháo đường thai kỳ và rối loạn dung nạp glucose.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm. Vì thế cho nên nhu cầu xét nghiệm để phát hiện tiểu đường hai kỳ đang ngày một tăng cao. Vậy thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Nghiệm pháp đường huyết thai kỳ bao nhiêu tiền

Vì sao phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai?

Tiểu đường khi mang thai có thể gây những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Đối với mẹ, đái tháo đường thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, và đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Đối với thai, tiểu đường khi mang thai có thể gây chứng béo phì, thai chết lưu, hay thiếu tháng.

Chính vì vậy, các mẹ cần phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai để được chẩn đoán sớm các biến chứng và kịp thời điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Tiểu đường khi mang thai thường không có triệu chứng và biểu hiện gì rõ rệt để có thể nhận biết ngay rằng thai phụ đang mắc bệnh tiểu đường. Đó là lý do vì sao hầu hết phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai từ 24 đến 28 tuần. Nhưng nếu thai phụ thuộc nhóm có nguy cơ cao bị tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, thì bác sĩ có thể chỉ định bạn làm nghiệm pháp tiểu đường thai kỳ ngay từ lần khám thai đầu tiên.

Những ai dễ mắc tiểu đường thai kỳ?

Bệnh tiểu đường khi mang bầu chỉ chiếm từ 3 – 7% tổng số phụ nữ mang thai và bệnh thường xuất hiện ở những người:

– Thừa cân, béo phì (Chỉ số BMI trên 30)

– Tiền sử gia đình có người từng bị đái tháo đường

– Tiền sử sinh con ≥ 4000g

– Lần mang thai đầu đã bị tiểu đường

– Mang thai khi tuổi đã lớn, từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai cao hơn.

– Tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sảy thai không rõ nguyên nhân, sinh non, dị tật thai nhi…

– Người châu Á dễ mắc bệnh hơn

– Người bị hội chứng buồng trứng đa nang

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Để có kết quả chính xác nhất, trong quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ tiến hành theo 2 bước cơ bản bằng việc thực hiện quy trình các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm thử Glucose

Tuần thai 24-28 thai phụ cần đến bác sĩ để tiến hành xét nghiệm, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thử Glucose sàng lọc nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Khi xét nghiệm, thai phụ được chỉ định uống hết 50 g Glucose trong 5 phút và chờ đợi 1 giờ sau. Bác sĩ sẽ lấy máu ở ngón tay thai phụ, để xét nghiệm sự chuyển hóa đường của cơ thể.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ sẽ chưa thể xác định rằng thai phụ có mắc tiểu đường thai kỳ không. Chính vì thế, thai phụ sẽ phải làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose, để có kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Cho thai phụ uống 1,75 g  lượng Glucose (trong 4,4 ml nước)/1kg trọng lượng cơ thể.

Lấy máu xét nghiệm theo thời gian: 0h (lần 1), 30 phút (lần 2), 60 phút (lần 3), 180 phút (lần 4) để định lượng và định tính glucose.

Biện pháp thực hiện tốt nhất vào buổi sáng khi mẹ bầu chưa ăn gì và chưa được chẩn đoán tiểu đường trước đó. Chẩn đoán tiểu đường thai kì khi bất kì giá trị glucose huyết thỏa mãn tiêu chuẩn sau:

  • Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
  • Thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
  • Thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Nghiệm pháp đường huyết thai kỳ bao nhiêu tiền

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Đây là câu hỏi phổ biến, tuy nhiên không có giá thống nhất giữa các cơ sở do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lựa chọn phương pháp xét nghiệm, số lượng xét nghiệm, cơ sở vật chất….Ở đây, để tiện tham khảo chúng tôi cung cấp đến các bạn bảng giá xét nghiệm tại các bệnh viện công lập, cụ thể:

  • Xét nghiệm định lượng Glucose lúc đói: 80.000 đồng
  • Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiệm dung nạp Glucose) vào tuần thai 24-28: 250.000 đồng

Như vậy, bài viết trên đã sơ lược tầm quan trọng của tiểu đường thai kỳ cũng như trả lời câu hỏi thắc mắc về giá tiền của xét nghiệm. Hi vọng bạn có thể tham khảo một số mức giá xét nghiệm để ước tính chi phí cho việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ của mình!