Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa xipay là gì

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa xipay?”cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giảibiên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Lịch sử 11

Nội dung chính

  • Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa xipay?
  • Kiến thức mở rộng về cuộc khởi nghĩa xipay
  • 1. Nguyên nhân:
  • 2. Diễn biến
  • 3.Kết quả, ý nghĩa:
  • 4. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Xipay
  • 5. Tại sao cuộc KN Xipay là cuộc khởi nghĩa dân tộc bản địa?

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa xipay?

- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh, giải phóng dân tộc.

- Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

Kiến thức mở rộng về cuộc khởi nghĩa xipay

- Tên gọi của cuộc khởi nghĩa Xipay được bắt nguồn từ tên của những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh.Đó chính là những hạt nhân đầu tiên châm ngòi cho cuộc đấu tranh oanh liệt này. Họ tham gia chiến đấu cho đội quân Anh tuy nhiên lại bị đối xử ngược đãi, bất công nên buộc phải vùng lên chiến đấu.

1. Nguyên nhân:

- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng sâu sắc.

- Xi-pay là tên gọi những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh. Những binh lính người Ấn Độ vẫn bị sĩ quan người Anh đối xử tàn tệ. Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng của họ luôn bị xúc phạm nghiêm trọng.

- Họ rất bất mãn khi phải dùng đạn pháo có bọc giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn. Muốn bắn loại đạn này, người lính thường phải dùng răng để xé các loại giấy đó, trong khi những người lính Xipay theo đạo Hinđu thì kiêng thịt bò và đạo Hồi thì kiêng thịt lợn.

=> Vì thế họ đã chống lệnh của sĩ quan Anh và nổi dậy khởi nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa Xi-pay

2. Diễn biến

- Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc KN Xipay

+ Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Xipay đây chính là các binh lính Xipay. Những người dân này tham gia chiến đấu cho quyền lợi của lực lượng của thực dân Anh nhưng bị đối xử vô cùng tệ bạc và bất công.

+ Khi trào lưu lan rộng thì lực lượng của khởi nghĩa có thêm nhiều thành phần từ giai cấp tư sản đến nông dân, công nhân…

- Rạng sáng ngày 10-5-1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), khi thực dân Anh sắp áp giải 85 binh lính Xipay trái lệnh thì 3 trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa, vây bắt bọn chỉ huy Anh. Nông dân các vùng phụ cận cũng gia nhập nghĩa quân. Thừa thắng, nghĩa quân tiến về Đê-li. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra nhiều địa phương thuộc miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng một số thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì được khoảng 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn sức đàn áp rất dã man. Nhiều nghĩa quân bị trói vào miệng nòng đại bác rồi bắn cho tan xác. Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa Xipay có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

3.Kết quả, ý nghĩa:

- Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng một số thành phố lớn.

- Cuộc khởi nghĩa duy trì được khoảng 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn sức đàn áp rất dã man. Nhiều nghĩa quân bị trói vào miệng nòng đại bác rồi bắn cho tan xác.

- Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa Xipay có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

4. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Xipay

- Nguyên nhân đầu tiên đây chính là bởi lãnh đạo khởi nghĩa là những thành phần quý tộc, phong kiến, vừa thiếu khả năng, lại thiếu tinh thần chiến đấu, vừa đơn giản và dễ dàng dao động.

- Nhân dân và binh lính vẫn chưa kết nối thành một khối đoàn kết để sở hữu một sức mạnh to to ra hơn.

- Cuộc khởi nghĩa không đủ vũ khí đấu tranh, đồng thời không có người chỉ huy giỏi.

5. Tại sao cuộc KN Xipay là cuộc khởi nghĩa dân tộc bản địa?

- Sở dĩ khẳng định cuộc khởi nghĩa Xipay là cuộc khởi nghĩa dân tộc bản địa vì:

+ Đó là cuộc khởi nghĩa lôi kéo được rất nhiều giai cấp, thành phần tham gia như tư sản, nhân dân, binh lính.

+ Họ chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc bản địa, giành tự do cho nhân dân ở mọi tầng lớp, vị thế; đấu tranh bảo vệ tôn giáo, tín ngưỡng của quốc gia dân tộc bản địa mình.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 2: Ấn Độ

* Nguyên nhân:

→ Nguyên nhân sâu xa : chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

→ Duyên cớ : binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam nhiều người lính có tư tưởng chống đối.

* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xi-pay :

→ Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.

→ Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân,nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.

→ Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.

* Ý nghĩa :

→ Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

→ Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

(Nguồn: trang 10 sgk Lịch Sử 11:)

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN  

 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

 

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay (Ấn Độ) diễn ra vài thời gian nào?

  A. Ngày 10 tháng 5 năm 1857.                  B. Ngày 5 tháng 7 năm 1857. C. Ngày 5 tháng 10 năm 1857.                   D. Ngày 10 tháng 5 năm 1858.  

Câu 2. Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) là những tầng lớp nào?

  A. Binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh. B. Binh lính, nông dân, thợ thủ công, C. Binh lính, nông dân, công nhân. D. Binh lính, công nhân, tư sản Ấn.  

Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay mang tính chứ dân tộc?

  A. Vì nó giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh cướp nước để giành độc lập. B. Vì nó giải phóng dân tộc Ấn Độ khỏi ách thống trị của thực dân Anh. C. Vì nó cùng nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh xâm lược. D. Tất cả đều đúng.

Câu 4. Đảng Quốc Đại là Đảng của giai cấp nào?

  A Giai cấp vô sản.                                      B. Giai cấp tư sản. C. Tầng lớp tiểu tư sản.                              D Giai cấp nông dân.  

Câu 5. Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì đề đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?

  A. Dùng phương pháp bạo lực. B. Dùng phương pháp thương lượng, C. Dùng phương pháp ôn hòa. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.  

Câu 6. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?

  A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ. C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ  D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế  

Câu 7. Đảng Quốc đại được thành lập vào năm nào?

   A. Năm 1857  B. Năm 1859  C. Năm 1885  D. Năm 1905  

Câu 8. Hai mươi năm, sau khi thành lập, Đảng Quốc đại phân hóa như thế nào?

  A. Một bộ phận chống lại mọi hình thức dấu tranh bạo lực. B. Một bộ phận muốn dựa vào Anh đem lại tiến bộ và vãn minh cho Ấn Độ. C. Một bộ phận theo đường lôi cấp tiến, chông lại phái ôn hòa đòi lật đô ách thống trị của thực dân Anh. D. Một bộ phận cùng đấu tranh chống lại thực dân Anh nhưng không triệt để.  

PHẦN 2. TỰ LUẬN

 

Câu 1. Những phát minh của khoa học xã hội thế kỉ XVIII-XIX.

 

Câu 2. Hãy nêu những nét chính về diễn biến Cách mạng Tăn Hợi ở Trung Quốc (1911).

 

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 19 PHẦN 1.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B A B C D C C

 
PHẦN 2. TỰ LUẬN  

Câu 1. Những phát minh của khoa học xã hội thế kỉ XVIII-XIX:

  - Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.   - Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là Xmít và Ri-các-đô.   - Chủ nghĩa xã hội không tưởng với các tên tuổi Xanh-Xi-mông, Phu-ri-ê, ô-Oen.   - Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là sự ra đời của học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.   Vai trò của khoa học xã hội đến với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX là đã phá ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, giải thích rõ qui luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.  

Câu 2. Những nét chính về diễn biến Cách mạng Tân Hợi ở trung Quốc (1911):

  - Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.   - Phong trào cách mạng nhanh chóng đạt được thắng lợi và lan rộng. Cuối năm 1911, nhiều tỉnh miền Nam và miền Trung đã hưởng ứng cách mạng. Quân cách mạng tiến tới Nam Kinh rồi Bắc Kinh.   Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời.  

Tháng 2-1912, Viên Thế Khải lợi dụng phong trào cách mạng, gây sức ép buộc vua Thanh là Phổ Nghi phải thoái vị. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ. Tôn Trung Sơn cũng từ chức, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Cách mạng coi như kết thúc.