Ngồi hay bị tê chân là bệnh gì năm 2024

Chắc hẳn nhiều người đã từng gặp phải tình trạng ngồi lâu bị tê chân. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có hiện tượng này và liệu nó có đáng ngại đối với sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm lời giải trong bài viết dưới đây.

1. Ngồi lâu bị tê chân là gì?

Tình trạng này được miêu tả là chân râm ran, châm chích hoặc như kiến bò sau một khoảng thời gian ngồi lâu. Nó có thể khiến bạn khó khăn trong quá trình giữ thăng bằng của cơ thể. Thường tê chân sẽ xảy ra ở cả hai bên. Tuy nhiên có thể chỉ bị tê chân phải hoặc chỉ ngồi bị tê chân trái. Thời gian tê thường ngắn tầm vài giây tới vài phút. Nhưng cũng có trường hợp kéo dài kèm theo những triệu chứng bất thường khác.

Ngồi hay bị tê chân là bệnh gì năm 2024

2. Nguyên nhân gây ngồi lâu bị tê chân

Nếu băn khoăn vì sao ngồi lâu bị tê chân thì những nguyên nhân dưới đây có thể giải đáp thắc mắc của bạn.

2.1. Nguyên nhân sinh lý gây ngồi lâu bị tê chân

Thông thường bạn có thể bị tê chân khi ngồi bồn câu lâu, ngồi xổm bị tê chân, ngồi khoanh chân quá lâu… Điều này cũng có thể xảy ra khi bạn ngồi một cách thông thường trong thời gian dài.

Những tư thế này sẽ gây áp lực, chèn ép dây thần kinh ở chân, cản trở lưu thông máu. Lúc này máu từ các động mạch đến nuôi mô bị giảm, máu từ tĩnh mạch ở các mô của chân trở về tim cũng bị cản trở. Tuần hoàn máu ứ trệ ở chi dưới từ đó gây tê bì chân.

Ngồi hay bị tê chân là bệnh gì năm 2024

Thấp Diệu Nang Tâm Bình – Hỗ trợ giảm triệu chứng tê buồn chân tay

Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

Tìm hiểu thêmMua ngay

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Nếu tình trạng tê chân của bạn kéo dài vài giờ hoặc lâu hơn đi kèm nóng đỏ chân, đau đầu, rối loạn đại tiểu tiện, mệt mỏi… thì hãy cảnh giác. Vì đây có thể là biểu hiện của bệnh lý. Thông thường trường hợp này biểu hiện tê chân không chỉ xảy ra khi ngồi lâu mà có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.

  • Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh từ thắt lưng xuống chân bị tổn thương gây đau các vị trí dây này đi qua.
  • Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy đĩa đệm bị thoát khỏi vị trí thông thường, chèn ép lên rễ dây thần kinh.
  • Đau cơ xơ hóa: Bệnh gây đau, cứng cơ toàn thân kèm đau đầu, tê bì chân gây mất ngủ.
  • Bệnh đa xơ cứng: Xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công hệ thần kinh trung ương. Nếu tình trạng nặng bạn có thể mất cảm giác ở chân.
  • Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao gây tổn thương đến các dây thần kinh. Cảm giác tê lúc nàu bắt đầy từ ngón chân và lan dần lên trên.
  • Khối u nang tăng trưởng lành tính: Chèn ép lên mạch máu, dây thần kinh gây hạn chế lưu lượng máu tới chân.

Ngồi hay bị tê chân là bệnh gì năm 2024

Đau thần kinh tọa gây tê bì chân

3. Ngồi lâu bị tê chân phải làm sao?

Thông thường, nếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý thì tình trạng tê chân chỉ thoáng qua và tự biến mất sau vài phút. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ bắt nguồn từ bệnh lý hãy tới gặp bác sĩ để được xác định chính xác nguyên nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa bệnh tê chân phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tê chân khi ngồi lâu dưới đây để giảm bớt sự khó chịu.

  • Nghỉ ngơi: Nếu bị tê chân do ngồi lâu điều đầu tiên mà bạn có thể làm là nghỉ ngơi. Bạn có thể nằm xuống hoặc thả lỏng chân để giảm áp lực lên dây thần kinh chân và tăng lưu thông máu.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng chân bị tê bì. Điều này sẽ kích thích lưu thông máu nhanh hơn. Từ đó sẽ giảm nhanh tình trạng tê bì.
  • Chườm nóng: Sử dụng một chiếc khăn ấm, túi chườm để chườm lên vùng chân bị tê. Điều này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu. Cần chú ý tới nhiệt độ để tránh bị bỏng.
  • Mẹo dân gian chữa tê chân do ngồi lâu: Một số biện pháp dân gian cũng thể cải thiện lưu thông máu, giảm tê bì. Bạn có thể rửa sạch lá lốt hoặc ngải cứu hay gừng. Sau đó sao vàng nguyên liệu với muối hạt. Bọc hỗn hợp vào khăn sạch rồi chườm lên chân bị tê mỏi. Hoặc bạn cũng có thể ngâm chân nước lá lốt, nước gừng.

Ngồi hay bị tê chân là bệnh gì năm 2024

Xoa bóp giúp giảm bớt tình trạng tê chân

4. Cách phòng tránh

Việc áp dụng một số lưu ý dưới đây có thể là cách giúp bạn tránh bị tê chân.

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là các loại đồ ăn, thức uống giúp tăng lưu thông máu, tăng sức khỏe cho hệ thần kinh như cá biển, rau xanh, trái cây… Tránh lạm dụng rượu bia, hạn chế thức ăn nhanh, đồ đóng hộp… Uống đủ nước.
  • Cách ngồi không bị tê chân là không ngồi xổm, không bắt chéo chân, không xếp bằng trong thời gian dài. Nếu cần làm việc trong tư thế ngồi lâu thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lại, vận động.
  • Lựa chọn trang phục thoải mái, không nên mặc quần quá chật, hạn chế mang giày cao gót.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
  • Khám sức khỏe định kỳ. Tích cực điều trị các bệnh có thể gây tê bì chân.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng ngồi lâu bị tê chân. Những thông tin trong bài không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng tê chân của bạn chỉ thoáng qua thì không quá đáng ngại, bạn không cần quá lo lắng.

Tại sao lại bị tê chân khi ngồi lâu?

Khi bạn ngồi, nằm quá lâu ở một tư thế mà khiến các dây thần kinh, mạch máu ở chân bị chèn ép thì hiện tượng tê chân sẽ xuất hiện. Khi bạn thay đổi tư thế, cơn tê chân cũng sẽ biến mất sau đó. Đối với tình trạng tê chân không thường xuyên và mất đi nhanh chóng thì bạn không cần phải quá lo lắng.

Tại sao ngồi xếp bằng lái tê chân?

Khi người ta ngồi chồm hổm, ngồi bắt tréo chân hoặc ngồi xếp bằng trong một thời gian lâu khiến các mạch máu và thần kinh bị chèn ép, máu từ các động mạch đến nuôi các mô bị giảm đi, mặt khác máu từ tĩnh mạch từ các mô của chân trở về tim bị cản trở gây ứ đọng tuần hoàn ở chi dưới dẫn đến tê chân.

Tại sao ngồi thiền bị tê chân?

Nguyên nhân thường xuất phát từ tư thế ngồi không đúng, khiến mạch máu bị chèn ép và gây tắc nghẽn, dẫn đến tê chân. Nếu cảm giác tê kéo dài và không có lý giải rõ ràng, người bệnh cần đề phòng các bệnh lý liên quan đến xương khớp, hệ thần kinh và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này.

Tại sao bị tê chân khi ngủ?

Bị tê tay chân khi ngủ chủ yếu là các kích thích đầu mút thần kinh. Điều này có thể khiến bàn chân, ngón chân, bắp chân, bàn tay, ngón tay bị tê, cảm giác tê bì thậm chí có thể lan đến cánh tay, vai, cổ và mặt.