Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay nghĩa là gì

05/03/2018 14:00

Thế rồi sau mấy tiếng đồng hồ vượt nắng gió, vượt qua những chuyến phà lênh đênh, có đoạn dường như chẳng còn đường để đi tiếp, đột ngột trước mắt chúng tôi là ngôi trường khang trang, xanh mát. Giữa vùng cửa sông, ven biển cách trở này, mái trường như một nét chấm phá làm dịu bớt bao nỗi nhọc nhằn, lo toan và trên hết là thắp lên một hy vọng vào tương lai phát triển. Vậy rồi bên ly trà đầu xuân, chúng tôi được kể về hành trình đầy gian khó nhưng cũng rất đỗi tự hào…

Con chữ làm "đất" tốt tươi

Hiệp Tùng là xã xa xôi của huyện Năm Căn, đến bây giờ vẫn còn cách trở về đường giao thông bộ. Thầy Nguyễn Văn Tài, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trường thành lập năm 1997, tôi 2 năm sau mới về, nhưng nghe kể lại thì thấy vất vả lắm”.

Trường THCS Hiệp Tùng từ khi thành lập đã chuyển 3 địa điểm, mỗi lần chuyển trường là đánh dấu một chặng phát triển. Những ngày đầu (trường đóng tại Ấp 7B), nhà trường chỉ có 4 cán bộ, giáo viên, 3 phòng học và 7 lớp học. Đi vào hoạt động mới 1 tháng thì bão Linda ập tới, toàn bộ cơ sở vật chất nhà trường bị “xoá sổ”. Thầy trò cùng với bà con địa phương nhặt nhạnh lại từng miếng tol, gom góp từng cây gỗ, đóng tạm bàn ghế để tiếp tục việc học hành.

Năm 1999, trường chuyển về Ấp 5, bắt đầu thời kỳ ổn định. Thầy Tài vẫn nhớ như in: “Hồi đó bà con vùng này họp lại để bàn việc giúp đỡ các thầy cô giáo quê xa việc ăn uống, sinh hoạt”.

Phần lớn giáo viên của trường đều ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc, như lời thầy Tài: “Có tấm lòng của bà con, chúng tôi thấy vững lòng tin, có lẽ vì vậy mà vượt qua được mọi khó khăn”. Dù đời sống còn thắt ngặt, bà con vùng Hiệp Tùng hết lòng cưu mang thầy cô giáo, còn thầy cô giáo thêm vững tin trong sự nghiệp trồng người. Niềm tin ấy đã sớm gieo vào vùng đất bãi bồi, sông rạch những hạt giống của tri thức, hứa hẹn những mùa vàng bội thu…

Cho đến thời điểm hiện tại, 30% học sinh (trong tổng số hơn 300 em) vẫn phải ngồi đò tới lớp, còn mấy năm trước là hầu hết phải theo đường sông để đến trường. Vị hiệu trưởng tâm sự: “Có em phải thức từ 4 giờ sáng, đem theo đèn pin, mì tôm, lội tắt bờ vuông để ra đò cho kịp chuyến. Vậy mà lạ, ở đây hầu như không có em nào bỏ học”. Còn với giáo viên, chúng tôi ngẩn người khi nghe thầy Tài nói về chuyện “ngày lao động xã hội chủ nghĩa”. Thầy Tài giải thích: “Đó là chuyện mà trường còn duy trì được như nếp sống những năm “bao cấp”, nghĩa là làm vì lợi ích cộng đồng, làm vì lý tưởng, trách nhiệm và làm bằng cả con tim. Vậy ra, thời “bao cấp” đâu phải chuyện gì cũng dở.

Thầy cô, 25 người, đã không thể tính nổi những ngày công, những công trình, phần việc đã dồn sức cho ngôi trường thân yêu, bởi họ nghĩ: “Tính toán làm gì khi đó là máu thịt của mình, là cả cuộc sống của mình”. Đến đây, chúng tôi cũng đã rất băn khoăn khi lựa chọn một cái “tít” cho bài viết về ngôi trường đặc biệt này. Nghĩ mãi, chúng tôi nhất quyết không chọn những cụm từ hay sử dụng như “nhạc hiệu” cho hầu hết các bài viết về trường đạt chuẩn như “tưng bừng”, “náo nức”, “rộn ràng”, “tự hào”…mà dùng một ý tứ của ca dao tục ngữ: “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”… như cái trầm lắng của vị hiệu trưởng khi đối diện với chúng tôi bây giờ.

Xây tầm vóc, đón tương lai 

Với thầy Tài, khi được hỏi điều gì khó khăn nhất trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn, ông nói: “Cơ sở vật chất thì có nguồn vốn đầu tư của trên, các mặt khác trường cũng chuẩn bị sẵn sàng, duy chỉ có diện tích đất nhà trường là chưa đảm bảo”. Nói về đất, coi như là nói về một tình huống “chiếu bí”. Vậy nhưng những người dân Hiệp Tùng lại không nghĩ vậy. 2 hộ ông Phan Văn Phương và Võ Hồng Vĩnh đã hiến 1.500 m2 đất cho nhà trường và “cứu một bàn thua trông thấy”. Về chuyện này, gặp anh Phương (cũng là viên chức của trường), anh nói: “Cái này là chuyện nên làm, gia đình tui ủng hộ hết lòng từ trên xuống dưới”.

Cơ sở vật chất của nhà trường đã đảm bảo theo hướng hiện đại hoá giáo dục khi trang bị thêm các nhà đa năng, phòng truyền thống, thí nghiệm, tin học và thư viện. Cái chúng tôi “ưng ý” nhất chính là mô hình cột mốc Trường Sa hiện lên uy nghi, thiêng liêng giữa sân trường.

Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay nghĩa là gì
Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư theo hướng hiện đại, thiết thực. (Ảnh: Giờ thực hành Sinh học của thầy trò trường THCS Hiệp Tùng).

Thầy hiệu trưởng chia sẻ: “Đây là ý tưởng chung của tập thể, chúng tôi quyết tâm làm”. Quyết tâm của thầy cô đã được chính quyền, Nhân dân và các nhà hảo tâm ủng hộ. Công trình hoàn thành với kinh phí trên 120 triệu đồng nhưng ý nghĩa vô cùng lớn lao. Trường THCS Hiệp Tùng đã tiên phong trong cách giáo dục lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của đất nước Việt Nam một cách trực quan, sinh động và thuyết phục.

Một điểm nhấn nữa của nhà trường đó là hệ thống cây xanh, nhất là hàng rào cổng trường bằng cây xanh “độc nhất vô nhị”. Ở xứ biển, xứ rừng này, cái hàng rào bằng cây tự dưng làm cho ngôi trường trở nên mềm mại hơn, gần gũi hơn và có cái “chất riêng” của người xứ địa đầu cực Nam Tổ quốc. Bởi vậy, thầy Tài rất ưng ý: “Ở cổng trước, rồi khuôn viên phía sau chúng tôi đều làm hàng rào bằng cây xanh. Nó ít tốn kém mà phù hợp với mình, vậy thì cớ gì không làm”. Trước giờ trường THCS Hiệp Tùng “có tiếng” về việc tạo cảnh quan môi trường, điều đáng trân quý là làm được việc ấy trong điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết không thuận lợi. Bước vào ngôi trường, chúng tôi hiểu vì sao từng thầy cô, từng học sinh lại thấy tự hào đến vậy về nơi mình gắn bó.

Câu chuyện của thầy hiệu trưởng lại chuyển sang chất lượng giáo dục, đội ngũ nhân lực và các hoạt động phong trào. Thầy Tài nói: “Có năm, đội bóng chuyền của huyện bậc THCS dự thi cấp tỉnh gần như là toàn bộ đội bóng của trường đó”. Còn học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp, thầy đưa chúng tôi số liệu rồi nói rất gọn: “Cũng nằm trong tốp những trường có thành tích khá trong toàn huyện”. Vâng! Chúng tôi tin thầy. Bởi từ ngôi trường ọp ẹp cách đây 20 năm, gần như “tay trắng” mà các thầy cô và nhiều thế hệ học sinh đã gầy dựng nên cơ ngơi đàng hoàng, tươi đẹp như hôm nay. Tin bởi vì thầy còn đọc từng tên học sinh đã thành đạt, đã đi làm hằng năm đều quay về mái trường xưa để tri ân và góp sức.

Còn bây giờ là sắp đến ngày vui. Bây giờ con chữ đã vun đắp cho vùng đất này thêm tốt tươi, giàu đẹp. Và bây giờ, những người đã gắn bó với ngôi trường trong chặng đường 20 năm qua, quên làm sao được những ân tình, những gian lao, vất vả. Thật nghẹn ngào và khó để tả cho hết niềm vui./.

Phạm Hải Nguyên 

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Ca dao tục ngữ khác:

Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây

Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay nghĩa là gì

Trước Sau

Ca dao tục ngữ Gửi ca dao tục ngữ >>

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Tags: Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay,Ra sông nhớ suối,có ngày nhớ đêm

Bạn biết các Ca dao Tục ngữ hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi Ca dao Tục ngữ
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

05/03/2018 14:00

Thế rồi sau mấy tiếng đồng hồ vượt nắng gió, vượt qua những chuyến phà lênh đênh, có đoạn dường như chẳng còn đường để đi tiếp, đột ngột trước mắt chúng tôi là ngôi trường khang trang, xanh mát. Giữa vùng cửa sông, ven biển cách trở này, mái trường như một nét chấm phá làm dịu bớt bao nỗi nhọc nhằn, lo toan và trên hết là thắp lên một hy vọng vào tương lai phát triển. Vậy rồi bên ly trà đầu xuân, chúng tôi được kể về hành trình đầy gian khó nhưng cũng rất đỗi tự hào…

Con chữ làm "đất" tốt tươi

Hiệp Tùng là xã xa xôi của huyện Năm Căn, đến bây giờ vẫn còn cách trở về đường giao thông bộ. Thầy Nguyễn Văn Tài, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trường thành lập năm 1997, tôi 2 năm sau mới về, nhưng nghe kể lại thì thấy vất vả lắm”.

Trường THCS Hiệp Tùng từ khi thành lập đã chuyển 3 địa điểm, mỗi lần chuyển trường là đánh dấu một chặng phát triển. Những ngày đầu (trường đóng tại Ấp 7B), nhà trường chỉ có 4 cán bộ, giáo viên, 3 phòng học và 7 lớp học. Đi vào hoạt động mới 1 tháng thì bão Linda ập tới, toàn bộ cơ sở vật chất nhà trường bị “xoá sổ”. Thầy trò cùng với bà con địa phương nhặt nhạnh lại từng miếng tol, gom góp từng cây gỗ, đóng tạm bàn ghế để tiếp tục việc học hành.

Năm 1999, trường chuyển về Ấp 5, bắt đầu thời kỳ ổn định. Thầy Tài vẫn nhớ như in: “Hồi đó bà con vùng này họp lại để bàn việc giúp đỡ các thầy cô giáo quê xa việc ăn uống, sinh hoạt”.

Phần lớn giáo viên của trường đều ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc, như lời thầy Tài: “Có tấm lòng của bà con, chúng tôi thấy vững lòng tin, có lẽ vì vậy mà vượt qua được mọi khó khăn”. Dù đời sống còn thắt ngặt, bà con vùng Hiệp Tùng hết lòng cưu mang thầy cô giáo, còn thầy cô giáo thêm vững tin trong sự nghiệp trồng người. Niềm tin ấy đã sớm gieo vào vùng đất bãi bồi, sông rạch những hạt giống của tri thức, hứa hẹn những mùa vàng bội thu…

Cho đến thời điểm hiện tại, 30% học sinh (trong tổng số hơn 300 em) vẫn phải ngồi đò tới lớp, còn mấy năm trước là hầu hết phải theo đường sông để đến trường. Vị hiệu trưởng tâm sự: “Có em phải thức từ 4 giờ sáng, đem theo đèn pin, mì tôm, lội tắt bờ vuông để ra đò cho kịp chuyến. Vậy mà lạ, ở đây hầu như không có em nào bỏ học”. Còn với giáo viên, chúng tôi ngẩn người khi nghe thầy Tài nói về chuyện “ngày lao động xã hội chủ nghĩa”. Thầy Tài giải thích: “Đó là chuyện mà trường còn duy trì được như nếp sống những năm “bao cấp”, nghĩa là làm vì lợi ích cộng đồng, làm vì lý tưởng, trách nhiệm và làm bằng cả con tim. Vậy ra, thời “bao cấp” đâu phải chuyện gì cũng dở.

Thầy cô, 25 người, đã không thể tính nổi những ngày công, những công trình, phần việc đã dồn sức cho ngôi trường thân yêu, bởi họ nghĩ: “Tính toán làm gì khi đó là máu thịt của mình, là cả cuộc sống của mình”. Đến đây, chúng tôi cũng đã rất băn khoăn khi lựa chọn một cái “tít” cho bài viết về ngôi trường đặc biệt này. Nghĩ mãi, chúng tôi nhất quyết không chọn những cụm từ hay sử dụng như “nhạc hiệu” cho hầu hết các bài viết về trường đạt chuẩn như “tưng bừng”, “náo nức”, “rộn ràng”, “tự hào”…mà dùng một ý tứ của ca dao tục ngữ: “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”… như cái trầm lắng của vị hiệu trưởng khi đối diện với chúng tôi bây giờ.

Xây tầm vóc, đón tương lai 

Với thầy Tài, khi được hỏi điều gì khó khăn nhất trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn, ông nói: “Cơ sở vật chất thì có nguồn vốn đầu tư của trên, các mặt khác trường cũng chuẩn bị sẵn sàng, duy chỉ có diện tích đất nhà trường là chưa đảm bảo”. Nói về đất, coi như là nói về một tình huống “chiếu bí”. Vậy nhưng những người dân Hiệp Tùng lại không nghĩ vậy. 2 hộ ông Phan Văn Phương và Võ Hồng Vĩnh đã hiến 1.500 m2 đất cho nhà trường và “cứu một bàn thua trông thấy”. Về chuyện này, gặp anh Phương (cũng là viên chức của trường), anh nói: “Cái này là chuyện nên làm, gia đình tui ủng hộ hết lòng từ trên xuống dưới”.

Cơ sở vật chất của nhà trường đã đảm bảo theo hướng hiện đại hoá giáo dục khi trang bị thêm các nhà đa năng, phòng truyền thống, thí nghiệm, tin học và thư viện. Cái chúng tôi “ưng ý” nhất chính là mô hình cột mốc Trường Sa hiện lên uy nghi, thiêng liêng giữa sân trường.

Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư theo hướng hiện đại, thiết thực. (Ảnh: Giờ thực hành Sinh học của thầy trò trường THCS Hiệp Tùng).

Thầy hiệu trưởng chia sẻ: “Đây là ý tưởng chung của tập thể, chúng tôi quyết tâm làm”. Quyết tâm của thầy cô đã được chính quyền, Nhân dân và các nhà hảo tâm ủng hộ. Công trình hoàn thành với kinh phí trên 120 triệu đồng nhưng ý nghĩa vô cùng lớn lao. Trường THCS Hiệp Tùng đã tiên phong trong cách giáo dục lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của đất nước Việt Nam một cách trực quan, sinh động và thuyết phục.

Một điểm nhấn nữa của nhà trường đó là hệ thống cây xanh, nhất là hàng rào cổng trường bằng cây xanh “độc nhất vô nhị”. Ở xứ biển, xứ rừng này, cái hàng rào bằng cây tự dưng làm cho ngôi trường trở nên mềm mại hơn, gần gũi hơn và có cái “chất riêng” của người xứ địa đầu cực Nam Tổ quốc. Bởi vậy, thầy Tài rất ưng ý: “Ở cổng trước, rồi khuôn viên phía sau chúng tôi đều làm hàng rào bằng cây xanh. Nó ít tốn kém mà phù hợp với mình, vậy thì cớ gì không làm”. Trước giờ trường THCS Hiệp Tùng “có tiếng” về việc tạo cảnh quan môi trường, điều đáng trân quý là làm được việc ấy trong điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết không thuận lợi. Bước vào ngôi trường, chúng tôi hiểu vì sao từng thầy cô, từng học sinh lại thấy tự hào đến vậy về nơi mình gắn bó.

Câu chuyện của thầy hiệu trưởng lại chuyển sang chất lượng giáo dục, đội ngũ nhân lực và các hoạt động phong trào. Thầy Tài nói: “Có năm, đội bóng chuyền của huyện bậc THCS dự thi cấp tỉnh gần như là toàn bộ đội bóng của trường đó”. Còn học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp, thầy đưa chúng tôi số liệu rồi nói rất gọn: “Cũng nằm trong tốp những trường có thành tích khá trong toàn huyện”. Vâng! Chúng tôi tin thầy. Bởi từ ngôi trường ọp ẹp cách đây 20 năm, gần như “tay trắng” mà các thầy cô và nhiều thế hệ học sinh đã gầy dựng nên cơ ngơi đàng hoàng, tươi đẹp như hôm nay. Tin bởi vì thầy còn đọc từng tên học sinh đã thành đạt, đã đi làm hằng năm đều quay về mái trường xưa để tri ân và góp sức.

Còn bây giờ là sắp đến ngày vui. Bây giờ con chữ đã vun đắp cho vùng đất này thêm tốt tươi, giàu đẹp. Và bây giờ, những người đã gắn bó với ngôi trường trong chặng đường 20 năm qua, quên làm sao được những ân tình, những gian lao, vất vả. Thật nghẹn ngào và khó để tả cho hết niềm vui./.

Phạm Hải Nguyên 

Tìm từ trái nghĩa trong đoạn văn sau.

a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.

b) Đời ta gương vỡ lại lành Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

c) Đắng cay nay mới ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.

d) Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.

(Trích bài phát biểu của thầy giáo Phan Quang Sum, nhà giáo nghỉ hưu, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học 732, nay là Trường Tiểu học Võ Thị Sáu tại buổi Gặp mặt kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam của Ngành Giáo dục và Đào tạo Ngọc Hồi).

Trong bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu có câu:  “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay/ Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”.

Đúng như vậy. Có qua mùa đông lạnh lẽo thì mới thấy giá trị ấm áp của ngày xuân.

Nhớ lại những thập niên 80 – 90 của thế kỷ 20, thời điểm huyện Ngọc Hồi chưa thành lập và mới thành lập, sự nghiệp giáo dục của huyện nhà rất nhiều thiếu thốn, khó khăn, vất vả. Quy mô trường lớp hết sức tạm bợ  với chủ yêu là mái tranh vách nứa dựng lên giữa bản làng. Bàn ghế thiếu thốn, cái thì gãy chân, cái thì xiêu vẹo, thế nhưng cũng không đủ cho học sinh ngồi học. Bàn ghế giáo viên làng có, làng không có. Học sinh áo quần không đủ mặc, trời rét nhưng không có áo ấm, dép không có phải đi chân trần, nhất là học sinh DTTS. Các điểm trường ( Cả điểm trường trung tâm và điểm trường lẻ) thường không có hàng rào, không có cổng trường. Sáng sớm trâu bò trong làng vào tận trường. Mùa mưa lầy lội, mùa khô  bụi bặm mịt mù. Đúng là trường không ra trường, lớp không ra lớp.

Đội ngũ giáo viên lúc bấy giờ phần đa được đào tạo cấp tốc, trình độ học vấn cũng như chuyên môn rất hạn chế. Dạy một tiết cho đúng quy trình cũng khó khăn. Lúc bấy giờ cả huyện giáo viên là đảng viên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có điều đặc biệt là dù khó khăn vất vả, thiếu thốn trăm bề nhưng CBQL và GV có tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cả về tinh thần, vật chất, và chuyên môn. Đặc biệt có tình thương học sinh thật lòng và hết mực. Học sinh gặp khó khăn bỏ học thầy cô giáo tới tận từng nhà gặp gỡ phụ huynh để nắm bắt tâm tư, hoàn cảnh  rồi vận động học sinh tới trường trở lại. Học sinh tới lớp thầy cô giáo chải tóc, vá áo cho các em, rửa mặt cho các em như mẹ hiền, nhất là với học sinh lớp mẫu giáo và học sinh lớp 1, 2, 3.

Tôi cứ nhớ mãi những kỷ niệm khi được Phòng Giáo dục điều động đi kiểm tra trường Đắk Dục.  Khi đoàn đến làng nào thì thôn trưởng và các đoàn thể ở thôn họ sắm bữa cơm mời đoàn chúng tôi ăn cùng với họ bữa thân mật, tuy bữa cơm đạm bạc nhưng sao tôi thấy ngon một cách lạ lùng!

Tôi lại nhớ kỷ niệm khi đi kiểm tra ở trường tiểu học Đắk Ang. Lúc bấy giờ thầy A Phê làm Hiệu trưởng. Thầy dẫn đoàn đi từ trường trung tâm tới các điểm lẻ. Đường đi trong rừng phải vượt qua suối, vượt đồi. Mỗi lần đi qua cầu treo dân tự làm qua suối, bắc từ bờ này sang bờ bên kia bằng dây cáp cứ đung đưa như võng, nhìn xuống sợ vô cùng. Tới bên kia suối gặp lớp học lợp tranh, vách nứa, có khoảng 15 em học sinh, áo quần nhếch nhác, có em mang cả em nhỏ khoảng 03 tuổi theo ngồi bên cạnh – trong lớp thầy giáo chủ nhiệm lớp ân cần chỉ bảo cho học trò của mình.

Thầy giáo Phan Quang Sum (đứng giữa) nhận quà kỷ niệm tại buổi gặp mặt kỉ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Nhắc lại ngày trước, thực ra cũng chỉ trên dưới 20 năm, thấy giáo dục huyện nhà đã có những bước phát triển lớn lao. Giờ đây, từ thị trấn trung tâm đến các xã xa xôi nhất như Đăk Ang, Saloong đều có trường xây 2, 3 tầng khang trang đẹp đẽ cùng  đồ dùng dạy học, phương tiện thông tin hiện đại. Trường nào cũng có khuôn viên, có cổng trường, bàn ghế sách vở đầy đủ, áo quần của học sinh đồng phục đẹp đẽ. Các thầy cô giáo có trình độ đại học, cao đẳng với 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Trường nào cũng có chi bộ Đảng. Chất lượng Giáo dục đã được nâng cao và bền vững với tỷ lệ học sinh ra lớp đạt trên 98%, tỷ lệ học sinh khá giỏi cao và tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học hàng năm đứng vào tốp đầu của tỉnh. Tôi thực sự vui mừng với sự nghiệp giáo dục của huyện nhà bây giờ!

Tôi tin tưởng rằng với sự quan tâm của Đảng bộ huyện và chính quyền địa phương, sự đồng hành chia sẻ, giúp đỡ của các ban, ngành đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân cùng những cố gắng của đội ngũ CBQL, giáo viên, sự nghiệp giáo dục của huyện sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Giáo dục huyện nhà đã và sẽ mãi xứng đáng với niềm tin tưởng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong sứ mệnh trồng người cao cả.

Là những người đi trước, chúng tôi càng tự hào về những đóng góp của thế hệ nhà giáo chúng tôi cho giáo dục huyện nhà bao nhiêu thì chúng tôi càng tin tưởng vào các thế hệ nhà giáo của huyện  hôm nay bấy nhiêu. Chúng tôi ý thức rất rõ nền giáo dục của chúng ta hôm nay không chỉ có thuận lợi mà cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Đó là sự đòi hỏi ngày càng cao của chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng học sinh dân tộc thiểu số. Đó là đòi hỏi mỗi CBQL và đội ngũ giáo viên, nhân viên phải không ngừng học hỏi nhằm nâng cao về phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày một cao hơn. Đó là việc các thầy cô giáo phải vượt qua những khó khăn của đời sống bởi đồng lương còn bất cập để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Và đặc biệt phải vượt qua những cám dỗ về vật chất, những cạm bẫy của đời thường mà thời chúng tôi ít phải đối diện. Nhưng tôi tin với đại bộ phận nhà giáo chúng ta được đào tạo bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, nhất định các thầy cô sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân giao phó. Nếu được, tôi chân thành nhắn nhủ chỉ một điều, cái điều được đúc kết bằng tâm huyết cả đời nghề của những người đi trước: Rằng chỉ cần các thầy cô yêu nghề và yêu người thật sự thì nhất định các thầy cô sẽ vững vàng đi hết con đường  vất vả nhưng vinh quang nghề nghiệp của mình.

Phan Quang Sum