Người nóng bừng là bệnh gì năm 2024

Bốc hỏa là triệu chứng thường gặp ở chị em phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Mặc dù bốc hoả không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của người phụ nữ. ThS.BS Nguyễn Thị Quý Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ những cách kiểm soát cơn bốc hỏa trong bài viết dưới đây.

Người nóng bừng là bệnh gì năm 2024

Bốc hỏa là gì?

Bốc hỏa là cảm giác nóng nhiều, xuất hiện từ bên trong cơ thể, không phải từ môi trường bên ngoài. Những cơn bốc hỏa và/hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm là do bất ổn về vận mạch, ảnh hưởng đến 75 – 85% phụ nữ và thường bắt đầu trước khi ngừng kinh.

Cơn bốc hỏa thường bắt đầu bằng cảm giác nóng đột ngột ở vùng mặt, phần trên ngực và nhanh chóng lan ra toàn thân. Thông thường cơn nóng kéo dài khoảng 1-2 phút, dài nhất là 5 phút, có thể đi kèm các triệu chứng khác như toát mồ hôi, đánh trống ngực và sau đó là lạnh run.

Bác sĩ Nguyễn Thị Quý Khoa cho biết, cường độ của tình trạng này khác nhau ở mỗi người, có người chỉ đỏ mặt thông thường, có người lại gặp cơn bốc hỏa nặng hơn khiến gương mặt và toàn thân đỏ bừng, có thể kèm theo đổ nhiều mô hôi. Tần suất xuất hiện của chúng cũng khác nhau, có người thỉnh thoảng mới xuất hiện một cơn, có người lại xuất hiện liên tục và kéo dài. (1)

“Bốc hỏa là triệu chứng thường gặp của thời kỳ mãn kinh khi phụ nữ trải qua giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời. Trung bình thời kỳ mãn kinh sẽ xảy ra khi phụ nữ bước vào cuối những năm tuổi 40 đến đầu những năm tuổi 50. Khoảng thời gian này sẽ khác nhau ở mỗi người”, bác sĩ Quý Khoa cho biết thêm.

Người nóng bừng là bệnh gì năm 2024
Bốc hỏa là những cơn nóng xuất hiện từ bên trong cơ thể, bắt đầu ở mặt, ngực và lan toàn thân

Cơn bốc hỏa thường kéo dài bao lâu?

Không có một thước đo cụ thể nào có thể đo lường thời gian kéo dài cơn bốc hỏa, cũng như tần suất và cường độ của cơn bốc hỏa trong người.

Một nghiên cứu cho thấy khoảng 20% phụ nữ không bị bốc hỏa. Những phụ nữ khác có thể có những cơn bốc hỏa trong một khoảng thời gian rất ngắn. Cũng có những phụ nữ bị bốc hỏa kéo dài, thậm chí trong vòng 11 năm hoặc hơn. Tuy nhiên, trung bình người phụ nữ sẽ bị bốc hỏa, không có hay có đổ mồ hôi ban đêm trong khoảng 7 năm. (2)

Nguyên nhân khiến phụ nữ bốc hỏa trong người

Bác sĩ Quý Khoa chia sẻ, giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn mà hệ trục buồng trứng – tuyến yên – não bộ bị suy yếu, dẫn đến phá vỡ cơ chế ra mệnh lệnh của não bộ đến tuyến yên xuống buồng trứng để sản xuất 3 nội tiết tố quan trọng là Estrogen, Progesterone và Testosterone.

Đồng thời, sự phản hồi ngược lại từ buồng trứng về tuyến yên rồi đến não bộ để điều chỉnh và sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cũng bị trục trặc. Sự mất cân bằng nội tiết tố này đã tác động đến vào nơi đảm nhận chức năng kiểm soát thân nhiệt là vùng dưới đồi của não bộ bị rối loạn, dẫn đến nhìn nhận sai lệch về nhiệt độ của cơ thể nên truyền tín hiệu để toàn thân giải phóng nhiệt.

Người nóng bừng là bệnh gì năm 2024

Hệ quả của toàn bộ quá trình này là mạng mạch máu dưới da bị giãn nở, tim bơm máu nhanh hơn khiến thân nhiệt tăng đột ngột, làm cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn bình thường để làm mát cơ thể. Kết quả là cơ thể vã mồ hôi liên tục nên mất nhiệt gây ớn lạnh, mệt lả. Người phụ nữ luôn trong trạng thái thấp thỏm lo âu.

Người nóng bừng là bệnh gì năm 2024
Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra những cơn nóng trong cơ thể

Tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra những cơn bốc hỏa ở phụ nữ xung quanh tuổi mãn kinh và mãn kinh. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác phải kể đến gồm: (3)

1. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc điều trị trầm cảm, thuốc giảm đau opioid hoặc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây rối loạn nội tiết tố, nhất là sử dụng trong một thời gian quá dài, làm rối loạn hệ thống dẫn truyền thần kinh của trục hạ đồi – tuyến yên, dẫn đến tình trạng bốc hỏa.

2. Tâm lý căng thẳng

Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, bồn chồn và stress cũng khiến chị em gặp cơn bốc hỏa hơn so với những người duy trì được tâm lý vui vẻ và tích cực.

3. Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia, ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ… có thể gây cảm giác khó chịu và nóng bừng trong người ở nhiều chị em phụ nữ.

4. Tình trạng thừa cân hoặc béo phì

Nghiên cứu cho thấy chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có liên quan đến tần suất bốc hỏa cao hơn. Vì thế, kiểm soát tốt cân nặng, duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân hoặc béo phì là một trong những giải pháp ngăn ngừa cơn bốc hỏa xuất hiện.

Triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ dễ nhận biết

Các triệu chứng điển hình của bốc hỏa gồm:

  • Cảm giác nóng ran đột ngột lan tỏa khắp ngực, cổ và mặt.
  • Da toàn thân đỏ bừng.
  • Tim đập loạn nhịp.
  • Đổ mồ hôi.
  • Cảm giác ớn lạnh khi cơn bốc hỏa bùng lên.
  • Cảm giác lo lắng và bồn chồn.

Bác sĩ Quý Khoa cho biết, cường độ của cơn bốc hỏa có thể nhẹ nhàng hoặc dữ dội đến mức làm gián đoạn các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng bốc hỏa có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, có thể ban ngày hoặc ban đêm. Những cơn bốc hỏa xảy ra vào ban đêm có thể đánh thức chị em khỏi giấc ngủ, nếu không được giải quyết có thể gây gián đoạn giấc ngủ trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người phụ nữ.

Người nóng bừng là bệnh gì năm 2024
Cảm giác nóng ran đột ngột từ mặt, cổ và lan ra toàn thân là triệu chứng dễ nhận biết nhất

Nam giới có bị bốc hỏa không?

Đấng mày râu lầm tưởng rằng bốc hỏa chỉ xảy ra ở nữ giới, tuy nhiên nam giới cũng có thể gặp phải tình trạng này. Triệu chứng bốc hỏa ở nam giới cũng tương tự ở nữ giới, chúng sẽ bắt đầu với cảm giác nóng đột ngột ở đầu, thân khiến mặt đỏ bừng lên, mức độ tăng dần khiến cơ thể đổ mồ hôi và kết thúc bằng cơn ớn lạnh.

Nguyên nhân gây bốc hỏa ở nam giới được xác định là do thiếu hụt một lượng lớn hormone Testosterone trong cơ thể. Thông thường, tình trạng này thường đi kèm với các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như rối loạn cương dương hoặc suy giảm ham muốn tình dục. Vì thế, nam giới cũng cần nhận biết để được can thiệp điều trị và kiểm soát cơn bốc hỏa.

Bốc hỏa ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Bác sĩ Quý Khoa cho biết, cơn bốc hỏa với những triệu chứng như mặt đỏ bừng và đổ mồ hôi khiến phụ nữ thiếu tự tin, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Không những thế, những cơn bốc hỏa xuất hiện vào ban đêm khiến chị em ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ, lâu dầu khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và tinh thần cho công việc và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Bước sang thời kỳ mãn kinh, tình trạng suy giảm nội tiết tố khiến phụ nữ dần mất đi khoái cảm, giảm cảm giác hưng phấn khi quan hệ tình dục. Nhiều trường hợp phụ nữ tránh né, sợ “cuộc yêu” vì cảm giác quan hệ đau đớn do âm đạo khô rát, lâu dần trở nên lãnh cảm và dễ đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan mật thiết giữa tình trạng bốc hỏa và gia tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương và các bệnh xương khớp. Cơn nóng có thể khiến huyết áp tăng đột ngột, thay đổi mạch máu vì thế có thể gia tăng nguy cơ bị đột quỵ cũng như các bệnh lý tim mạch.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

“Trong những trường hợp cơn bốc hỏa ảnh hưởng nặng nề đến công việc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và giấc ngủ ban đêm, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách kiểm soát cơn bốc hỏa cũng như các triệu chứng mãn kinh hiệu quả hơn”, bác sĩ Quý Khoa nhắn nhủ.

Người nóng bừng là bệnh gì năm 2024
Chị em cần thăm khám ngay khi các triệu chứng bốc hỏa ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động sinh hoạt thường ngày

Cách điều trị và kiểm soát cơn bốc hỏa ở phụ nữ

Bốc hỏa khiến chị em khó chịu, bực bội, ảnh hưởng đến chất lượng sống, công việc và các mối quan hệ. Để kiểm soát cơn bốc hỏa đang gặp phải, chị em cần ghi nhớ 4 lưu ý sau: (4)

1. Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp chị em giảm bớt nguy cơ cũng như cường độ của những cơn bốc hỏa. Theo đó chị em cần:

  • Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ các nhóm chất, nhất là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày, không ăn quá nhiều để tránh tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không sử dụng thường xuyên những chất kích thích như rượu, bia, cafein, thuốc lá.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, tối thiểu 30 phút mỗi ngày vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa xua tan mệt mỏi.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng bổ sung Estrogen

Nên bổ sung Estrogen thực vật vào chế độ ăn uống hàng ngày để tránh tình trạng suy giảm nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh, ngăn ngừa xuất hiện các cơn bốc hỏa. Estrogen thực vật như isoflavone được chứng minh có thể làm giảm các cơn bốc hỏa. Chị em có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa isoflavone trong đậu nành, đậu xanh, hạt lanh, trái cây, rau củ quả…

3. Duy trì tâm lý thoải mái, lạc quan và vui vẻ

Nhiều chị em gặp phải nhiều triệu chứng mãn kinh khác nhau như bốc hỏa, trầm cảm, lo lắng… Để kiểm soát tốt những tình huống này, chị em cần:

  • Tìm kiếm bộ môn giúp làm dịu tinh thần như yoga, thiền hoặc các bài tập thở sâu, thở chậm. Trò chuyện cùng bạn bè, người thân để được giải tỏa cảm xúc.

4. Kiểm soát triệu chứng bốc hỏa vào ban đêm

Tình trạng nóng bừng và đổ mồ hôi vào ban đêm có thể cản trở giấc ngủ của chị em. Một số biện pháp có thể giúp chị em ngủ hơn hơn gồm:

  • Giữ phòng ngủ luôn mát mẻ để ngăn việc đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Không sử dụng rượu bia và cafein vào ban đêm.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ.

Sau cùng, chị em có thể đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp khắc phục các triệu chứng bốc hỏa. Khuyến cáo chị em chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng thuốc trong thời gian dài để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, liên kết chặt chẽ cùng các chuyên khoa khác trong bệnh viện như Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, khoa Nội tiết… mang đến phác đồ điều trị cá thể hóa cho từng trường hợp cụ thể… nhờ đó điều trị triệt để gốc rễ nguyên nhân gây bốc hỏa ở chị em phụ nữ, có giải pháp cải thiện hiệu quả giúp chị em sống vui khỏe và hạnh phúc.

Người nóng bừng là bệnh gì năm 2024
ThS.BS Nguyễn Thị Quý Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng chị em trong giải quyết vấn đề khô âm đạo

Để đặt lịch hẹn thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng những thông tin trên đây giúp chị em biết cách kiểm soát tình trạng bốc hỏa mà 80% phụ nữ sẽ trải qua. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Người nóng bừng nhưng không sốt ở nam là bệnh gì?

Tương tự với những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, nam giới trung niên cũng có nguy cơ gặp phải triệu chứng nóng bừng bừng nhưng không sốt này. Tuy nhiên, nguyên nhân ở nam giới có thể đến từ một số bệnh lý tiềm ẩn khác như bệnh lý liên quan đến tinh hoàn, suy tuyến thượng thận hoặc ung thư tiền liệt tuyến…

Làm sao để biết mình bị nóng trong người?

Tổng hợp các biểu hiện nóng trong người phổ biến.

Nổi mẩn ngứa, mề đay hoặc mụn nhọt. ... .

Cơ thể nóng bừng hoặc vàng da. ... .

Hơi thở có mùi hôi. ... .

Quầng thâm quanh mắt và những vấn đề về mắt khác. ... .

Môi khô, nứt nẻ, nhiệt miệng. ... .

Táo bón, nước tiểu, phân có biểu hiện lạ ... .

Chán ăn, ăn nhiều mà không tăng cân. ... .

Rối loạn tiêu hóa..

Tại sao lại bị nóng bừng?

Nóng trong bụng là tình trạng tiêu hoá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi người bệnh ăn quá nhiều thức ăn cay nóng hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu bia. Thông thường, nóng bụng trên sẽ gặp nhiều hơn so với tình trạng nóng bụng dưới.

Tại sao mặt đỏ bừng?

Đỏ bừng mặt hay da đỏ bừng xảy ra do lưu lượng máu tăng lên, chảy đến một vùng da nhiều hơn như má, khiến các mạch máu giãn ra để bù trừ. Người gặp tình trạng này cũng có thể cảm thấy ấm hoặc nóng ở khu vực quanh cổ, ngực, mặt.