Nguyên tắc pr là gì

Trong giai đoạn hiện nay, trên mạng xã hội, trên một số diễn đàn cũng như các thiết bị thông tin đại chúng, cụm từ PR cũng được nhắc đến khá nhiều và được đề cập rộng rãi. Một số chủ thể là người làm trong nghề truyền thông, báo chí hay các doanh nghiệp, những người đi làm hay các đối tượng là sinh viên đều biết đến ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, đối với những người ít tiếp xúc với mạng xã hội thì cụm từ này khá xa lạ. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu PR là gì? PR viết tắt của từ gì? Nghề PR là nghề làm việc gì?

Nguyên tắc pr là gì

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

PR là gì?

  • 1 1. PR là gì?
  • 2 2. PR viết tắt của từ gì? 
  • 3 3. Nghề PR là gì?

1. PR là gì?

Ta hiểu về PR như sau:

Trên thực tế, từ PR hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành truyền thông, báo chí, quảng cáo.

Nhằm mục đích để định nghĩa về PR, ta có thể hiểu PR đó chính là một phần của marketing. PR được hiểu cơ bản chính là cách thức mà tổ chức, doanh nghiệp, công ty thực hiện các quan hệ giao tiếp với các đối tượng bên ngoài nhằm mục đích để xây dựng, quản lý hình ảnh, thương hiệu của mình được hiệu quả trong mắt công chúng.

Những loại hình PR phổ biến trong giai đoạn hiện nay:

– Tổ chức sự kiện là một loại hình PR phổ biến: Để nhằm mục đích có thể thu hút sự chú ý của đông đảo các chủ thể là người dân nhằm mục đích xây dựng thương hiệu sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp thường tổ chức những sự kiện quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình tại các địa điểm đông người cụ thể như công viên, sân vận động, nhà văn hoá, trung tâm triển lãm và nhiều địa điểm cụ thể khác.

– Hoạt động tài trợ là một loại hình PR phổ biến: Thông qua việc thực hiện những hỗ trợ về hiện vật cụ thể đó chính là các sản phẩm của doanh nghiệp hoặc hiện kim cho các chương trình thông qua báo chí, truyền thông cũng được biết đến là một hình thức để nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các hoạt động tài trợ thương mại (gameshow, các chương trình giải trí) hoặc tài trợ từ thiện (chương trình vì người nghèo, người bất hạnh, đồng bào bị thiệt hại do thiên tai…) tuỳ theo mục đích hướng đến của bản thân mình.

– Quan hệ cộng đồng là một loại hình PR phổ biến: Việc lựa chọn tham gia các nghiệp đoàn, hội nhóm ngành nghề sẽ giúp các chủ thể vừa có thể thực hiện việc trao đổi thông tin, hỗ trợ hoạt động kinh doanh, cũng vừa là cách thức quảng bá, khẳng định thương hiệu, tìm kiếm cơ hội hợp tác hiệu quả đối với các doanh nghiệp.

– Thông cáo báo chí là một loại hình PR phổ biến: Thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, các doanh nghiệp cũng sẽ có trách nhiệm thực hiện đưa tin về những hoạt động của mình cụ thể như: khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm…

– Viết bài PR là một loại hình PR phổ biến: Các doanh nghiệp sẽ có thể phát hành những ấn phẩm, tạp chí, sách báo chứa những thông tin về công ty hữu ích cho khách hàng. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể thực hiện những bài viết về một lĩnh vực cụ thể với cách viết như việc đưa ra một vấn đề, giải pháp thực hiện và cuối cùng là sản phẩm cần thiết. Bài viết tốt và hiệu quả cũng sẽ hướng các chủ thể là những đối tượng người tiêu dùng đến với sản phẩm hay các dịch vụ của công ty một cách tự nhiên.

2. PR viết tắt của từ gì? 

PR là từ viết tắt của cụm từ “Public Relations”. Trong tiếng Anh, cụm từ Public Relations này có nghĩa là:

– Public (danh từ): công chúng, quần chúng.

– Relation (danh từ): quan hệ.

Như vậy “Public Relations” có nghĩa là “quan hệ công chúng”.

PR (hay còn được hiểu là quan hệ công chúng) được hiểu cơ bản chính là hoạt động của một nhóm người thuộc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp nào đó khi cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp đó chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để nhằm mục đích có thể tạo dựng và giữ gìn hình ảnh tích cực của công ty, tổ chức mình với các đối tượng là khách hàng.

Có thể hiểu cơ bản thì PR là hoạt động nhằm mục đích để có thể tạo dựng hình tượng, gây ấn tượng và thiện cảm cho công chúng về một tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp.

PR cũng được biết đến chính là một kênh truyền thông giúp tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa các tổ chức xã hội với công chúng.

3. Nghề PR là gì?

Ta hiểu về nghề PR như sau:

Công chúng sẽ bao gồm các tầng lớp nhân dân sinh sống trong xã hội, là nhóm người quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trọng tâm đến doanh nghiệp. (trực tiếp hoặc gián tiếp). Công chúng đối với các doanh nghiệp là bao gồm các đối tượng chính sau: Khách hàng (người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp); Các cơ quan truyền thông; Các cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc quản lý ngành nghề mà doanh nghiệp đang có cùng các cơ quan thẩm quyền có liên quan; Ban tổ chức lãnh đạo và nhóm người làm trong doanh nghiệp đó; Các doanh nghiệp, tổ chức, công đoàn khác.

Bản chất của nghề quan hệ công chúng đó chính là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục. Và tuy rằng các hiệu quả không thể sờ thấy được, việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng chính là những kết quả cuối cùng mà các chủ thể cần phải đạt tới.

Quan hệ công chúng được định nghĩa cơ bản chính là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nhằm mục đích có thể nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài.

Để làm tốt công việc PR, sau đây là một số công việc thường làm của nhân viên PR mà chúng ta thường nhắc đến:

– Lập kế hoạch PR và tổ chức những sự kiện đặc biệt, thu hút là một công việc thường làm của nhân viên PR:

Một nhân viên PR chuyên nghiệp sẽ thường phải biết cách lập kế hoạch PR để nhằm mục đích có thể tổ chức và điều hành những sự kiện nhằm để quảng bá về một số hoạt động, sản phẩm mới và đặc biệt của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… thu hút sự chú ý của công chúng.

Các sự kiện sẽ rất phong phú và có nhiều hình thức tổ chức từ các hội nghị, triển lãm, những lễ kỉ niệm, cuộc thi, giải thưởng cho đến những lễ ra mắt sản phẩm mới, những buổi họp báo…

– Viết bài PR là một công việc thường làm của nhân viên PR:

Với nghề PR, bài viết được biết đến chính là công cụ được sử dụng thường xuyên để nhằm mục đích có thể thực hiện việc truyền tải thông điệp đến công chúng. Vì vậy, các chủ thể là những nhân viên PR cần phải có kỹ năng viết tốt để nhằm mục đích sẽ có thể thực hiện những bài viết quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, bản thông cáo báo chí, tài liệu báo chí, báo cáo dành cho cổ đông, báo cáo thường niên, bản tin nội bộ cũng như nhiều dạng bài viết khác trong doanh nghiệp.

– Quan hệ với truyền thông và báo chí là một công việc thường làm của nhân viên PR:

Quan hệ với giới truyền thông, báo chí được biết đến chính là một phần quan trọng trong công việc PR. Việc thiết lập và phát triển một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với giới báo chí, truyền thông trên thực tế có vai trò quan trọng sẽ giúp cho việc xây dựng, quảng bá và giữ gìn thương hiệu của cá nhân hay của doanh nghiệp được hiệu quả.

Chủ thể là người làm PR có nhiệm vụ liên tục cung cấp thông tin cập nhật mới nhất về doanh nghiệp, tổ chức của mình hoặc khách hàng tới báo chí. Công việc này sẽ bao gồm những hoạt động như soạn thảo và phát thông cáo báo chí, họp báo, tổ chức các buổi gặp mặt và một số các công việc cơ bản khác.

Chủ thể là nhân viên PR chuyên nghiệp cũng cần phải luôn liên tục duy trì và phát triển hình ảnh của công ty mình, của các đối tượng là những khách hàng thông qua quảng cáo và việc xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Nghiên cứu và đánh giá là một công việc thường làm của nhân viên PR:

Nghiên cứu và đánh giá thực chất chính là hoạt động không thể thiếu, việc nghiên cứu và đánh giá sẽ cần trở thành nguyên tắc và thói quen với bất cứ người làm PR chuyên nghiệp nào. Một chương trình PR sẽ cần phải được liên tục đánh giá nhằm mục đích để có thể từ đó rút kinh nghiệm, làm tiền đề cho việc xây dựng những kế hoạch PR hiệu quả hơn sau này tại các cơ quan cũng như các tổ chức. Một chủ thể là người làm PR có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nhằm mục đích có thể thực hiện tiến hành nghiên cứu, đánh giá các nhóm công chúng và chương trình thực hiện.

– Xử lý khủng hoảng là một công việc thường làm của nhân viên PR:

Một trong những nhiệm vụ chính của bộ phận PR nói chung và nhân viên PR chuyên nghiệp nói riêng mà chúng ta có thể kể đến đó chính là nhiệm vụ xử lý khủng hoảng. Khủng hoảng thương hiệu dược hiểu là câu chuyện có thể xảy ra với bất kỳ một thương hiệu nào. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó cùng với trách nhiệm chuyên môn của chủ thể laf người làm công tác PR, các chủ thể cũng sẽ cần biết nhận diện những rủi ro và ngăn ngừa khủng hoảng có thể xảy ra.

Kiểm soát thông tin và thiết lập mối quan hệ thông tin một cách hiệu quả chính là cách thức được sử dụng nhằm mục đích để các chủ thể là những nhân viên PR có thể đề phòng các cuộc khủng hoảng và có cách xử lý nhanh trí, khôn khéo nhất khi tình huống khủng hoảng xảy ra.

– Bên cạnh đó thì cũng còn một số các công việc cơ bản khác.

Ta nhận thấy, để trở thành một chuyên viên PR giỏi các chủ thể sẽ cần phải có kiến thức nền tảng vững vàng, năng lực tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm tốt.