Nhà ở chính sách là gì năm 2024

Bộ Xây dựng cho biết, Luật Nhà ở năm 2014 có quy định ưu đãi cho doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ trong trường hợp tự lo chỗ ở cho người lao động. Tuy nhiên, Luật Nhà ở năm 2014 chưa có quy định đối tượng này là đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, trong khi nhu cầu của các đối tượng này là rất lớn để lo nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp mình.

Theo quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở năm 2014: các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phân biệt hình thức hỗ trợ đều phải đảm bảo đủ 03 điều kiện (nhà ở, cư trú, thu nhập). Việc này dẫn đến bất cập là những người thu nhập thấp, để thuê nhà ở xã hội (không mua bán, chuyển quyền sở hữu nhà ở) cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ chứng minh 3 điều kiện nêu trên.

Bên cạnh đó, việc quy định điều kiện về cư trú "Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này" để đảm bảo nguồn lực hỗ trợ của các địa phương có dự án nhà ở xã hội chỉ chăm lo nhà ở cho người dân, người lao động làm việc trên địa bàn đã không còn phù hợp trong tình hình mới, đồng thời phát sinh thủ tục hành chính không cần thiết.

Điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội

Với những lý do nêu trên, Bộ Xây dựng đề xuất thí điểm quy định về đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội theo hướng:

1- Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Điều kiện về nhà ở: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu 10m2/người.

- Điều kiện về thu nhập:

+ Các đối tượng là người thu nhập thấp; công nhân, người lao động, chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;

+ Các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Chính phủ; các đối tượng là người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc diện được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập.

2- Trường hợp thuê nhà ở xã hội thì không bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở và thu nhập như trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội.

3- Doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà ở xã hội tại khu công nghiệp theo pháp luật về nhà ở cho người lao động trong đơn vị mình thuê lại theo quy định của Luật Nhà ở. Những doanh nghiệp, hợp tác xã này phải có hợp đồng thuê mặt bằng khu công nghiệp và đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp đó và phải có hợp đồng thuê, sử dụng lao động với các đối tượng quy định tại Luật Nhà ở.

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở xã ở.

Nhà ở xã hội là gì?

Khái niệm nhà ở xã hội được quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 như sau:

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở xã ở.

Như vậy, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước, diện tích của nhà ở được quy định tương ứng với từng loại nhà cụ thể.

Hiện nay, nhà ở xã hội gồm các loại sau:

- Nhà ở xã hội là nhà chung cư: Diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2 sàn, tối đa là 70m2 sàn.

- Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng: Diện tích nhà ở không quá 70m2.

Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Điều 49 Luật Nhà ở 2014 nêu rõ có 09 đối tượng được mua nhà ở xã hội, nếu đáp ứng được các điều kiện đủ, cụ thể:

1Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng2Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn3Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu4Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị5Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp6Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân7Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức8Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định9Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Lưu ý: Theo Điều 51 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng nêu trên được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cần đáp ứng đủ 03 điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập.

Thời hạn sử dụng nhà ở xã hội

Điều 55 Luật nhà ở 2014 quy định, nhà ở xã hội là nhà chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ. Theo các quy định hiện hành, không có quy định cụ thể nào về thời hạn sở hữu nhà ở xã hội hay sở hữu nhà ở chung cư. Theo quy định tại khoản 1 điều 99 Luật nhà ở 2014, thời hạn sử dụng nhà chung cư căn cứ vào hai yếu tố sau:

- Cấp công trình xây dựng;

- Kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2009/BXD quy định:

Nhà chung cư được phân thành 4 cấp (từ cấp I đến cấp IV), nhà ở riêng lẻ được phân thành 2 cấp (III và IV) theo Bảng A.1 Phụ lục A;

Cấp của nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ có các tầng hầm được chọn theo cấp cao hơn căn cứ số tầng trên mặt đất (Bảng A.1) hoặc số tầng hầm (Bảng A.2).

Độ bền vững của công trình được chia ra 4 bậc theo quy định mục 2.2.1.8 của QCVN 03:2009 như sau:

Bậc I: Niên hạn sử dụng trên 100 năm;

Bậc II: Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm;

Bậc III: Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm;

Bậc IV: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

Thời hạn sử dụng nhà ở xã hội do mua của chủ sở hữu lần đầu

Theo quy định tại khoản 1 điều 123 Luật nhà ở và điều 73 nghị định 99/2015/NĐ-CP, bên bán được bán nhà ở gắn với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc quyền thuê đất ở có nhà ở đó cho bên mua trong một thời hạn nhất định. Trong thời hạn đó, bên bán không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Bên mua được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1 điều 7 như sau: thu hồi Giấy chứng nhận của bên bán và cấp Giấy chứng nhận mới cho bên mua hoặc ghi bổ sung vào trang 3 của Giấy chứng nhận đã cấp cho bên bán và giao lại Giấy chứng nhận này cho bên mua. Trong trường hợp bên mua và bên bán có thỏa thuận về việc bên mua nhà ở được quyền bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở thì bên mua lại, bên được tặng cho, bên được thừa kế, bên nhận góp vốn chỉ được sở hữu nhà ở theo thời hạn mà bên mua nhà ở lần đầu đã thỏa thuận với chủ sở hữu lần đầu.

Khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện xử lý nhà ở theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP như sau: Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được chuyển lại cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu hoặc người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu lần đầu. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng đang sở hữu nhà ở và cấp lại Giấy chứng nhận cho đối tượng được xác định là chủ sở hữu nhà ở lần đầu./.