Vi phạm hành chính là gì gdcd 12 năm 2024

Bài 2

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT



1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật

  1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những qui định của

pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

  1. Các hình thức thực hiện pháp luật

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:

- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm

những gì mà pháp luật cho phép làm.

- Thi hành pháp luật (còn gọi là chấp hành pháp luật): Các cá nhân, tổ chức thực hiện

nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy

định phải làm (xử sự tích cực).

- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm

làm (xử sự thụ động).

- Áp dụng pháp luật:

Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các qui định của pháp luật,

ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ

cụ thể của cá nhân, tổ chức. Đó là các trường hợp:

  • Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong

quản lí, điều hành.

  • Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải

quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.

  1. Các giai đoạn thực hiện pháp luật (HS đọc thêm)

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

  1. Vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm

pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có đủ các dấu hiệu cơ bản sau:

Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật

- Hành vi trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động.

+ Hành vi trái pháp luật có thể là hành động – Cá nhân, tổ chức làm những việc không

được làm theo quy định của pháp luật.

  • Hành vi trái pháp luật có thể là không hành động – Cá nhân, tổ chức không làm

những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

- Hành vi trái pháp luật đó xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức

khỏe – tâm lí. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải là:

- Người đã đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp

luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí hành chính và hình sự.

- Người có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử

sự của mình (không bị bệnh về tâm lí làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành

GV: Trương Lương Thương – THPT Long Xuyên

Vi phạm pháp luật hình sự là gì GDCD 12?

Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm, đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

Sử dụng pháp luật là gì lớp 12?

Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện dưới hình thức này.

Tuân thủ pháp luật là gì GDCD?

Tuân thủ pháp luật là một trong 04 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Theo phương diện này, tuân thủ pháp luật là hoạt động nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, biến quy định pháp luật trở thành hành vi của các chủ thể.

Hình sự là gì lớp 12?

Hình sự là việc trừng trị những tội phạm, những hành vi phạm tội xâm hại nghiêm trọng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Nhắc đến hình sự là nhắc đến tội phạm, người phạm tội và những hình phạt là nội dung cơ bản trong pháp luật hình sự.