Những mặt tích cực của văn hóa làng Việt truyền thống là gì

Văn hóa làng xã Việt Nam là nội dung quan trọng trong bản sắc văn hóa dân tộc ta, đồng thời cũng là sản phẩm chủ yếu của người nông dân. Là một nội dung quan trọng, đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa làng xã tồn tại khá bền vững trong lịch sử với cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực cụ thể. Hiện nay, các mặt tích cực và tiêu cực của văn hóa làng xã Việt Nam đang có những biến đổi, chuyển hóa phức tạp đã đặt ra nhiều vấn đề mới cho các nghiên cứu cụ thể. Một trong những vấn đề nổi lên là văn hóa làng xã Việt Nam với trách nhiệm xã hội người nông dân hiện nay.

Lịch sử dân tộc ta với đặc trưng nổi bật là dựng nước gắn liền với giữ nước. Ngay từ rất sớm, ông cha ta đã biết vận dụng sức mạnh tổng hợp để bảo vệ độc lập, tự chủ dân tộc. Một trong những nhân tố có tính chất điển hình, đặc sắc tạo nên sức mạnh tổng hợp đó là văn hóa, văn hóa làng xã Việt Nam. Riêng ở dân tộc ta, lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích gia đình, cá nhân… là thống nhất với nhau nhiều hơn so với các dân tộc khác.

Cho nên đại đoàn kết toàn dân tộc mới trở thành truyền thống, nét văn hóa đặc sắc Việt Nam. Trong sự thống nhất ấy, văn hóa làng xã là hạt nhân cơ bản, là trung gian bắt nhịp giữa cá nhân với toàn thể quốc gia, dân tộc. Hiện tượng “ mất nước, chứ không mất làng” là nét đặc thù của dân tộc ta. Có cả một thời gian dài ( một nghìn năm Bắc thuộc), chính quyền Trung ương bị mất, nhưng kẻ xâm lược không xâm nhập được vào làng xã Việt Nam. Những sắc thái văn hóa làng xã Việt Nam luôn bị chính sách đồng hóa về văn hóa, nhưng không bị mất, mà vẫn phát triển với những giá trị bền vững của nó. Nhờ đó mà những tiềm năng thuộc ý thức dân tộc âm ỷ và đến lúc nó mở rộng, phát triển thành cái phổ biến toàn dân tộc, khôi phục lại độc lập, tự chủ.

Trách nhiệm xã hội là vấn đề còn nhiều mới mẻ và cũng đang được đặt ra có tính cấp bách để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ở nước ta hiện nay. Trách nhiệm xã hội bao giờ cũng gắn với chủ thể cụ thể trong xã hội trong quan hệ với toàn xã hội và cộng đồng dân tộc. Trong lịch sử, văn hóa làng xã Việt Nam và trách nhiệm xã hội của người nông dân gắn bó với nhau với tính thống nhất và sự khác biệt, vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau.

Những người nông dân vừa là sản phẩm, đồng thời vừa là chủ thể của văn hóa làng xã Việt Nam. Về cơ bản, văn hóa làng xã Việt Nam phản ánh nền kinh tế khép kín, tự túc, tự cấp về nông nghiệp là chủ yếu. Nền kinh tế đó gắn với chủ thể nông dân trồng trọt ở nông thôn. Sản phẩm chủ yếu trong hoạt động kinh tế của họ không phải dùng trao đổi với bên ngoài, trên thương trường. Với những đặc trưng sản xuất ấy tạo nên một cộng đồng, một tâm lý khá vững chắc mang sắc thái làng xã. Họ có trách nhiệm khá cao với cộng đồng làng xã và gia đình ở mọi phương diện cả kinh tế và xã hội.

Giá trị nhân cách thường được khẳng định, đánh giá trong làng xã, dòng họ là chủ yếu. Trách nhiệm đó là sức mạnh to lớn làm cho pháp luật nhà nước “phép Vua” cũng phải thua thiệt với “lệ làng”. Thậm chí cả chính sách đô hộ về chính trị, quân sự của kẻ xâm lược cũng khó xâm nhập vào làm biến đổi nó. Tuy nhiên, khi Tổ quốc bị các thế lực nước ngoài thôn tính thì người nông dân Việt Nam chuyển hóa trách nhiệm với cộng đồng làng xã thành trách nhiệm xã hội với ý nghĩa đối với quốc gia, dân tộc. Nhờ có sự chuyển hóa này mà các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm giành quyền độc lập, tự chủ dân tộc có sức mạnh to lớn.

Hiện nay, trách nhiệm xã hội của người nông dân Việt Nam đòi hỏi có những vấn đề mới cả về phạm vi, trình độ và tính chất thường xuyên, liên tục. Trách nhiệm xã hội đó không dừng lại ở giới hạn làng xã, mà ở tầm quốc gia, dân tộc, thậm chí cả vấn đề cấp bách toàn cầu. Hơn nữa, trách nhiệm xã hội đó không chỉ khi có thế lực xâm lược nước ngoài đến thôn tính, mà ngay trong điều kiện đất nước đang có hòa bình.

Trách nhiệm đó đang bị văn hóa làng xã chi phối cả về mặt tích cực và cả về mặt tiêu cực. Văn hóa làng xã Việt Nam có thế mạnh tạo cho người nông dân về tâm lý, ý thức cộng đồng trong phạm vi hẹp, nhưng lại hạn chế về ý thức chung toàn xã hội. Trong điều kiện hiện nay, trách nhiệm xã hội của người nông dân Việt Nam đang diễn ra những xung đột ở lĩnh vực văn hóa, văn hóa làng xã với cả hai mặt cơ hội và thách thức; tích cực và tiêu cực khá phức tạp. Trong các nhân tố cấu thành văn hóa làng xã Việt Nam liên quan đến trách nhiệm xã hội của người nông dân hiện nay là vấn đề tâm lý.

Hiện nay, trách nhiệm xã hội ở nước ta đang đặt ra cho người nông dân ở phạm vi rộng quốc gia, dân tộc và ở trình độ cao gắn với xã hội công dân, gắn với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, làng xã phải tháo gỡ những nếp cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp của làng xã truyền thống như co cụm, khép kín “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ” hay kiểu “Phép vua thua lệ làng”… nhưng cũng đồng thời phải bảo lưu được những giá trị quý báu của văn hóa làng xã như ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng; tôn trọng trật tự, kỷ cương; tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc “tắt lửa tối đèn có nhau”… Chúng ta xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó bản sắc dân tộc phải chăng một phần quan trọng nằm ở văn minh làng xã cổ truyền.

Những giá trị mang tính bản sắc ấy ở nông thôn đang đứng trước những thách thức rất lớn.

Để giải quyết vấn đề này, thiết nghĩ Nhà nước cần có những giải pháp vĩ mô, nhưng vai trò rất quan trọng của mỗi cộng đồng dân cư, làng xã, dòng họ và mỗi cá nhân phải được phát huy, khơi lại những giá trị truyền thống trong trẻo, nâng cao lòng tự hào về truyền thống để thích nghi với xã hội hiện đại mà không mất gốc, mất đi bản sắc văn hóa Việt được đúc kết qua ngàn năm lịch sử đáng tự hào của tổ tiên ta.

Cần bảo tồn nguyên vẹn tri thức, cảnh quan, không gian văn hóa cổ truyền, giữ gìn môi trường, nét đẹp văn hóa làng quê trong sự tương quan hài hòa với những công trình kiến trúc hiện đại. Đồng thời, dự báo được xu thế vận động, phát triển của làng quê trong tương lai; không được nóng vội, chủ quan mà cần có thời gian để người dân quê có tâm thế sẵn sàng thay đổi.

Việc tiếp cận những giá trị mới đến từ bên ngoài như tinh thần thượng tôn pháp luật, thực hành tự do dân chủ, bảo đảm quyền con người, tôn trọng sự khác biệt, tinh thần khoan dung, vị tha, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội… là điều cần thiết trên nền tảng tri thức, vốn sống, vốn văn hóa làng để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị; giữa Việt Nam với các nước tiên tiến trên thế giới. Mở cửa để hội nhập, giao thoa với nhiều không gian và nền văn hóa mới ở xung quanh là một tất yếu của cuộc sống.

Điều quan trọng là chủ thể của mỗi làng phải chuẩn bị những hành trang văn hóa để đưa làng mình phát triển ngày càng giàu đẹp, bền vững và trù phú hơn. Đến hiện đại từ những giá trị vững bền của văn hóa truyền thống sẽ là hướng đi thức thời và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Bằng bản lĩnh, ý chí và quyết tâm của những người dân quê và sự quan tâm của các cấp, các ngành, chúng ta có quyền tin tưởng trong tương lai không xa, những làng quê Việt sẽ cất cánh, tiến xa hơn trong sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Hơn lúc nào hết, đây là lúc phải huy động sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp để thúc đẩy khu vực nông thôn, nông nghiệp bứt lên, vượt qua khó khăn thách thức, tạo bước phát triển mang tính đột phá. Đó chính là phát huy sức mạnh của cả khối đại đoàn kết dân tộc trong việc tìm kiếm những giải pháp khả thi để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn./.

Văn hóa nông thônĐề tài: Làng và văn hóa làng của người Việt ở Việt Nam.I. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTrong cuộc sống hiện đại ngày nay khi mà đất nước đang trên đà phát triển ngày một hiện đại và giàu đẹp hơn. Không nằm ngoài sự phát triển đó ở các vùng nôn thôn, các làng quê đã có nhiều sự thay đổi để bắt kịp sự phát triển của đất nước, bằng chứng là ở các vùng nông thôn ngày nay các khu công nghiệp, các khu chế xuất mọc lên ngày càng nhiều và quy mô thì ngày càng lớn hơn.Từ những khu công nghiệp, khu chế xuất đó mà đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao hơn: nhà nào cũng có tivi, đài, xe máy.v.v… Các quán hàng thì mọc lên ngày một nhiều cùng với các loại hình dịch vụ giải trí: karaoke, internet.v.v… Nhưng đó cũng chính là vấn nạn cần quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của nhân dân. Và quan trọng hơn nó sẽ phá vỡ nét văn hóa “làng” độc đáo khi mà ngày nay mọi người giành thời gian cho những hoạt động của làng xã ngày càng ít.Để không cho một nét văn hóa độc đáo có từ hàng ngàn năm bị phai nhạt và lãng quên. Để cho mọi người thấy được những nét độc đáo mà không đâu trên thế giới ngày nay có và gìn giữ được thì việc nghiên cứu và tìm tòi những nét đẹp độc đáo của văn hóa làng lại cần thiết đến vậy. chính vì lý do này mà em chọn đây là đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận này.Đề tài này tuy không phải là một đề tài mới và đã được rất nhiều nhà khoa học lớn tìm tòi và nghiên cứu. Nhưng đây là một vấn đề rất rộng lớn mà ở đây em chỉ chọn một khía cạnh nhỏ để mà tìm hiểu thêm về văn hóa làng.2. Bố cục của bài viếtBài viết gồm 3 phần:1Văn hóa nông thônPhần 1- mở đầu: lý do chọn đề tài và đặt vấn đề cho bài viếtPhần 2- nội dung: giải quyết vấn đềPhần 3- kết bài: kết thúc vấn đề.II. NỘI DUNGLàng Việt, trong quá khứ và hiện tại, luôn là một cộng đồng về lãnh thổ, kinh tế, văn hóa và là những tế bào sống trong cơ cấu xã hội Việt Nam, nơi lưu giữ và biểu hiện sinh động bản sắc văn hóa Việt Nam. 1. Làng và văn hoá làng1.1. Khái niệmKhái niệm Làng gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam với 3 đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hoá, lối sống, đạo đức.v.v...); ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước); và tính đặc thù độc đáo, rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống nhau).Nền văn hoá Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng xã, quê hương. Tập tục làng, truyền thống và văn hoá làng là chất keo đặc thù gắn kết mọi thế hệ thành viên của làng. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu sử học vẫn chưa xác định rõ làng xuất hiện từ khi nào. Nhưng làng và văn hoá làng được xem là phát triển rực rỡ nhất vào thế kỷ XVI-XVIII. Ngoài ra, làng và văn hoá làng chỉ có ở Việt Nam, ở nhiều nước làng cũng như tổ chức làng hầu như không có. 1.2. Nét đặc chưng Làng không chỉ là sản phẩm của một nền tổ chức chính trị nhà nước mà nó còn là sản phẩm văn hoá mang bản sắc người Việt. Văn hoá làng được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hoá mang giá trị truyền thống: cây đa, bến sông, con đê, mái đình, giếng nước đến các bản gia phả, hương ước, hội hè đình đám, những 2Văn hóa nông thônlàn điệu dân ca, dân vũ. Đó còn là phong tục tập quán, cách ứng xử, tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo, phương thức hoạt động, nghề đặc trưng.v.v…Có thể xem văn hoá làng chính là những khuôn thước ứng xử nằm sâu trong mỗi con người, những nhân tố tạo nên tính cộng đồng. Và những ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, giữa các cộng đồng với nhau được tổng kết qua kinh nghiệm sống đã trở thành văn hoá. Văn hóa làng như một dòng nước ngầm không thể nhìn thấy nhưng lại có sức mạnh chi phối, điều khiển mỗi người trong cộng đồng làng. Các nhà nghiên cứu văn hoá cũng như sử học Việt Nam đều khẳng định 80% văn hoá vật thể là ở làng. Đó chính là “cây đa, bến nước, sân đình”, là ngôi chùa hay những ngôi nhà cổ. Và cũng 80% văn hóa phi vật thể ra đời từ văn hoá làng. Đó là những phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng.v.v…Nói sâu hơn thì văn hoá làng chính là cái gốc của văn hoá dân tộc. Tổng thể nền văn hóa dân tộc đều mang bản sắc văn hoá vùng, miền. Mà cái tạo nên văn hoá vùng miền chính là văn hoá làng, đơn vị tổ chức nhỏ nhất. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng biệt. Vì vậy nền văn hóa Việt Nam cũng đa dạng và vô cùng phong phú.1.3. Nét đặc thù Với đơn vị là làng, văn hóa đã hiện ra như là những khuôn thước ứng xử nằm ở tầng sâu trong đời sống cộng đồng; như là hệ thống các giá trị đặc thù qui định và ngầm điều khiển các quan hệ cộng đồng; như là sự tổng hợp của những kinh nghiệm sống hình thành qua lịch sử của các cộng đồng. Mỗi con người Việt Nam, nếu có được cái may mắn là sinh ra và lớn lên ở làng, thì dù đi đâu, về đâu; dù làm nghề nay hay nghề kia; dù mang quốc tịch này hay quốc tịch khác cũng đều khó có thể thoát ly khỏi tâm thức làng, lề thói làng, giá trị làng, cái đã ăn sâu vào văn hóa cá nhân."Phép vua thua lệ làng" thành ngữ gắn liền với quá trình phát triển của làng Việt. Thông qua thành ngữ này, văn hóa làng luôn biểu đạt cái đặc trưng riêng, cái có ý nghĩa riêng, cái mang lại sức mạnh của làng. Lịch sử cho thấy, tất cả những gì là ngoại nhập hay ngoại sinh, nếu muốn có chỗ đứng thực sự ở làng thì phải tìm cách "chung sống" với văn hóa làng.3Văn hóa nông thônChính từ thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt mà chúng ta nhận ra văn hóa làng. Xác định sự tồn tại hiện thực của văn hóa làng là sự phát triển phù hợp với sự tiến triển của các ngành tri thức về văn hóa. Có lẽ chỉ khi đặt trong tương quan với các dạng thức văn hóa vùng và các loại văn hóa cộng đồng khác, mới thấy rõ hơn tính đặc thù và ý nghĩa của văn hóa làng. 2. Đình làngĐình làng - một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in váo tâm khảm của mỗi con người và tỏa sáng trong những áng thơ văn. "Hôm qua tát nước đầu đình. Để quên chiếc áo trên cành hoa sen". Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng - nét văn hoá của nông thôn Việt Nam, chúng ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê. Đó là những hình ảnh của "cây đa, bến nước, sân đình, bụi tre, vườn cây, ao cá...". Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Đình làng trang trọng và thiêng liêng, nó gần như là đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Nhưng đình làng lại là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt cộng đồng. Đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam 2.1. Nét đặc chưngĐình làng xưa - nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Việt Nam:Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn thường gọi chung đình chùa, nhưng trên thực tế đình và chùa không cùng một ý thức văn hóa. Chùa là nơi thờ Phật, ít nhiều có ảnh hưởng văn hóa Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Hoa. Còn đình là của cộng đồng làng xã Việt Nam. Đình là biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi "cân bằng" phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng, nhất là về tín ngưỡng, nơi để thờ thần Thành Hoàng làng, người có công với dân, cứu nước, giữ nước hoặc giúp dân nghề nghiệp sinh sống. Nhìn quanh đình làng, ta sẽ thấy lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, ''uống nước nhớ nguồn'' của người Việt 4Văn hóa nông thônNam. Tuy đình là của dân làng nhưng thần không hẳn là người của làng. Hơn nữa người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thủy nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần biển, thần nước.v.v… ở tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối nhau tạo thành một nền vǎn hoá đình, một nền vǎn hóa hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến cho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng cộng đồng xã Việt Nam. Ở nước ta vào đầu thời Trần, vua Trần Thái Tông xuống chiếu: "... nơi nào có đình trạm thì phải tô tượng Phật để thờ trong đình đó" (đình trạm là những kiến trúc được dựng lên ở các cung độ đường làm nơi cho nhà Vua đi tuần thú hoặc khách bộ hành nghỉ ngơi). Là bởi thời đó Phật giáo đang chiếm ưu thế. Sang thời Lê, kinh tế hàng hóa phát triển, những đình trạm cũng được sử dụng làm chợ, nên gọi là đình chợ (như đình chợ Đông Ba - Huế, Xuân Giang - Nghệ Tĩnh).Từ thế kỷ XVI đến XIX có những lúc không có chiến tranh, người dân có điều kiện phát triển kinh tế nên đình được phát triển hơn. Những nơi không có chiến tranh như miền Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây đình phát triển mạnh (đình Chu Quyền, đình Đình Bảng, đình Tây Đằng). Dần dần những ngôi đình làng phát triển ở miền núi, vùng người Tày, người Nùng (đình Hồng Thái, Tân Trào). Trải qua thời gian, đình làng dần dần thiên di vào miền Trung, nhất là Bắc Trung Bộ: đình Hoàng Sơn, Chu Cân ở Nghệ An. Nhưng càng vào Nam càng ít và đến Nam Bộ, ngôi đình chỉ còn là ngôi đền.Đình tồn tại trên công thổ, công điền của làng. Người từ 18 tuổi trở lên được nhận ruộng công về làm và nộp hoa lợi cho đình hoạt động. Mỗi khi ra đình phân biệt mâm ăn và chiếu ngồi, chia phần "một miếng giữa làng hơn một sàng só bếp", "một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần"... Như vậy, đình làng diễn ra sự phân chia đẳng cấp rất chặt chẽ, trọng tuổi hơn trọng chức sắc, là nơi quyết định về kinh tế, chính trị và tâm tư tình cảm của người dân. Hàng năm đình có lễ hội thường được tổ chức vào ngày sinh hoặc ngày mất của vị thần được thờ. Lễ hội gắn với truyền thống lịch sử (sự tích thần đánh giặc, lập làng, dạy nghề), gắn với lễ nghi nông nghiệp (lễ rước nước). Tế thần là hoạt động lễ, hội tế để biểu thị lòng biết ơn 5