Nhược điểm phương pháp thực chất

Mục lục bài viết

  • 1.Khái niệm tư pháp quốc tế là gì ?
  • 2. Phương pháp điều chỉnh của tư phpas quốc tế
  • 3.Giải pháp hoàn thiện PPĐC ở Việt Nam
  • 4.Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
  • 5.Về phương pháp giải quyết xung đột

1.Khái niệm tư pháp quốc tế là gì ?

Tư pháp quốc tế được định nghĩalà tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Như vậy, ta có thể hiểu tư pháp quốc tế là những sự hợp tác về các mặt trong mọi lĩnh vực giữa quốc gia này với quốc gia khác, được củng cố và nghiêm chỉnh thực hiên trên tinh thần thoải mái, bình đẳng. Không chỉ là mối quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia mà còn là sự bình đẳng giữa các công dân, về mặt kinh tế, chính trị….

Tư pháp quốc tế đóng vai trò quan trọngtrong quá trình hợp tác phát triển mối quan hệ pháp luật giữa các quốc gia trên thế giới. Tư pháp quốc tế giống như một phương pháp giúp cho các quốc gia có liên quan xảy ra vấn đề giải quyết được vấn đề đó. Tư pháp quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật giữa các quốc gia trên thế giới. Đây là sợi dây gắn kết các quốc gia, các mối quan hệgiữa công dân với công dân và các quan hệ giữa công dân với pháp nhân hay giữa pháp nhân với pháp nhân của các quốc gia trên thế giới.

2. Phương pháp điều chỉnh của tư phpas quốc tế

Phương pháp điều chỉnh là tổng hợp các biện pháp cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội.

Việc thực hiện nội dung tư pháp quốc tế giữa các quốc gia với quốc gia, giữa các công dân với công dân, giữa các vấn đề của quốc gia với nhau cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định của tư pháp quốc tế. Các phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế được chia ra làm hai phương pháp chính như sau:

Có hai phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế:

Một là,phương pháp điều chỉnh thực chất:

Phương pháp thực chất theo quy định được hiểu là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.

Quy phạm thực chất là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tếxảy ra, nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như cơ quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang quan tâm mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào.

Trong thực tiễn việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tếđược áp dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xay dựng bằng cách các quốc gia kí kết, tham gia các điều ước quốc tếhoặc chấp nhận và sử dụng tập quán quốc tế.

Tính ưu việt: làm cho mối quan hệ tư pháp quốc tế được điều chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ thể của quan hệ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi gây tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời gian tránh được việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài là một vấn đề phức tạp.

Hạn chế: số lượng ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.

Hailà, phương pháp điều chỉnh gián tiếp(phương pháp xung đột)

Phương pháp xung đột hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh gián tiếp được hiểu là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tếcụ thể.

Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành hệ thống pháp luật của nước mình (gọi là quy phạm xung đột trong nước) ngoài ra nó còn được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết các điều ước quốc tế(quy phạm xung đột thống nhất).

Phương pháp điều chỉnh gián tiếp được coi là đặc trưng cơ bản của tư pháp quốc tếvì:

Trong thực tiễn tư pháp quốc tếsố lượng các quy phạm thực chất ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tếphát sinh ngày càng đa dạng trong khi đó quy phạm xung đột được xây dựng một cách đơn giản hơn nên có số lượng nhiều hơn. Do có nhiều quy phạm xung đột nên đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ tư pháp quốc tế.

Chỉ có tư pháp quốc tế mới sử dụng phương pháp này, các ngày luật khác không áp dụng phương pháp điều chỉnh gián tiếp: luật hình sự, luật dân sự khi điều chỉnh cấc quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó sẽ áp dụng các quy phạm pháp luậttrong Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sựmà không phải xác định xem luật của nước nào khác sẽ được áp dụng.

Cả hai phương pháp điều chỉnh trên của Tư pháp quốc tế đều được áp dụng đồng thời, nhưng trong những trường hợp nhất định thì chỉ cần áp dụng phương pháp thực chất. Do đó, ta có thể nói phương pháp thực tế là phương pháp có ưu thế hơn. Đây là các trường hợp mà quy phạm thực chất đã được nhất thể hóa trong các điều ước quốc tế.

Trong quá trình hợp tác quốc tế về mọi mặt của quốc gia như kinh tế của quốc gia, thương mại kỹ thuật của quốc gia, văn hóa chính trị của quốc gia… thì các quốc gia đều đã tuân thủ cũng như thể hóa được rất nhiều vấn đề trong quá trình xây dựng và phát triển quốc gia

Ba là, phương pháp điều chỉnh áp dụng tập quán, tương tự pháp luật.

Trong trường hợp phương pháp một và phương pháp hai không được thực hiện hoặc không thể thực hiện được thì phương phápđiều chỉnh áp dụng tập quán, tương tự pháp luật. Ta có thể thấy, phương pháp này được đưa ra sử dụng khi hệ thống pháp luật còn sự thiếu xót, chưa được hoàn chỉnh, hay trong trường hợp xảy ra, hệ thống pháp luật chưa có quy định, chưa có án lệ để áp dụng. Trong trường hợp liên quan đến tư pháp quốc tế thì các quốc gia chưa có các điều ước quốc tế liên quan được ký kết. Pháp luật trong quốc gia cũng chưa có điều luật để thực hiện thì các tập quán tương tự luật của chính quốc gia sẽ được áp dụng để giải quyết.

Để tránh khỏi những trường hợp khi phải sử dụng đến tập quán tương tự luật trong quá trình giải quyết liên quan thì các quốc gia đang từng bước cố gắng hoàn thiện luật và đưa ra các ký kết quốc tế mang tính hoàn thiện tư pháp quốc tế. Sự hợp tác này đem lại những lợi ích nhất định trong quá trình hợp tác phát triển mối quan hệ pháp luật giữa các quốc gia trên thế giới.

Quy phạm xung đột: không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia tư pháp quốc tếmà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng.

3.Giải pháp hoàn thiện PPĐC ở Việt Nam

Thứ nhất,xây dựng thêm các quy đột xung đôt mới để điều chỉnh. Trong bối cảnh hội nhập và ngày càng có nhiều quan hệ dân sự mới phát sinh thì cần thiết và nhạnh chóng ban hành các quy phạm xung đột để kịp thời và linh hoạt trong điều chỉnh các quan hệ pháp luật đó.

Thứ hai,ký kết thêm các ĐƯQT song phương hoặc đa phương. Tham gia hay ký kết ĐƯQT cũng tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết để nước ta bước vào tiến trình phát triển chung toàn cầu. Bởi khi có hành lang pháp lý, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự biết được quyền và nghĩa vụ của nhau, tạo chohọ sự tự tin, sự chắc chắn để sẵn sàng tham gia hoặc giải quyết quan hệ pháp luật đó.

Thứ ba, chú trọng đào tạo trình độ chuyên môn của các chủ thể có thẩm quyền trong xây dựng cũng như giải quyết các quan hệ pháp luật của TPQT. Do đặc thù của ĐTĐC của tư pháp quốc tế là có yếu tố nước ngoài nên pháp luật điều chỉnh cần có khả năng dự liệu được những hoàn cảnh có thể phát sinh trong đời sống quốc tế. Mặt khác, nhà làm luật và cơ quan giải quyết tranh chấp phải có trình độ hiểu biết sâu rộng về pháp luật trong và ngoài nước, thực tiễn xu thế thế giới. Từ đó, góp phần phát triển ngành tư pháp quốc tế Việt Nam.

4.Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Các quan hệ giữa công dân với công dân và các quan hệ giữa công dân với pháp nhân hay giữa pháp nhân với pháp nhân của các quốc gia trên thế giới luôn có những sự phức tạp bởi nó vô cùng phong phú. Những vấn đề liên quan tới mối quan hệ giữacông dân với công dân và các quan hệ giữa công dân với pháp nhân hay giữa pháp nhân với pháp nhân của các quốc gia trên thế giới chính là những đối tượng điều chỉnh của luật tư pháp quốc tế.

Các quan hệ, các đối tượng mà luật tư pháp điều chỉnh như sau:

+ Một là, trường hợp có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài tham gia. Người nước ngoài là những người mang quốc tịch nước ngoài nhưng không đồng thời mang quốc tịch Việt Nam và người không quốc tịch

Ví dụ trong trường hợp này như sau: các quan hệ phát sinh giữa những đối tượng là công dân nước ngoài nhưng hiện tại đang sinh sống và làm việc, học tập trên lãnh thổ Việt Nam, giữa những đối tượng là công dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam nhưng cũng đang sinh sống học tập hay làm việc tại lãnh thổ quốc gia khác

+ Hai là, khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài.

Ví dụtrong trường hợp này như sau : Trong trường hợp công dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam nhưng lại có tài sản ở nước ngoài. Khi công dân này chết thì là đối tượng của quan hệ nằm ở nước ngoài đó di sản thừa kế của người này ở nước ngoài

+Ba là, sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi , chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài

Ví dụtrong trường hợp này như sau như hai công dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình cùng chung sống học tập hay làm việc ở nước ngoài lại thực hiệnthủ tục kết hôntại nước ngoài.

Như vậy, qua đây ta có thể thấy đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân, và gia đình, quan hệ về lao động, quan hệ về thương mại và tố tụng dân sự nhưng có yếu tố nước ngoài. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế khá rộng và bao trùm hầu hết các quan hệ chỉ cần những quan hệ đó liên quan tới yếu tố nước ngoài.

5.Về phương pháp giải quyết xung đột

Việc giải quyết về xung đột thẩm quyền xét xử, được xác định thông qua các dấu hiệu

Xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam theo quy định của ĐƯQT: các quy định về thẩm quyền của tòa án chủ yếu nằm trong các HĐTTTP song phương. Tuy nhiên, trong một số HĐTTTP lại không có các quy định về việc xác định thẩm quyền xét xử của tòa án. Để xác định thẩm quyền của tòa án một nước, các hiệp định chủ yếu dựa trên các dấu hiệu xác định thẩm quyền.

Việc xác định thẩm quyền xét xử của tòa án trong các HĐTTTP hiện được phân chia thành các dấu hiệu như: Dấu hiệu quốc tịch của một bên hoặc các bên đương sự; Dấu hiệu nơi thường trú của bị đơn dân sự; Dấu hiệu sự hiện diện của bị đơn dân sự hoặc tài sản của bị đơn dân sự; Dấu hiệu theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng; Dấu hiệu nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại.

Xác định thẩm quyền của tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam: thẩm quyền chung của tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Thẩm quyền chung là quy định dựa trên các dấu hiệu chung trong pháp luật tố tụng các nước để xác định thẩm quyền của tòa án, bao gồm: Dấu hiệu quốc tịch; Dấu hiệu lãnh thổ; Dấu hiệu xác định thẩm quyền theo sự lựa chọn của cácbên.3Thẩm quyền riêng của tòa án Việt Nam: do tính chất đặc thù của một số loại vụ việc, pháp luật tố tụng mỗi nước cũng có những quy định của một số loại vụ việc chỉ thuộc thẩm quyền riêng của tòa án nước mình. Điều 470 BLTTDS 2015 có quy định về những vụ án dân sự và những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuôc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam.

Việc giải quyết về xung đột luật, được xác định bằng phương pháp thực chất, phương pháp xung đột, áp dụng tập quán hoặc tương tự

Phương pháp thực chất là phương pháp dùng quy phạm thực chất, trực tiếp điều chỉnh quan hệ mà không cần qua bất kỳ khâu trung gian nào. Quy phạm thực chất này đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, trực tiếp điều chỉnh quan hệ, trực tiếp tác động tới quan hệ, quy phạm này chính là câu trả lời cho câu hỏi quan hệ này được giải quyết cụ thể như thế nào.

Do đó quan hệ có thể được giải quyết nhanh chóng, kịp thời lại đơn giản. Quy phạm thực chất có hai loại: Quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm thực chất thông thường.Phương pháp xung đột – xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột: đây là các quy phạm pháp luật đặc biệt, nó không quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, không quy định các hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên vi phạm. Nhiệm vụ của quy phạm này chỉ là xác định hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ, còn bản thân quan hệ lại chưa được giải quyết.

Áp dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự”: có trường hợp không có cả quy phạm thực chất lẫn quy phạm xung đột để điều chỉnh quan hệ. Để bảo vệ quyền, lợi ích chứng đáng của các đương sự, củng cố và thúc đẩy giao lưu giữa các nước thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia3Điều 469 BLTTDS 2015cần tìm một giải pháp khác để giải quyết vấn đề. Cách thức thường được áp dụng là sử dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự” trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia mình cũng như đường lối, chính sách đối ngoại của nhà nước.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập )