Nma có nghĩa là gì

Giới thiệu về cuốn sách này

Nma có nghĩa là gì
Cụm từ "Ét o ét" là gì và xuất phát từ đâu mà dạo gần đây người trẻ lại dùng nhiều?

Khá thắc mắc khi thấy bạn bè dạo gần đây cứ đăng dòng trạng thái trên mạng xã hội cũng thường kèm với cụm từ “ét o ét”, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, hài hước nói: “Lúc đầu thấy mình cứ tưởng là các bạn đang nhại tiếng lợn kêu (cười), vì ngày xưa ở quê mình mỗi lần mẹ bán lợn là mình thường nghe tiếng lợn kêu ét ét. Có lần xem video cũng thấy có bạn nói từ này, mình thấy lạ lạ nhưng cũng vui tai, biết là trend rồi nhưng mình cũng không biết rõ nguồn gốc là từ đâu mà có trend này và mình cũng đang rất thắc mắc không biết nó là gì”.

Ngọc kể, dạo gần đây thấy nhiều nhất là lúc xăng tăng giá: “Dường như ngày nào mình cũng thấy đứa bạn này hay hội nhóm kia lại chia sẻ hình ảnh xăng tăng giá kèm theo cụm từ ét o ét, mình đoán chắc là than kiểu như trời ơi rồi. Nhưng mà hình như cái này có nghĩa khác, chứ không mang nghĩa như vậy”.

Nma có nghĩa là gì

Theo Uyên, dạo gần đây có nhiều tin tức biến động khiến người trẻ càng dùng cụm từ "ét o ét" này càng nhiều

Cũng giống Ngọc, nhiều bạn trẻ cũng thắc mắc cụm từ “ét o ét” hay “ét ô ét” là gì mà sao thấy nhiều người đều dùng.

Nguyễn Thị Thu (24 tuổi, ngụ tại số 47, đường Lạc Long Quân, TP. Nha Trang) thì chia sẻ: “Nhiều người dùng quá nên mình chắc chắn từ này đang rất hot luôn, mà thực sự cũng không biết là từ đâu mà có từ này. Mình đoán chắc một kiểu nói từ tiếng Anh sang tiếng Việt như từ “Ơ mây zing, gút chóp em” một thời cũng khuynh đảo cả cộng đồng mạng. Nhưng từ “Ơ mây zing, gút chóp em” thì mình nghe qua còn hiểu, còn cụm “ét ô ét” này thì mình thấy khó hiểu hơn, nhưng nghe thì cũng rất thích thú”.

“Ét o ét” là gì và xuất phát từ đâu?

Chàng trai Đào Đình Đức, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, rất thường hay sử dụng cụm từ này, cho biết cụm "ét ô ét" xuất phát từ một clip trên Facebook và truyền miệng nhau.

Đức nói: “Mình được biết đây là cách gọi Việt hóa của từ SOS trong tiếng Anh, nghĩa là Save Our Soul, cụm này được dùng phổ biến hơn. Ngoài ra, bàn sâu hơn về cụm SOS thì ban đầu nó có nghĩa là Save Our Ship, tức dùng để cấp cứu những tàu thuyền gặp nạn trên biển. Còn thời nay, chữ này chủ yếu được dùng trong cả những trường hợp cấp bách, khẩn cấp”.

Và Đức chia sẻ thêm: “Riêng cá nhân mình nghĩ thì việc dùng “Ét ô ét” thay cho SOS chỉ là cách đọc Việt hóa của người Việt. Với cả mình thấy nó cũng dễ thương ấy chứ, các bạn chỉ là viết thành cụm "Ét ô ét" cho dễ đọc thôi, chứ bản thân ý nghĩa và cách sử dụng thì đa phần các bạn vẫn tuân theo quy ước mà đó giờ mình vẫn biết. Và với mình, việc dùng này rất dễ thương và nghe cũng vui tai lắm”.

Nma có nghĩa là gì

Cụm từ được dùng phổ biến khắp mọi nơi

Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Trường ĐH Nội vụ Hà Nội (Phân hiệu TP.HCM), thì cho biết nguồn gốc ban đầu là từ kênh TikTok Bà Toạn Vlogs. Cách kêu cứu SOS được người phụ nữ này đọc khá thuần Việt nên trở thành “ét o ét”. Sau đó, kênh TikTok Triển Chill hay làm những nội dung so sánh thời ông bà, cha mẹ cho đến gen Z hiện nay khai thác từ “ét o ét” này, từ đó trở nên thịnh hành hơn nữa.

“Vốn dĩ SOS mang ý nghĩa cho tàu thuyền gặp nạn phát ra nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp nhưng ngày nay ký hiệu được mở rộng với mọi trường hợp nguy hiểm, nguy cấp cần sự giúp đỡ. Mình thấy các bạn trẻ ngày nay dùng “ét o ét” trong các trường hợp mang tính cấp thiết, giải cứu với ý nghĩa trêu đùa hơn. Chẳng hạn như đặt quá nhiều đơn hàng shoppee và hết sạch tiền thì có thể nói “ét o ét cái ví của tui” hay là xăng tăng giá bất thường các bạn cũng “ét o ét” hoặc tình trạng F0 tăng mạnh các bạn cũng “ét o ét”...”, Uyên chia sẻ.

Theo Uyên bạn trẻ thích dùng từ “ét o ét” là do dễ đọc, dễ nhớ và nghe cũng vui tai.

“Vốn dĩ các từ tiếng Anh mà được đọc nhại ra rất dễ nhớ với người Việt. Ví dụ như là hé lô (hello), ô kê (ok), bái bai (bye bye), mô đen (modern), xì tai (style)... Một phần nữa là sự bắt nhịp xu hướng của giới trẻ rất nhanh, 1 bạn dùng thì 10 bạn dùng và nó trở nên thịnh hành cùng với hiện nay có quá nhiều tin tức biến động khiến giới trẻ càng dùng từ ngữ “ét o ét” này nhiều hơn”, Uyên cặn kẽ về cách giải thích “ét o ét” là gì và tại sao nhiều bạn trẻ lại thích dùng.

Tin liên quan

Giới thiệu về cuốn sách này

Nma có nghĩa là gì
Không chỉ dùng loại ngôn ngữ "chat chit", đa số bạn trẻ đều sử dụng những chữ viết tắt khi trao đổi thông tin - Ảnh: T.L.

Không chỉ bà Huệ, rất nhiều bà mẹ khác nói rằng xuất hiện nhan nhản trên Internet ngôn ngữ tắt của nhiều bạn trẻ khiến họ phải đỏ mặt, giật mình.

Nửa Tây nửa ta

Hàng loạt trang cộng đồng, diễn đàn liên tục cập nhật các bài đăng tổng hợp về những từ viết tắt mà bạn trẻ thường sử dụng để những thành viên mới… kịp thời nhận biết và hiểu nghĩa.

Đa số từ viết tắt xuất hiện dưới hình thức là chuỗi những ký tự đầu trong cụm từ muốn viết như: KLQ (không liên quan), QTQĐ (quá trời quá đất)…

Một kiểu khác lại xuất hiện dưới hình thức là viết tắt của từ tiếng Anh như: LOL (Laugh out loud - cười to), BTW (By the way - nhân tiện)…

Có những kiểu viết tắt bắt nguồn từ một từ với cấu trúc nửa Tây nửa ta như: OMC (Oh my chuối - phiên bản tự chế của Oh my God).

Song, nhiều từ viết tắt như câu chửi lại được dùng vô tội vạ, ngay cả từ những status nghiêm túc trên Facbook, đặc biệt trong các comment, như "Đậu xanh rau má" (nói lóng một tiếng chửi thề), CLGT: Cần lời giải thích (cũng có nghĩa là: Cái l... gì thế?), Oh Shit (tiếng Anh có nghĩa là chất thải, phân, bạn trẻ dùng thay tiếng chửi), CMNR: Con mẹ nó rồi…

Chữ viết tắt kiểu teen không những xuất hiện tràn lan trên Internet mà còn đang “mon men” bước vào môi trường học đường và có mặt ngay trong những bài làm văn của học sinh, thậm chí là học sinh ở những vùng sâu, vùng xa.

Cô Trương Kim Nguyệt Linh (giáo viên ngữ văn Trường THPT Lấp Vò 3, Đồng Tháp) chia sẻ: “Thỉnh thoảng khi chấm bài, tôi vẫn gặp những trường hợp viết tắt rất khó hiểu. Sau này tham gia Facebook thì tôi mới biết đó là do các em bị ảnh hưởng bởi thói quen sử dụng chữ viết tắt trên mạng xã hội”.

Vì sao lại thế?

Lê Ngọc Nga (ĐH Luật TP.HCM) nói: “Có lần lên Facebook mình nhìn thấy một người bạn, bình thường ở ngoài thì bạn ấy là cán bộ lớp, rất lịch sự nhưng không hiểu sao khi lên Facebook lại viết như vậy. Thật là mất hình ảnh!”.

Ngô Tuấn Anh (ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM) cho biết: “Trong lúc nhắn tin hay bình luận trên mạng xã hội phải dùng từ viết tắt thì mới gõ nhanh được, chứ viết như bình thường sẽ rất lâu và khi nhấn gửi thì người khác đã chuyển sang nói về một chủ đề khác nên nội dung mình gõ trở nên lạc lõng, không ai quan tâm”.

Còn N.M.T. (ĐH Nông lâm TP.HCM) giải thích: “Viết tắt nhanh và tiện. Mấy từ nào nhạy cảm, thô tục thì tụi mình viết tắt còn đỡ hơn là nói huỵch toẹt ra”.

Riêng Trần Anh Toàn (ĐH Kinh tế TP.HCM) thì nói: “Muốn gõ nhanh nên mình dùng những từ viết tắt. Mình thấy bây giờ mấy từ đó phổ biến rồi, ai cũng biết hết mà!”.

Bạn Kiều Vũ Hương Giang (nữ sinh cấp III ở Gò Vấp) lý giải: “Thật ra tụi mình tạo “cõi riêng”, ngoài đời cũng như trên mạng, nơi đó chỉ có bạn bè hiểu nhau, nói ra hay nói tắt đều hiểu. Tốt nhất, người lớn không hiểu cũng được”.

Theo ThS tâm lý Đào Lê Hòa An (Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam), một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do các bạn trẻ đang cần một không gian riêng.

“Hãy thừa nhận trẻ trước rồi mới điều chỉnh sau”, ThS An nói.

“Phụ huynh đừng quá theo sát con mình, hãy quan tâm và chia sẻ để các con có không gian tự do và thoải mái nói lên suy nghĩ của mình. Đừng quá gay gắt mà từ từ định hướng”, ThS An chia sẻ.

Cũng theo ThS An, do hình thức giao tiếp trên mạng xã hội hay trong các ứng dụng nhắn tin, chat mang tính đối thoại trực tiếp, mang đặc trưng ngôn ngữ nói nhiều hơn viết nên các bạn trẻ có thể thoải mái trong cách sử dụng ngôn từ.

Điều đó cũng thể hiện sự sáng tạo, tiếp cận cái mới và nhất là yêu cầu truyền đạt nhanh của các bạn trẻ trong thời đại ngày nay.

Tuy vậy, ThS An cho rằng nếu không biết hạn chế sẽ dễ hình thành thói quen không tốt. “Gieo suy nghĩ, gặt hành động, vì vậy cần hạn chế sử dụng ngôn ngữ viết tắt, kiểu thô tục để tránh ảnh hưởng về lâu dài tới nhận thức và hành động” - ThS An chia sẻ.

Một số từ viết tắt các bạn trẻ thường sử dụng

RELA: Relationship (mối quan hệ)

CFS: Confession (tự thổ lộ)

19: One night (một đêm)

29: Tonight (tối nay)

ASL: Age, sex, location (tuổi, giới tính, nơi ở)

BF: Boy friend (bạn trai)

GF: Girl friend (bạn gái)

INB: Inbox (nhắn tin riêng)

PM: Private message (nói chuyện riêng)

Gato: Ghen ăn tức ở

COCC:  Con ông cháu cha

Ôi cái ĐM: Ôi cái định mệnh

ATSM: Ảo tưởng sức mạnh

Đậu xanh rau má: (nói lóng một tiếng chửi thề)

CLGT: Cần lời giải thích (cũng có nghĩa là: Cái l... gì thế)

Oh Shit (tiếng Anh có nghĩa là chất thải, phân, bạn trẻ thường dùng thay tiếng chửi)

OMC: Oh my chuối

CMNR: Con mẹ nó rồi.

MẠNH KHANG