Nói là gieo nghe là gặt nghĩa là gì năm 2024

Để hiểu rõ khái niệm, bạn hãy làm bài tập sau đây: Nhắm mắt lại 1 phút. Bạn nghe được gì? Những gì bạn nghe được là đó gọi là nghe thấy. Nghe thấy là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Nghe thấy là quá trình hoàn toàn tự nhiên từ khi bạn sinh ra đã như vậy rồi. Lúc bạn ngủ thì quá trình đó vẫn xảy ra.

Nói là gieo nghe là gặt nghĩa là gì năm 2024

Thạc sỹ Nguyễn Huy Hoàng

Bây giờ bạn hãy làm bài tập thứ hai: Nhắm mắt lại và cố nghe xem người ở phòng bên cạnh đang nói gì? Đây chính là quá trình lắng nghe. Quá trình này nối tiếp ngay sau quá trình nghe thấy. Nó biến đổi sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Quá trình này cần sự tập trung và chú ý rất cao.

Như vậy lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa.

"Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe". Có miệng không có nghĩa là biết nói. Có mắt không có nghĩa là biết đọc. Có tay không có nghĩa là biết viết. Vậy có tai đâu có nghĩa là biết lắng nghe. Ta được học nói, học đọc, học viết rất nhiều. Vậy ta học lắng nghe ở đâu và ai dạy ta? Một kỹ năng mà chiếm đến 53% thời gian giao tiếp lại không được dạy. Từ bé ta được dạy nói, dạy đọc, dạy viết rất nhiều. Nhưng lắng nghe ta chỉ được dạy vẻn vẹn có vài câu: "Con phải biết nghe lời bố mẹ!", "Có nghe không thì bảo?!" Nhưng làm thế nào để nghe hiệu quả thì không bao giờ được dạy.

Thiên nhiên cho ta 2 tai chỉ để dùng mỗi một việc là lắng nghe. Đôi khi ta dùng vào việc phụ như đeo khuyên tai, hay để cho người khác kéo tai. Còn chỉ có mỗi một cái miệng để nói, để ăn và rất nhiều việc phụ khác nữa. Phải chăng ta nên nói ít và nghe nhiều gấp đôi. Khi ta có kỹ năng lắng nghe tốt thì c

Nói là gieo nghe là gặt nghĩa là gì năm 2024
ông việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẻ hơn, giải quyết xung đột dễ dàng hơn.

"Nói là gieo, nghe là gặt". Nhưng một thực tế đáng buồn là ta dùng hơn một nửa thời gian giao tiếp cho lắng nghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 – 30%. Nếu ta thực tế ta đi gặt mà như vậy thì chắc là... chết đói. Vậy ta còn 75% tiềm năng nữa chưa khai thác. Nếu bạn là nhà đầu tư khôn ngoan thì tôi tin chắc bạn sẽ đầu tư vào mảnh đất tiềm năng 75% này.

Vậy điều gì làm ta nghe không hiệu quả?

Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.

Lắng nghe như thế nào?

"Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước nhỏ". Để nghe hiệu quả bước đầu chúng ta cần thay đổi một số thói quen nhỏ:

Thay đổi thái độ: Muốn lắng nghe hiệu quả thì đầu tiên phải Muốn. Nếu không muốn lắng nghe thì mọi kỹ năng đều vô ích.

Thay đổi cử chỉ: Thay vì nhìn lơ đãng thì hãy chú ý vào người nói thể hiện sự mong muốn lắng nghe. Gật đầu hòa nhịp cùng người nói. Vẻ mặt thể hiện sự hào hứng lắng nghe.

Tục ngữ có câu : "Lời nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương". Vậy lắng nghe là gì? Lắng nghe mang lại ích lợi gì? Ta phải lắng nghe thế nào để gây được thiện cảm với mọi người?

  1. THẾ NÀO LÀ LẮNG NGHE?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta thử phân biệt hai lọai nghe là : nghe thấy và lắng nghe như sau : - Nghe thấy : Bạn hãy nhắm mắt lại và giữ im lặng trong một phút rồi cho biết bạn vừa nghe thấy những âm thanh gì? Đó là quá trình của sự nghe thấy. - Lắng nghe : Bây giờ bạn hãy nhắm mắt lại và cố nghe xem hai người ngồi gần bạn đang nói gì với nhau? Đó là quá trình của sự lắng nghe. Như vậy nghe thấy là một khả năng tự nhiên của thính giác con người : Các làn sóng âm thanh chuyển qua không khí đập vào màng nhĩ của ta và thần kinh sẽ lập tức chuyển các tần số rung động lên não để não bộ xử lý thông tin. Khi bạn ngủ thì quá trình nghe này cũng vẫn tiếp tục xảy ra. Điều quan trọng là não của bạn sẽ xử lý âm thanh ấy thế nào khi nhận được thông tin mà thôi. Lắng nghe là một quá trình tiếp theo sau nghe thấy. Nó biến đổi âm thanh tiếp thu được kia trở thành ngữ nghĩa. Đây là công việc đòi sự tập trung tinh thần và chú ý rất cao và là phẩm chất cao quý của con người. Lắng nghe đòi phải tập luyện lâu dài như có người đã nói : “Ba tuổi đủ để con người học nói, nhưng cả cuộc đời cũng không đủ để học biết lắng nghe !”. Thực vậy : Có miệng không có nghĩa là đã biết nói; Có mắt không có nghĩa là đã biết đọc; Có tay không có nghĩa là đã biết viết. Vậy có tai đâu phải là ta đã biết lắng nghe? Từ bé ta được cha mẹ thầy cô dạy học nói, học đọc, học viết rất nhiều. Nhưng lắng nghe thì ta mới chỉ được dạy vài câu như : "Con phải biết vâng lời bố mẹ !", "Con có nghe không thì bảo?" Còn làm thế nào để nghe hiệu quả thì chưa thấy ai dạy cả. Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta có 2 tai nhưng chỉ có 1 miệng, là nhằm dạy chúng ta nghe nhiều hơn nói, nói ít và nghe nhiều. Nhưng trong thực tế có nhiều người lại chỉ biết dùng tai để đeo khuyên vàng làm đẹp, hay để có chỗ cho người khác nhéo tai ! Mà bỏ qua việc chính yếu của đôi tai là lắng nghe lời người khác trong giao tiếp. Vậy lắng nghe sẽ đem lại những ích lợi nào?

  1. ÍCH LỢI CỦA SỰ LẮNG NGHE :
  1. "Nói là gieo, nghe là gặt" : Khi biết lắng nghe tốt thì công việc của chúng ta sẽ dễ dàng thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình của chúng ta sẽ vui vẻ hạnh phúc hơn, chúng ta sẽ giải quyết được các xung đột mâu thuẫn cách dễ dàng hơn. Lắng nghe tốt còn giúp chúng ta tiếp thu được nhiều thông tin hữu ích để từ đó xử lý và tìm ra phương pháp đúng đắn để đạt mục đích. Như vậy lắng nghe là điều kiện quan trọng bậc nhất dẫn đến thành công trong mọi công việc ở đời.
  2. Khi tiếp xúc với tha nhân điều cần nhất là phải lắng nghe : Khi ấy người tiếp xúc với bạn sẽ cảm thấy bạn có sức cuốn hút. Họ sẽ thoải mái khi nói chuyện và sẽ muốn tiếp tục gặp gỡ bạn sau đó.
  3. Khi lắng nghe ta sẽ có thể nắm bắt được tâm lý của người nói, thúc đẩy giao lưu tình cảm và sự hiểu biết lẫn nhau. Nhờ đó sẽ đi đến chỗ cảm thông và dễ dàng hợp tác làm việc chung.
  1. PHẢI LẮNG NGHE THẾ NÀO?
  1. Một là phải thực lòng muốn nghe : Nếu không muốn nghe thì mọi kỹ năng đều trở nên vô ích, như người ta thường nói : “Người không muốn nghe là người điếc hơn cả người mắc bệnh điếc”. Tệ hơn nữa là nếu nghe nhằm mục đích phản bác lại người nói, như các biệt phái đã làm khi nghe Đức Giê-su giảng, nên họ đã không thể nhận được ơn cứu độ do Người mang đến (x Mc 12,13).
  2. Hai là tránh ngắt lời người đang nói.
  3. Ba là không nên nói leo hay nói thêm vào khi người khác đang nói.
  4. Bốn là thay vì nhìn lơ đãng hoặc thì thầm nói chuyện riêng thì hãy chú tâm vào điều họ nói kèm theo các cử chỉ phù hợp như : Gật đầu, nét mặt vui vẻ kèm theo nụ cười.
  5. Năm là ngoài thái độ im lặng nghe, ta có thể khích lệ người nói bằng các tiếng kêu như : "Tuyệt ! Đúng ! Hay quá ! Trời ơi !..."; Hoặc tỏ sự nhất trí như : "Dạ ! Vâng ! Vậy hả? Thế ư? Gì cơ? Thật không? Sao nữa?...".
  6. Sáu là nói ít nghe nhiều : Hãy tạo cơ hội cho người nói bộc lộ tâm tư tình cảm và những ưu tư của họ, rồi lắng nghe. Chỉ nên nói khi họ yêu cầu. Tóm lại : Lắng nghe là một cách gây thiện cảm hữu hiệu và là điều kiện để thành công trong giao tế xã hội.

4. SINH HOẠT :

Gặp trường hợp trong buổi họp nhóm mà một người nói quá dài và lạc đề, Trưởng nhóm nên làm gì để chấn chỉnh mà không bị bất lịch sự và không làm người đang nói phải xấu hổ?

5. LỜI CẦU :

Lạy Chúa. Xin cho chúng con biết lắng nghe người khác mỗi khi tiếp xúc, nhờ đó chúng con sẽ gây được thiện cảm của họ, là điều kiện để thành công trong mọi công việc.- AMEN.