Phạm vi nghiên cứu được chia ra thành các loại

Khi muốn bắt đầu tham gia một dự án hoặc chuyên đề nghiên cứu khoa học dù là cấp trường, cấp thành phố hay cấp quốc gia thì việc đầu tiên các bạn không nên bỏ qua chính là việc nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa cơ bản như đối tượng và phạm vi nghiên cứu là gì? Như thế nào là nghiên cứu khoa học và mục tiêu nghiên cứu?… Nếu không tìm hiểu cặn kẽ, bài bản ngay từ đầu thì sẽ có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, dẫn đến những sai sót không đáng có. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết về nghiên cứu khoa học để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé.

Hoạt động tìm kiếm, xem xét, đánh giá, thử nghiệm, điều tra… dựa trên những số liệu chính xác, tài liệu chính thống và hệ thống kiến thức của bản thân người thực hiện nghiên cứu được gọi là nghiên cứu khoa học.  Dựa trên những bước thực hiện, người nghiên cứu đưa ra những suy nghĩ khách quan về bản chất sự việc, sự vật, từ đó đưa ra phương pháp hoặc cách giải quyết dựa trên phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn. 

Không phải ai cũng có thể thực hiện nghiên cứu khoa học. Nếu muốn làm nghiên cứu khoa học và làm tốt đề tài mình đã chọn thì cần có những kiến thức nhất định và vững chắc về lĩnh vực đó. Đồng thời, người thực hiện nghiên cứu còn phải rèn luyện và đầu tư thời gian làm việc, tìm tòi, học hỏi để đưa ra phương pháp đúng đắn, khách quan.

Đề tài của hoạt động nghiên cứu khoa học được coi là kim chỉ nam, là yếu tố chủ chốt xuyên suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Không chỉ vậy, thông thường nghiên cứu khoa học sẽ có thể do một người hoặc một nhóm người thực hiện, cần thống nhất đề tài nghiên cứu để tất cả mọi người đồng thuận và cùng cố gắng quyết tâm thực hiện.

Đề tài nghiên cứu khoa học được phân chia thành nhiều loại với những đặc điểm riêng:

  • Đề tài: chủ đề liên quan đến những câu hỏi mang tính học thuật, ít có những ứng dụng trong thực tế cuộc sống
  • Dự án: chủ đề liên quan đến những câu hỏi mang tính ứng dụng cao, xác định được cụ thể hiệu quả kinh tế, có thời gian và nguồn lực ràng buộc
  • Chương trình: gồm một nhóm các đề tài hoặc dự án cùng chung một mục đích. Tuy các đề tài/dự án này có tính độc lập cao nhưng yêu cầu đồng bộ về mặt nội dung
  • Đề án: là loại văn kiện nhằm trình lên cấp quản lý hoặc xin tài trợ cho một công việc, chương trình, hoạt động… Sau khi đề án được phê chuẩn sẽ tạo nên những đề tài, dự án hoặc chương trình phù hợp.
  • Đối tượng nghiên cứu: là bản chất thực tế của sự việc, sự vật hoặc hiện tượng mà người nghiên cứu nêu ra để xem xét, đánh giá và làm rõ trong quá trình nghiên cứu khoa học.
  • Phạm vi nghiên cứu: Thực ra không phải lựa chọn đối tượng nào cũng thuận lợi trong việc nghiên cứu, chính vì vậy phạm vi nghiên cứu có vai trò rất quan trọng để giới hạn thời gian, không gian và lĩnh vực. Điều này giúp người thực hiện không lãng phí thời gian, công sức tìm hiểu những gì ngoài phạm vi nhất định và đưa vào những nội dung không cần thiết.

Nếu như đề tài là kim chỉ nam thì mục tiêu và mục đích nghiên cứu lại giữ vai trò quan trọng khác, giúp sản phẩm nghiên cứu khoa học đi đúng trọng tâm, giải quyết được vấn đề cốt lõi. Đồng thời, nhiều người đánh đồng khái niệm mục tiêu và mục đích dẫn đến nội dung trong nghiên cứu trùng lặp lẫn nhau, không rõ ràng và triệt để. 

  • Mục tiêu: là việc thực hiện một hoạt động hoặc vấn đề gì đó mang tính cụ thể và rõ ràng, trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”. Mục tiêu đã được người hoặc nhóm người thực hiện nghiên cứu đề ra ngay từ đầu và cố gắng hoàn thành nó. Mục tiêu cũng có thể dễ dàng định lượng được, là “bản lề”, là cơ sở hoạt động của đề tài và hỗ trợ quá trình đánh giá kế hoạch nghiên cứu. 
  • Mục đích: là điều mà sản phẩm nghiên cứu khoa học hoặc người thực hiện hướng đến trong nghiên cứu. Mục đích khó có thể đo lường hoặc cân đo đong đếm được như mục tiêu và trả lời cho câu hỏi “Nhằm vào việc gì?” hoặc “Phục vụ cho điều nào?”. Mục đích là sự sắp đặt công việc trong nghiên cứu và mang ý nghĩa thực tiễn, thường nhắm đến đối tượng phục vụ nghiên cứu, sản xuất.
  • Đặt tên đề tài: Chọn được đề tài sao cho mới mẻ, độc đáo và có tính khả thi đã khó thì việc đặt tên đề tài cũng yêu cầu làm sao phải phù hợp với mục tiêu đã đề ra từ ban đầu.
  • Cân nhắc kỹ lưỡng để chọn ra phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích của đề tài; phân biệt rõ các phương pháp nghiên cứu tránh nhầm lẫn, trùng lặp gây ra sai sót trong quá trình thực hiện
  • Tài liệu tham khảo, các số liệu và thông tin được đề cập đến trong nghiên cứu khoa học phải có dẫn nguồn chính xác, uy tín rõ ràng; nội dung đưa ra cần được lập luận logic, chặt chẽ và khách quan
  • Khi trình bày nghiên cứu, cần đưa đến cho người nghe, người đọc những điểm mới mẻ, thú vị và quan trọng nhất; tránh dài dòng, đưa đến thông tin không cần thiết…
  • Cách trình bày khoa học, đúng quy định, không mắc các lỗi chính tả và phải sử dụng hệ đếm cũng như quy ước đánh số hợp lý.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về nghiên cứu khoa học cũng như lời giải đáp cho câu hỏi “Phạm vi nghiên cứu là gì?”. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích với những bạn đang trong quá trình tìm hiểu về nghiên cứu khoa học và chúc bạn sẽ ứng dụng được những kiến thức này vào đề tài nghiên cứu của mình.

Bạn đang xem: Phạm Vi Nghiên Cứu Đề Tài Tiểu Luận, Cấu Trúc Một Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Tại ttmn.mobi

Phương pháp nghiên cứu khoa học là một môn học đại cương bắt buộc đối với hầu hết sinh viên đại học, cao đẳng. Đây là một môn học đặt nền móng giúp sinh viên có những kiến thức căn bản về phương pháp nghiên cứu để từ đó phát triển tư duy, sự sáng tạo từ những kiến thức đã được học góp phần vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Và tất nhiên, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên cần hoàn thành một “nghiên cứu đầu đời” mang tên tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong bài viết này, Luận Văn 123 sẽ hướng dẫn đến bạn cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Là một người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học, bạn có thể trình bày bài tiểu luận của mình theo bố cục sau đây nhé.

Bạn đang xem: Phạm vi nghiên cứu là gì

Phần mở đầu

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Khi lựa chọn bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào, bạn luôn phải đảm bảo rằng đề tài đó có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như ý nghĩa về mặt thực tiễn. Đồng thời trả lời được câu hỏi “Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu là gì?”. Chỉ khi bạn xác định được rõ vấn đề này thì người đọc mới thấy rõ được tầm quan trọng của đề tài và có hứng thú với đề tài của bạn.

Mục đích của đề tài nghiên cứu

Mục đích của đề tài nghiên cứu bao gồm: mục đích chung và mục đích cụ thể.

Việc nêu rõ mục đích của đề tài nghiên cứu giúp người đọc hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu bao gồm:

Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện ở đâu?

Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian nào?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu bạn sử dụng có thể là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp chuyên gia….

Phần nội dung chính của tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Chương 1: Các khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trong phần này, bạn trình bày cụ thể, rõ ràng những khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài mà mình nghiên cứu. Những thông tin này bạn có thể dễ dàng tìm được thông qua các sách báo, giáo trình hoặc trên mạng internet… Bạn cũng nên lưu ý không nên trình bày phần này quá dài dòng, lan man, tránh trường hợp phần lý thuyết thì quá dài mà quên mất rằng phần thực trạng và giải pháp mới là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận nhé.

Xem thêm: Vì Sao Điện Thoại Vertu Lại Đắt Nhất Thế Giới? Sự Khác Biệt Ở Đây Là Gì?

Chương 2: Thực trạng về vấn đề cần nghiên cứu

Đối với phần này, bạn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin để nêu rõ thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu là gì nhé. Bạn hãy như rằng thực trạng của vấn đề bao gồm cả mặt tích cực và những hạn chế yếu kém đấy. Đối với những hạn chế, yếu kém, bạn hãy phân tích nó để từ đó tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân ở đây bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, bạn hãy cố gắng phân tích thật đầy đủ nhé.

Chương 3: Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém của vấn đề nghiên cứu

Sau khi đã đánh giá được vấn đề và tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế yếu kém, từ những kiến thức và hiểu biết của bản thân cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, bạn đưa ra các giải pháp thật hợp lý cho vấn đề mà mình đang nghiên cứu nhé. Nếu nguyên nhân có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan thì giải pháp cũng bao gồm giải pháp vi mô và giải pháp vĩ mô đấy nhé.

Phần kết luận và kiến nghị

Trong phần kết luận và kiến nghị này, bạn hãy tóm tắt lại những nội dung chính của bài tiểu luận, đưa ra ý kiến của bản thân và giải pháp áp dụng vào thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

Danh mục tài liệu tham khảo

Đây là một phần không thể thiếu trong bài tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như bất kỳ văn bản học thuật nào đâu nhé. Qua việc bạn liệt kê danh mục tài liệu tham khảo, bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với các tác giả, tác phẩm mà bạn sử dụng trong bài tiểu luận. Bên cạnh đó, người đọc cũng sẽ đánh giá được mức độ nghiêm túc của bạn trong việc thực hiện đề tài và chứng minh rằng bài luận văn của bạn không “đạo nhái”.

Nếu bạn chưa biết cách cách ghi tài liệu tham khảo đúng cách, XEM TẠI ĐÂY

Danh mục từ viết tắt

Chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng quá nhiều từ viết tắt trong bài tiểu luận của mình. Tuy nhiên, nếu đó là những từ viết tắt chuyên môn bạn sử dụng thì bạn cũng nên liệt kê nó thật cẩn thận, tránh trường hợp người đọc không hiểu rõ ý nghĩa của từ đó nhé.

Phụ lục [nếu có]

Trong trường hợp, bạn làm điều tra, khảo sát… hoặc có những tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài, bạn hãy bổ sung nó vào phần phụ lục của đề tài nhé.

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn bạn viết bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình viết tiểu luận của mình. Chúc bạn thành công và có kết quả cao!