Phân tích đặc điểm chủ nghĩa đế quốc

Cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển giai chủ nghĩa tư bản độc hay chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm kiếm.

Tình hình nước Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX

Tình hình nước Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX được thể hiện qua các mặt kinh tế, chính trị và ngoại giao. Cụ thể:

Về kinh tế nước Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX:

Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh, Pháp). Sau ngày 18 – 1 – 1871 đất nước Đức được thống nhất Đức phát triển rất nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 1890 – 1914, khai thác than đá tăng gần 2,5 lần, trong khi ở Anh, Pháp tăng chưa được 2 lần ; về gang, Đức tăng gần 5 lần, còn Anh – hơn 1 lần, Pháp – hơn 2 lần. Về thép, Đức tăng 11 lần, còn Anh — 2 lần, Pháp – 8 lần. Sau vài thập niên, Đức vượt Pháp, đuổi kịp và vượt Anh, trở thành nước đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới (sau Mỹ) về sản xuất công nghiệp.

Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh. Sự phát triển nhanh chóng của Đức là do giành được nhiều quyền lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp – Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản đã diễn ra ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công tỉ độc quyền về luyện kim, than đá, điện, hoá chất… chi phối nền kinh tế Đức. Điển hình là công ti than đá vùng Rai-nơ – Ve-xphơ-len thành lập năm 1893, đến năm 1910 đã kiểm sóat hơn 50% tổng sản lượng than toàn quốc và 95% sản lượng than vùng Rug (vùng công nghiệp lớn nhất của Đức).

Về chính trị nước Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX: Đức theo thể chế liên bang. Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

Về ngoại giao nước Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX:

+ Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động : để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang.

+ Nước Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp. Như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới. Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

Phân tích đặc điểm chủ nghĩa đế quốc

Như vậy với những phân tích về tình hình Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX cho thấy đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản vẫn giữ vai trò quan trọng. Đường lối đối ngoại của Đức là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là gì?. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Câu hỏi:Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc NhậtBản

Trả lời:

Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên... => Nhật Bản trở thành nước “đế quốc phong kiến quân phiệt”.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Nhật Bản nhé!

I. Nhật Bản

1. Tình hình nước Nhật trước cải cách

- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô-gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên.

- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.

* Xã hội:nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.

* Chính trị:Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.

- Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập.

+ Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.

+ Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách.

2. Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị

- Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hànhmột loạt cải cách tiến bộ, trên tất cả các mặt:

* Về kinh tế:

- Thống nhất tiền tệ.

- Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống ... phục vụ giao thông liên lạc.

* Về chính trị, xã hội:

- Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm Chính quyền.

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

- Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

* Về quân sự:

- Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

- Chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

- Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...

=> Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

3. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc

- Kinh tế:Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.

- Đối nội:thực hiện chính sách bóc lột tối đa đối với nhân dân.

- Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên... => Nhật Bản trở thành nước “đế quốc phong kiến quân phiệt”.

4. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản

- Nhân dân lao động Nhật Bản bị bóc lột nặng nề. Công nhân phải làm việc từ 12 giờ đến 14 giờ một ngày với mức lương thấp.

- Phong trào công nhân đã có những bước tiến mới: Các tổ chức công đoàn ra đời, Ca-tai-a-ma Xen truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Nhật Bản và thành lập Đảng Xã hội dân chủ năm 1901.

- Từ năm 1906, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ hơn. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân khác cũng đươc đẩy mạnh.

Câu hỏi:Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh

Trả lời:

Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước“Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là“chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Lược đồ phạm vi thuộc địa của các nước đế quốc đầu thế kỉ XX

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về chủ nghĩa đế quốc Anh và mở rộng thêm về chủ nghĩa đế quốc Pháp, Mĩ nhé!

1. Nước Anh

a. Tình hình kinh tế Anh lúc bấy giờ

- Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới:

+ Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức.

+ Sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức.

+ Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.

- Từ cuối thập niên 70:

+ Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.

* Nguyên nhân của sự giảm sút:

+ Máy móc xuất hiện sớm nêncũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.

+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.

+ Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

+ Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh (5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước)

+ Nông nghiệp: khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.

b) Tình hình chính trị

* Đối nội:Anh là nước quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

* Đối ngoại:

- Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Đặc điểm đế quốc Anh:là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

2. Nước Pháp

a) Tình hình kinh tế

- Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại, tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh.

*Nguyên nhân:

- Kĩ thuật lạc hậu.

- Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, mất đất, phải bồi thường chiến tranh.

- Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.

- Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.

- Nông nghiệp:

+ Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ.

+ Không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

+ Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt=> nguồn lợi kinh tế quan trọng này bị sa sút.

- Công nghiệp: có những tiến bộ đáng kể.

+ Hệ thống đường sắt lan rộng cả nước=> đẩy nhanh sự phát triển của ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp.

+ Cơ khí hóa sản xuất được tăng cường.

- Đầu thế kỷ XX, quá trình tập trung sản xuất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành cáccông ty độc quyền,chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (chậm hơn các nước khác)

* Đặc điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp:

- Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.

- Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.

=> Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

b) Tình hình chính trị

- Đối nội:

+ Sau cách mạng tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền cộng hòa thứ ba, song phái cộng hòa đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.

+ Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. (Trong vòng 40 năm (1875 - 1914), ở Pháp diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ.)

- Đối ngoại:

+ Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức.

+ Tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi, hệ thống thuộc địa của Pháp rất rộng lớn, chỉ sau Anh.…

3. Nước Mĩ

a) Tình hình kinh tế

- Trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ có nền kinh tế phát triển hơn cả. Từ năm 1865 đến 1894:

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp = ½ tổng sản lượng các nước Tây Âu và 2 lần nước Anh.

+ Sản xuất gang, thép đứng đầu thế giới.

+ Nông nghiệp: đạt nhiều thành tựu đáng kể

- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tưvươn lên đứng nhất thế giới do:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất.

+ Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.

+ Đất nước hòa bình lâu dài.

- Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp.

- Những cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kì.

=> Thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản. Các nhà tư bản liên minh thành các tơrớt => trở thành những “vua công nghiệp” và là chủ những ngân hàng kếch xù (Moóc gân và Rốc – phe – lơ)

- Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ vươn lên thành nước phát triển về ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.

b) Tình hình chính trị

Đối nội:

- Đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền:

+ Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính).

+ Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ).

Đối ngoại:

- Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin...

- Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla.