Ý nghĩa của phân tích điểm hòa vốn

Để tránh những rủi ro ở mức tối ưu khi thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, doanh nghiệp cần thực hiện phân tích điểm hòa vốn. Đây là một bước cần thiết để giúp chủ đầu tư có cái nhìn sâu sắc và chính xác về những gì mà doanh nghiệp cần làm để đạt được để thu hồi vốn. Thế nhưng điểm hòa vốn là gì? Bạn đã biết cách xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh chưa? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những vấn đề xung quanh khái niệm này.

Khái niệm điểm hòa vốn là gì?

Trong kế toán, kinh tế và kinh doanh, điểm hòa vốn (Tiếng Anh: Break-Even Point) được định nghĩa là điểm mà tại đó, tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được bằng tổng chi phí (cố định và bất biến) mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Hay nói cách khác, sau khi đạt đến điểm hòa vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Cũng có thể nói, điểm hòa vốn là một phép tính tài chính để xác định số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp cần bán hoặc cung cấp để trang trải chi phí của mình (đặc biệt là chi phí cố định). 

Điểm hòa vốn có thể được phản ánh theo đơn vị hiện vật (sản lượng) hoặc giá trị (doanh thu) mà doanh nghiệp đạt được.

Ý nghĩa của phân tích điểm hòa vốn

Khái niệm điểm hòa vốn là gì?

Mục đích xác định điểm hòa vốn là gì?

Xác định được điểm hòa vốn sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để thiết lập một mức giá thành sản phẩm hợp lý khi đưa ra thị trường. Điều này sẽ tạo tiền đề để doanh nghiệp bán được sản phẩm với số lượng nhiều nhất có thể và có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Xác định điểm hòa vốn sẽ cho doanh nghiệp viết được mức độ hiệu quả đầu tư phải đạt được để có thể thu về số vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu. Khi sản lượng tiêu thụ sản phẩm vượt qua được điểm hòa vốn thì lúc đó, doanh nghiệp sẽ bắt đầu thu được lợi nhuận.

Điểm hòa vốn là cơ sở để xác định việc thu hút đầu tư và việc phân bổ tài chính vào các chiến lược khác nhau của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp còn sử dụng điểm hòa vốn để phân tích hiệu quả trong dự án kinh doanh của mình.

Bài viết cùng chuyên mục:

➢ Top 50+ đề tài luận văn thạc sĩ kế toán mới nhất [Update 2021]

Công thức tính điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn được xác định theo công thức chung như sau: 

Tổng doanh thu (total sales) = Tổng chi phí (total cost)

Trong đó:

Tổng doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi bán sản phẩm.

Tổng chi phí là số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để có thể sản xuất sản phẩm. Bao gồm chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC).

  • Chi phí cố định (Fixed costs): Chi phí cố định còn được gọi là chi phí chung. Những chi phí chung này xảy ra sau khi doanh nghiệp, cá nhân quyết định bắt đầu thực hiện một hoạt động kinh tế và những chi phí này liên quan trực tiếp đến mức độ sản xuất chứ không liên quan đến số lượng sản xuất. Chi phí cố định bao gồm lãi vay, thuế, tiền lương, tiền thuê, chi phí khấu hao, chi phí lao động, chi phí năng lượng... Các chi phí này là cố định bất kể doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh hay không. Trong trường hợp không sản xuất cũng phải chịu chi phí cố định.
  • Chi phí biến đổi (Variable costs): Là chi phí sẽ tăng hoặc giảm liên quan trực tiếp đến khối lượng sản xuất. Các chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí đóng gói, nhiên liệu và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến sản xuất.

Công thức tính điểm hòa vốn cho một sản phẩm

Đối với doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm, công thức tính điểm hòa vốn sẽ được tính như sau:

Trong đó:

  • A: Khối lượng sản phẩm hòa vốn.
  • Fc: Chi phí cố định.
  • B: Giá sản phẩm.
  • Vc: Chi phí biến đổi đơn vị.

Công thức tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm

Với doanh nghiệp đồng thời kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau (đa sản phẩm), sẽ có những mức giá cả và chi phí sản xuất khác nhau theo từng sản phẩm. Do đó, quy trình xác định điểm hòa vốn của một công ty đa sản phẩm phức tạp hơn một chút so với một công ty sản xuất đơn lẻ.

Công thức tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm như sau:

Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định / (giá bán bình quân gia quyền - chi phí biến đổi bình quân gia quyền)

Việc xác định điểm hòa vốn của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hai sản phẩm trở lên, chúng ta phải biết tỷ lệ bán hàng của các sản phẩm riêng lẻ trong tổng doanh số bán hàng. Thông tin này được sử dụng để tính giá bán bình quân gia quyền và chi phí biến đổi bình quân gia quyền.

Trong công thức trên, giá bán bình quân gia quyền được tính như sau:

(Giá bán sản phẩm A × Tỷ lệ bán sản phẩm A) + (Giá bán sản phẩm B × Tỷ lệ bán sản phẩm B) + (Giá bán sản phẩm C × Tỷ lệ bán sản phẩm C) + …

Chi phí biến đổi bình quân gia quyền được tính như sau:

(Chi phí biến đổi của sản phẩm A × Tỷ lệ doanh thu của sản phẩm A) + (Chi phí biến đổi của sản phẩm B × Chi phí biến đổi của sản phẩm B) + (Chi phí biến đổi của sản phẩm C × Tỷ lệ doanh thu của sản phẩm C) + ...

Ví dụ về điểm hòa vốn

Ở phần trước, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu cách xác định điểm hòa vốn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm. Để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về cách tính điểm hòa vốn, chúng ta sẽ cùng xem xét hai ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1: Xác định điểm hòa vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm

Bob đang xem xét việc mở một tiệm bánh sẽ bán một loại bánh mì duy nhất. Anh ấy đang nghiên cứu một mô hình kinh doanh và muốn khám phá xem liệu liên doanh này có khả thi về mặt tài chính hay không - và khi nào nó sẽ có lãi. Dưới đây là bảng phân tích tài chính của anh ấy:

Chi phí cố định (hàng tháng)

Chi phí biến đổi (mỗi ổ bánh mì)

Mặt bằng

$2.500

Bột mì

$0.50

Bảo hiểm

$250

Nước

$0.25

Tiện ích

$250

Muối

$0.10

Quảng cáo

$500

Men

$0.15

Tổng

$3.500

Tổng 

$1

Giá bán (mỗi ổ bánh mì)

$5

Áp dụng công thức tính điểm hòa vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm ở trên, anh ta có thể tính toán xem tiệm bánh sẽ cần bán bao nhiêu ổ bánh mì mỗi tháng để trang trải mọi chi phí:

Điểm hòa vốn = Chi phí cố định / (Giá bán - Chi phí biến đổi)

= $3,500 / ($5 - $1) 

= 875

Để hòa vốn, tiệm bánh mì của Bob cần bán 875 ổ bánh mì mỗi tháng. Nếu nó bán ít hơn 875 ổ bánh mì, doanh thu của doanh nghiệp sẽ không đủ bù đắp chi phí của nó, vì vậy Bob sẽ thua lỗ. Tuy nhiên, nếu tiệm bánh bán được hơn 875 ổ bánh mì mỗi tháng, nó sẽ thu được đủ doanh thu để trang trải mọi chi phí và tạo ra lợi nhuận.

Ví dụ 2: Xác định điểm hòa vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm

Công ty Monster sản xuất ba sản phẩm: sản phẩm X, sản phẩm Y và sản phẩm Z. Chi phí biến đổi và giá bán của tất cả các sản phẩm được đưa ra dưới đây:

 

Sản phẩm X

Sản phẩm Y

Sản phẩm Z

Giá bán trên mỗi đơn vị

$200

$100

$50

Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị

$100

$75

$25

Tổng chi phí cố định của công ty là $50.000 mỗi tháng. Đối với chiến lược sắp tới, Monster dự kiến ​​bán ba sản phẩm theo tỷ lệ sau:

  • Sản phẩm X: 20%
  • Sản phẩm: 30%
  • Sản phẩm: 50%

Công ty Monster bán ba sản phẩm và do đó, nó là một công ty đa sản phẩm. Điểm hòa vốn của nó có thể được tính bằng cách áp dụng công thức tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm:

Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định / (giá bán bình quân gia quyền - chi phí biến đổi bình quân gia quyền)

= $50.000 / ($95* – $55**)

= 1.250 

Trong đó:

(*) Giá bán bình quân gia quyền = ($200 × 20%) + ($100 × 30%) + ($50 × 50%) = $95

(**) Chi phí biến đổi bình quân gia quyền = ($100 × 20%) + ($75 × 30%) + ($25 × 50%) = $55

Từ kết quả trên, ta có thể rút ra kết luận rằng Công ty Monster cần phải bán 1.250 đơn vị sản phẩm để hòa vốn. Tiếp theo, chúng ta sẽ tính số đơn vị của mỗi sản phẩm sẽ được bán:

  • Sản phẩm X: (1.250 × 20%) = 250 đơn vị sản phẩm
  • Sản phẩm Y: (1.250 × 30%) = 375 đơn vị sản phẩm
  • Sản phẩm Z: (1.250 × 50%) = 625 đơn vị sản phẩm

Ý nghĩa của việc xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh

Khi đã xác định được điểm hòa vốn, doanh nghiệp có thể dự đoán về tính hiệu quả của dự án. Trong đó, nếu điểm hòa vốn càng nhỏ thì khả năng thua lỗ càng nhỏ và doanh nghiệp có khả năng thu về lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, nếu điểm hòa vốn càng thì tính hiệu quả của dự án  không cao, khả năng thua lỗ lớn.

Đối với những doanh nghiệp có nhiều dự án và phương án khác nhau, sau khi đã tính toán được điểm hòa vốn sẽ giúp doanh nghiệp đó có  thể cân nhắc và lựa chọn những phương án có điểm hòa vốn nhỏ để có thể giảm thiểu tối đa rủi ro và thu về lợi nhuận cao nhất.

Tuy nhiên, cách tính điểm hòa vốn đối với sự phát triển của một doanh nghiệp bên cạnh các ưu điểm vẫn còn tồn tại một số điểm nhược điểm cần cân nhắc, cụ thể:

  • Ưu điểm: Khi tính được điểm hòa vốn sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chỉ tiêu về mức độ hoạt động tối thiểu cần thiết để họ có thể đạt được lợi nhuận. Bên cạnh đó, khi biết được cụ thể sản lượng hòa vốn là bao nhiêu sẽ là bước quan trọng để các chủ đầu tư bàn bạc, đưa ra các biện pháp cụ thể để có thể đạt đến điểm hòa vốn trong thời gian ngắn nhất.
  • Nhược điểm: Mặc dù là một công cụ hữu ích cho doanh nghiệp nhưng điểm hòa vốn không thể hiện được rõ ràng quy mô lợi nhuận của dự án cũng như tính hiệu quả của số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra. Bên cạnh đó, việc phân tích điểm hòa vốn cũng sẽ trở nên phức tạp  và tính chính xác không cao khi có đầu tư bổ sung thay thế.

Ý nghĩa của phân tích điểm hòa vốn

Ý nghĩa của việc xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh là gì?

Ứng dụng của việc phân tích điểm hòa vốn là gì?

Dưới đây là 4 trường hợp cụ thể mà việc phân tích điểm hòa vốn sẽ có ích cho bạn, cụ thể:

  1. Khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới. Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu một công việc kinh doanh mới, thì việc xác định điểm hòa vốn là điều bắt buộc. Nó không chỉ giúp bạn quyết định xem ý tưởng kinh doanh của mình có khả thi hay không mà giúp bạn nghiên cứu và hoạch toán về chi phí, cũng như có thể đưa ra chiến lược định giá, tính giá thành sản phẩm của mình.
  2. Khi tạo ra một sản phẩm mới. Nếu bạn đã có một doanh nghiệp, bạn vẫn nên thực hiện phân tích điểm hòa vốn trước khi đưa ra thị trường một sản phẩm mới. Ngay cả khi các chi phí cố định như thuê văn phòng, quảng cáo,...vẫn giữ nguyên thì bạn vẫn cần dự trù các chi phí biến đổi liên quan đến sản phẩm mới và thiết lập mức giá bán cần thiết.
  3. Thêm một kênh bán hàng mới.Hiển nhiên, khi nào bạn thêm một kênh bán hàng mới, chi phí của bạn sẽ thay đổi ngay cả khi giá bán của sản phẩm không thay đổi. Ví dụ: Nếu bây giờ bạn bắt tay vào việc kinh doanh sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram,..bạn cần lên kế hoạch cho các chi phí bổ sung để quảng bá cho kênh bán hàng của mình. Theo đó, các chi phí này phải được tính là một phần trong khi phân tích điểm hòa vốn.
  4. Thay đổi mô hình kinh doanh. Nếu bạn đang muốn thay đổi mô hình kinh doanh như từ bán hàng online sang offline, bạn nên tiến hành phân tích điểm hòa vốn vì chi phí của bạn có thể bị thay đổi đáng kể.

Trên đây, Luận Văn 99 đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức liên quan đến khái niệm “điểm hòa vốn là gì”. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình học tập. Ngoài ra, việc thực hiện việc phân tích điểm hòa vốn là điều cần thiết để đưa ra các chiến lược kinh doanh thông minh. Nếu bạn đang nhen nhóm ý định bắt đầu khởi nghiệp hoặc thực hiện các thay đổi mang tính bước ngoặt cho hoạt động kinh doanh hiện tại của mình, bạn cũng có thể sử dụng các kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây để chuẩn bị tốt hơn nhé.