Phương thức nghị luận là gì năm 2024

Khi đọc một bài viết, bạn có thể phân biệt được tác giả đang sử dụng các phương thức biểu đạt nào không? Bạn có biết cách sử dụng các phương thức biểu đạt một cách hiệu quả khi viết một loại văn bản nào đó? Nếu bạn chưa rõ, hãy cùng Luật Dragon tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Phương thức biểu đạt là gì?

Phương thức biểu đạt là cách thức mà người viết, người nói truyền tải những thông điệp, ý nghĩa, tình cảm, suy nghĩ của mình đến với người đọc, người nghe. Phương thức biểu đạt giúp bài viết có tính thuyết phục, tạo sự kết nối và sự thấu hiểu giữa người đọc và người nghe.

Trên thực tế, một văn bản có thể được tác giả áp dụng tổng hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Tuỳ vào mục đích của văn bản, tác giả sẽ lựa chọn một loại phương thức chủ đạo để thực hiện bài viết.

\>>> Xem thêm: Hợp tác kinh doanh là gì? Kinh nghiệm hợp tác làm ăn, kinh doanh

Phân loại các phương thức biểu đạt

Phương thức nghị luận là gì năm 2024

Các phương thức biểu đạt

Hiện nay, có 6 loại phương thức biểu đạt chính, bao gồm: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ.

Mỗi loại phương thức biểu đạt có đặc điểm riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại phương thức biểu đạt dưới đây:

Phương thức tự sự

Tự sự là phương thức biểu đạt dùng để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc cho một câu chuyện. Trong phương thức tự sự, tác giả không chỉ kể các sự kiện mà còn tập trung đến việc khắc hoạ khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức, ý kiến bản thân về bản chất của nhân vật có tác động như thế nào đến bối cạnh câu chuyện.

Cách nhận biết phương thức tự sự:

  • Có cốt truyện, chủ đề rõ ràng
  • Có nhân vật, sự vật, sự việc, sự kiện theo từng diễn biến tình tiết câu chuyện.
  • Có lời bình của tác giả câu chuyện

Ví dụ về phương thức tự sự:

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. (Tấm Cám)

Phương thức miêu tả

Miêu tả là phương thức biểu đạt làm cho độc giả có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc biết được những gì đang xảy ra nội tâm của nhân vật được đề cập trong bài viết.

Cách nhận biết phương thức miêu tả:

  • Áp dụng linh hoạt các tính từ, động từ, biện pháp tu từ
  • Mô tả chi tiết đặc điểm của sự vật, sự việc, hiện tượng và suy nghĩ, tư tưởng trong nội tâm con người.

Ví dụ về phương thức miêu tả:

Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát (Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)

Phương thức biểu cảm

Biểu cảm là phương thức biểu đạt mà trong đó, tác giả bộc lộ những rung cảm, tâm tư của bản thân với sự vật, sự việc hoặc với một con người khác. Hiểu đơn giản hơn, phương thức biểu cảm là công cụ để tác giả để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh

Cách nhận biết phương thức biểu cảm:

  • Có sự tham gia trực tiếp của tác giả vào nội dung tác phẩm
  • Có sự thể hiện của tâm trạng, cảm xúc, tình cảm, nguyện vọng, ý chí,…
  • Có sự dùng các từ, cụm từ, câu, đoạn văn có tính cảm xúc cao

Ví dụ về phương thức biểu cảm:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

(Ca dao)

Phương thức thuyết minh

Phương thức thuyết minh là cách sử dụng ngôn ngữ nhằm cung cấp, giới thiệu, giảng giải,… những thông tin về một sự vật, hiện tượng nào đó để độc giả học hỏi, tiếp thu kiến thức mới.

Cách nhận biết phương thức thuyết minh:

  • Có sự trình bày khách quan, logic, rõ ràng, chính xác về sự vật, hiện tượng
  • Có sự sử dụng các từ, cụm từ, câu, đoạn văn có tính giải thích, giới thiệu, phân tích, so sánh, liệt kê,...
  • Thường nêu các ví dụ để để làm rõ các vấn đề.

Ví dụ về phương thức thuyết minh:

Cây dừa là một loài cây thuộc họ Cau, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây dừa có thể cao từ 15 đến 30 mét, có thân tròn, lá dài và xẻ thành nhiều thùy. Cây dừa có hoa màu vàng, nở thành chùm ở đầu cành. Quả dừa là một loại quả hạch, có vỏ ngoài cứng, vỏ trong mềm, ruột trắng và nước trong. Quả dừa có thể nặng từ 1 đến 2,5 kg, có đường kính từ 15 đến 30 cm.

Phương thức nghị luận

Phương thức nghị luận là dùng ngôn ngữ để bàn bạc, phê phán, đánh giá, bình luận về một vấn đề, một sự việc, một hiện tượng nào đó, nhằm bộc lộ rõ quan điểm, chủ kiến của người viết. Trong một bài văn nghị luận, tác giả cần đưa ra các căn cứ, lập luận nhằm thuyết phục người đọc đồng tình với mình.

Cách nhận biết phương thức nghị luận:

  • Có vấn đề bàn luận, quan điểm của người viết
  • Có các luận điểm, luận cứ, lập luận để chứng minh, giải thích, bình luận quan điểm
  • Có sự sử dụng các từ, cụm từ, câu, đoạn văn có tính bàn luận, phản biện, đánh giá, bình luận

Ví dụ về phương thức nghị luận:

Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. (Về vấn đề giáo dục, Hồ Chí Minh)

Phương thức hành chính - công vụ

Phương thức hành chính - công vụ là dùng ngôn ngữ để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa cơ quan và cá nhân, giữa cá nhân và cá nhân, giữa nước này và nước khác dựa trên cơ sở pháp lý (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…).

Cách nhận biết phương thức hành chính - công vụ:

  • Có sự trình bày rõ ràng, chính xác, khách quan, logic, ngắn gọn về nội dung, yêu cầu, quy định, quyết định
  • Có sự sử dụng các từ, cụm từ, câu, đoạn văn có tính chất pháp lý, tính chuyên nghiệp cao
  • Có sự tuân thủ các quy tắc, quy cách, quy trình, mẫu biểu, định dạng của từng loại văn bản. Tại Việt Nam, các văn bản hành chính - công vụ cần phải tuân theo quy định tại thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

Ví dụ về phương thức hành chính - công vụ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi: – Ban Giám Đốc Công Ty TNHH ABC

– Phòng Hành chính – Nhân sự

Tôi tên là : Nguyễn Văn A

Chức vụ: Nhân viên kinh doanh

Bộ phận: Kinh doanh

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám Đốc chấp thuận cho tôi được nghỉ phép trong thời gian 05 ngày (Kể từ ngày 02/01/2024 đến hến ngày 06/01/2024)

Phương thức biểu đạt nghị luận là gì?

- Khái niệm: Phương thức biểu đạt nghị luận là phương thức mà người viết, người nói sử dụng ngôn ngữ để trình bày những ý kiến của mình. Bằng kiến thức của mình để đánh giá hoặc đưa ra một quan điểm để bàn luận về một đối tượng (sự vật hay hiện tượng) nào đó.

Phương thức miêu tả là gì?

- Miêu tả là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Biểu đạt có nghĩa là gì?

Phương thức biểu đạt là cách mà người viết, người nói truyền tải những thông điệp đến với người đọc, người nghe nhằm thể hiện những tâm tư, những suy nghĩ, tình cảm của chính người nói, người viết.

Sự kết hợp các phương thức biểu đạt đem lại tác dụng gì?

- Việc kết hợp giữa các phương thức biểu đạt với nhau làm rõ ràng và sinh động hơn cho nội dung của bài viết. - Yếu tố biểu cảm làm cho văn nghị luận tăng tính thuyết phục hơn, bởi nó tác động vô cùng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm của người đọc (hoặc người nghe).