Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì có 9 chữ cái

Trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi làm tổ, một lớp tế bào (tế bào lá nuôi phôi) phát triển quanh phôi nang. Tế bào lá nuôi lông rau nguyên thuỷ, tế bào gốc của rau thai, phát triển dọc theo 2 dòng tế bào:

  • Tế bào lá nuôi ngoài lông rau không tăng sinh: Các tế bào này xâm nhập vào niêm mạc tử cung, tạo thuận lợi cho việc làm tổ và giữ chặt của rau thai.

  • Hợp bào lá nuôi: Các tế bào này sản sinh ra chorionic gonadotropin (hCG) vào ngày thứ 10 và các hormone lá nuôi khác ngay sau đó.

Một lớp bên trong (màng ối) và lớp ngoài (màng nuôi) của màng phát triển từ lá nuôi phôi; các màng này hình thành nên túi nước ối, chứa các thành phần thụ thai (thuật ngữ được sử dụng cho các phần khác nhau của hợp tử ở bất kỳ giai đoạn nào - xem hình Nhau thai và phôi thai ở tuổi thai khoảng 11 4/7 tuần Rau thai và phôi ở khoảng tuần 11 4⁄7 thai kỳ.

Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì có 9 chữ cái
). Khi túi ối được hình thành và khoang phôi nang đóng lại (khoảng 10 ngày), phôi thai được coi là bào thai. Túi ối chứa đầy chất lỏng và to ra với phôi đang phát triển, làm đầy khoang niêm mạc tử cung khoảng 12 tuần sau khi thụ thai; sau đó, túi nước ối là khoang duy nhất còn lại trong tử cung.

Phôi có kích thước 4,2 cm.

Tế bào lá nuôi phôi phát triển thành các tế bào hình thành rau thai. Các lá nuôi phôi ngoài lông rau hình thành các gai rau xâm nhập vào tử cung. Các hợp bào lá nuôi phủ các gai rau. Hợp bào lá nuôi tổng hợp các hóc môn lá nuôi và cung cấp quá trình trao đổi động mạch và tĩnh mạch giữa sự tuần hoàn của phôi thai và tuần hoàn của mẹ.

Rau thai được hình thành đầy đủ từ 18 đến 20 tuần tuổi nhưng vẫn phát triển, cân nặng khoảng 500g khi đủ tháng.

Mẹ không giải thích nổi!

Chị Mai Hạnh, mẹ bé Tuấn Anh cho biết, sau khi học xong bài 4  “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?”, trong đó có hình vẽ mô tả khái quát quá trình thụ tinh. Con nó hỏi tôi là: Mẹ ơi! Tại sao lại cho trứng và tinh trùng gặp được nhau hả mẹ?, tôi không biết giải thích như thế nào. Tôi bất ngờ quá vì cháu còn nhỏ mà đã phải học chuyên sâu về vấn đề này.

Được biết, trong nội dung Bài 4, sách Khoa học lớp 5, có viết: Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử... và mô tả khái quát quá trình thụ tinh.

Ngoài kiến thức này ra, sách còn yêu cầu học sinh xem hình vẽ và phân biệt đâu là thai 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.

Trong Bài 2-3 Nam hay Nữ? có đoạn: Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển, làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác nhau về mặt sinh học. Ví dụ: Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng; Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. Câu hỏi của bài là Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?

Và trong Bài 5 Cần làm gì để cả mẹ và bé đều khoẻ? đặt câu hỏi hóc hơn: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao? - Đến tôi thực sự còn lúng túng nữa là các bé học sinh lớp 5, chị Mai Hạnh nói. 

Hình ảnh Bài 4, sách Khoa học lớp 5

Cô giáo cũng... đỏ mặt Cô giáo Nguyễn Thị Bốn (đã nghỉ hưu), Trường Tiểu học Đồng Mai, với thâm niên hơn 30 năm trong nghề cho biết, việc học sinh lớp 5 được học giới tính là rất cần thiết và kịp thời. Tuy nhiên, với nội dung kiến thức này thực sự quá tải với học sinh lớp 5 và không phù hợp với các em, thậm chí xem hình vẽ chúng tôi cũng khó hiểu nữa là giảng cho các em.

Được biết, sách Khoa học lớp 5, của Nhà xuất bản Giáo dục, Chủ biên là Bùi Phương Nga và Lương Việt Thái.

Thạc sỹ tâm lý Đinh Đoàn, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới tính - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cho biết, ông cũng bất ngờ khi cầm cuốn sách này mà trong đó có nội dung như vậy.

Tủm tỉm cười khi học

Khi PV phỏng vấn các cô giáo về chương trình  sách Khoa học lớp 5, hầu hết các cô đều “từ chối trả lời”.

Cô giáo Nguyễn Thị Lan, khối trưởng khối 5, trường Dân lập Nguyễn Siêu (Hà Nội) thì cho rằng: “Việc quá tải, hay hình ảnh không phù hợp của bài viết trong sách, chúng tôi không bàn cãi.

Với bài 2 -3, Nam hay Nữ? và bài 4, Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?, chúng tôi chỉ yêu cầu giới thiệu qua cho các cháu về các bức tranh và nhiệm vụ của học sinh là phát hiện thai nào 5 tuần, thai nào 8 tuần và 9 tháng; kết nối các hình trong sơ đồ của quá trình thụ tinh”.

Về phía học sinh, “khi học bài này, các em cứ tủm tỉm cười” - cô Lan cho hay.

“Sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT cho xuất bản thì đã có nghiên cứu. Ở Việt Nam đưa kiến thức giới tính vào sách giáo khoa bây giờ so với nước ngoài là muộn nên nếu có sai thì cũng đúng thôi. Có thể những người làm sách giáo khoa thực sự chưa hiểu và không đặt mình vào lứa tuổi trẻ con, thậm chí không đặt mình vào địa vị cô giáo dạy. Cô giáo lớp 5, thường chỉ học xong trung cấp, với kiến thức này với các cô còn xa lạ, đỏ mặt chứ nói làm sao dạy được trẻ em 10 tuổi. Các cô sẽ “bó tay” trong khi giảng dạy vấn đề này” - Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn cho hay.

Ông Đoàn thắc mắc: “Khi đưa nội dung kiến thức vào sách giáo khoa là phải có mục đích, nhưng tôi không biết rằng, với học sinh lớp 5 mà đưa nội dung này vào thì nhằm mục đích gì? Rõ ràng nội dung trứng và tinh trùng là từ ngữ tương đối khó hiểu với các em”.

Theo chuyên gia này, các cháu 10, 11 tuổi là thời kỳ tiền dậy thì. 1,2 năm sau các cháu mới đến tuổi dậy thì. Ở đây nên cung cấp cho các cháu những kiến thức không phải bối rối khi đến tuổi dậy thì. Chẳng hạn như là hướng dẫn các em học sinh gái là thời gian tới các em sẽ phải đón nhận hiện tượng kinh nguyệt như thế nào, để khoảng lớp 6,7 khi có kinh thì các em đã biết, vấn đề này mình đã được học ở lớp 5, chứng tỏ là mình lớn rồi, không phải bị bệnh. Đối với học sinh nam 12, 13 tuổi thì khi phát triển hệ lông hoặc tinh trùng thì các em không phải lo lắng và đó là hiện tượng đáng mừng.

Bản thân học sinh lớp 5, bố mẹ còn ép ăn từng bữa một đã khó chứ làm sao mà truyền tải được kiến thức nhiều như thế này. Chỉ nên đưa kiến thức xác định là con trai, con gái nên ăn mặc như thế nào, ứng xử với các bạn khác giới như thế nào... còn quá trình thụ thai, trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau như thế nào? Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? kiến thức này chỉ nên dành cho học sinh cấp III thì phù hợp. Đặc biệt những hình ảnh ở đây thì tôi nghĩ coppy nguyên bản trong cuốn sách dành cho sinh viên Y khoa.

Bên cạnh đó, trong Bài 4, không nên để hình trứng, tinh trùng và bào thai như thế, học sinh rất ghê và nói rằng “ngày xưa mình thế này ư”, tạo nên ấn tượng không hay. Bài tinh trùng và trứng, cô giáo không giảng được bảo học sinh về hỏi bố mẹ, bố mẹ dù có hiểu nhưng khó diễn đạt cho con hiểu.

“Nói chung, trước khi đưa nội dung nào vào sách giáo khoa thì phải xác định đưa nội dung nào vào phù hợp với lứa tuổi. Đây là sự quá tải nặng nề về kiến thức với trẻ em” - Thạc sĩ tâm lý Đình Đoàn nhận định.

Hồng Hạnh

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào và trong bao lâu?

Tác giả:

Kim Ngân

Update on:

Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng kết hợp với tế bào trứng. Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, trong bao lâu? Đây là một câu hỏi khá thú vị mà nhiều phụ nữ và các ông chồng muốn tìm hiểu. Sau đây Sức Khỏe 24 Giờ xin chia sẻ đến bạn những kiến thức này.

Quá trình thụ thai là sự kết hợp của tinh trùng và trứng

Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì có 9 chữ cái

Quá trình thụ thai xảy ra khi có sự kết hợp giữa trứng (ở người phụ nữ) và tinh trùng (ở đàn ông). Khi tinh trùng gặp được trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra, hình thành nên phôi thai. Phôi thai sẽ được vận chuyển tới tử cung làm tổ.

Tế bào trứng

Ở người phụ nữ khỏe mạnh bình thường sẽ có 2 buồng trứng và 2 buồng này sẽ có một lượng trứng nhất định để phục vụ cho chức năng sinh sản của nữ giới. Theo một nghiên cứu, mỗi một bé gái khi sinh ra sẽ có khoảng 1 triệu quả trứng ở hai buồng trứng.

Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, ở buồng trứng sẽ có ít nhất từ 1 – 3 quả trứng chín và rụng. Sau khi rụng, trứng thường phải đi qua một đoạn dài khoảng 10cm gọi là ống dẫn trứng để đến tử cung.

Trứng thường chỉ sống được đến 24h, nếu gặp được tinh trùng nó sẽ được thụ tinh. Còn nếu không gặp được tinh trùng, trứng sẽ bị thoái hóa và kết thúc hành trình của nó tại tử cung, lớp niêm mạc tử cung bong ra và trứng cũng bị đẩy ra ngoài theo máu kinh nguyệt.

Tinh trùng

Không giống với tế bào trứng ở nữ giới, tinh trùng ở nam giới thường mất khoảng thời gian khá lâu để hình thành, thường là từ 2 – 3 tháng. Thường thì tinh trùng có thể sống khoảng vài tuần trong cơ thể nam giới kể từ khi sản sinh ra. Nếu ở bên ngoài không khí, tinh trùng chỉ sống được từ 30 – 60 phút.

Nam giới khi xuất tinh vào trong âm đạo của người phụ nữ sẽ có khoảng 300 – 500 triệu tinh trùng được phóng vào. Tuy nhiên chỉ một tinh trùng khỏe mạnh nhất đi tìm gặp được trứng để thụ tinh. Còn các tinh trùng còn lại đều không đủ khả năng đi gặp trứng.

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì có 9 chữ cái

Quá trình thụ thai diễn ra khi nam giới phóng tinh trùng ra ngoài về phía âm đạo. Ngoài ra, các chất dịch có ở đầu dương vật trước khi xuất tinh cũng có một số ít lượng tinh trùng. Các tinh trùng này sẽ bắt đầu một cuộc tranh đua để đi tìm trứng, duy chỉ có một tinh trùng khỏe nhất mới có thể bơi đi tìm trứng. Còn các tinh trùng khác đều không đủ sức để đi tìm trứng hoặc bị chết do môi trường âm đạo của người phụ nữ chứa axit.

Sau khi vượt qua vòng 1, các tinh trùng sẽ phải đối mặt với dịch nhầy ở khu vực tử cung của nữ giới. Thường thì vào những ngày hành kinh, chất nhầy ở cổ tử cung thường ở dạng lỏng do lượng estrogen trong máu cao, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển vào gặp trứng.

Trong khoảng 12 tiếng khi vào tử cung, chỉ còn khoảng 10 tinh trùng còn sống sót. Và đến 36 tiếng sau thì số lượng tinh trùng sẽ giảm dần.

Tiếp theo, các tinh trùng sẽ gặp thêm một thử thách mới đó là xâm nhập vào trong bên trong trứng. Các tinh trùng sẽ tìm mọi cách để vào được bên trong lớp vỏ trứng này. Sau khi có một tinh trùng dũng cảm vào được bên trong, lớp vỏ ngoài của trứng sẽ tiết ra một chất dịch nhằm ngăn chặn không cho bất kỳ kẻ nào vào nữa. Lúc này tinh trùng đã vào được bên trong kết hợp với trứng tạo thành hợp tử, tức là quá trình thụ thai đã diễn ra thành công trong cơ thể của người phụ nữ.

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu?

Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì có 9 chữ cái

Sau khi tinh trùng được phóng vào âm đạo qua việc nam giới xuất tinh khi đạt cực khoái, các tinh trùng sẽ phải vượt qua quãng đường dài là khoảng 18cm từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng để gặp trứng và thụ tinh.

Nhìn chung, thời gian ngắn nhất để tinh trùng gặp được trứng là khoảng 45 phút hoặc 12 tiếng (đối với những tinh trùng chậm chạp nhất) kể từ khi nam giới xuất tinh. Theo nghiên cứu, tinh trùng sống được trong cơ thể là từ 3 – 5 ngày. Trong thời gian này, nếu nữ giới rụng trứng thì trứng có thể được thụ thai.

Làm gì để hỗ trợ quá trình thụ thai?

Hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ quá trình thụ thai được dễ dàng hơn. Cụ thể:

  • Cách 1: Các cặp vợ chồng cần phải xác định chính xác ngày rụng trứng thì mới biết rõ ngày nào quan hệ để thụ thai thành công. Theo một nghiên cứu, có thể vào những ngày cổ tử cung có chất nhầy dai, trong và ra nhiều sẽ là ngày dễ thụ tinh và sau 2 ngày này chính là lúc trứng rụng.
  • Cách 2: Một phương pháp hỗ trợ quá trình thụ thai được nhiều chuyên gia sản phụ khoa đưa ra đó là tư thế nằm sau khi quan hệ tình dục. Sau khi giao hợp, người phụ nữ đừng nên đứng dậy ngay và cũng đừng thụt rửa âm đạo. Hãy sử dụng một chiếc gối dưới mông khoảng 20 – 30 phút và nằm ngửa để tinh trùng có thể bơi nhanh đến gặp trứng. Lưu ý các chị em không nên nằm lên trên người chồng của mình.

Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thụ thai:

  • Sức khỏe tốt cũng là yếu tố quyết định đến việc thụ thai có thành công hay không. Cả hai vợ chồng khi muốn có con nên đi khám sức khỏe tổng quát để giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề bất thường (nếu có) giúp việc thụ thai diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.
  • Nếu thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá cùng các chất kích thích khác thì vợ hoặc chồng nên dừng lại để tránh ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
  • Cuối cùng, nếu đã cố gắng quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng tránh nào trên 1 năm mà vẫn chưa thụ thai thì nên đến bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn cụ thể.

Dấu hiệu quá trình thụ thai đã thành công

Dưới đây là một số dấu hiệu thông báo rằng quá trình thụ thai đã thành công (dấu hiệu mang thai) và bạn sắp được làm mẹ.

  • Chậm kinh: Đây là dấu hiệu mà rất nhiều chị em tin tưởng và khá hiệu quả để nhận biết mình đã mang thai hay chưa. Thường thì sau sinh, tùy thuộc vào từng trường hợp mà kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hay muộn.
  • Tiểu nhiều lần: Sau khi quan hệ 1 tuần, chị em sẽ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân là do tử cung của chị em phát triển chèn ép vào bàng quang gây cảm giác tiểu nhiều lần, buồn tiểu.
  • Âm đạo ra máu bất thường: Vùng kín của chị em sẽ có một chút dịch màu hồng hoặc nâu kèm biểu hiện khó chịu, đau nhẹ tại vùng bụng dưới do việc cấy phôi thai vào tử cung thành công, còn gọi là máu báo thai.
  • Mệt mỏi: Đây cũng có thể là dấu hiệu thụ thai thành công mà nhiều chị em gặp phải. Quá trình tiết hormone progesterone trong thai kỳ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
  • Âm đạo đổi màu sẫm: Do sự thay đổi về nội tiết tố da của chị em khi mang thai. Cô bé của chị em sẽ có màu sậm và tối hơn, chị em có thể sử dụng một chiếc gương soi để nhận biết sự thay đổi này.
  • Ngực thay đổi: Dấu hiệu này khá thường gặp nên có rất nhiều chị em sau khi mang bầu nhận ra. Cảm giác cứng, sưng, đau tại ngực do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh với tinh trùng. Chị em có thể sử dụng áo ngực rộng rãi, thoáng mát hơn và bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể. Cảm giác khó chịu tại vùng ngực sẽ giảm dần và biến mất sau khi chị em thích nghi được sự thay đổi của hormone.
  • Chuột rút: Chuột rút là một dấu hiệu rất bình thường khi chị em mang thai do sự điều chỉnh của tử cung khi có một bào thai đang dần phát triển ở khu vực này. Chuột rút tuy được coi là biểu hiện bình thường nhưng nếu biểu hiện này kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường như xuất hiện những cơn đau dữ dội ở 1 bên hông thì chị em nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
  • Nóng bất chợt: Những cơn nóng bất chợt sau khi thụ thai thành công thường khiến các mẹ bầu ra nhiều mồ hôi, nóng bừng mặt, đỏ mặt. Biểu hiện này có thể kéo dài đến 50 phút và kèm theo một số dấu hiệu khác như chuột rút, ngực căng.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách tính ngày rụng trứng để sinh bé trai hoặc bé gái
  • Cách tính tuổi thai cực chuẩn

Sự hình thành và phát triển của thai nhi diễn ra như thế nào?

Sau khi thụ thai, hợp tử cần phải làm tổ ở buồng tử cung của người phụ nữ và bắt đầu phân chia thành một khối tế bào gọi là phôi nang. Phôi nang cần di chuyển xuống tử cung và bám vào thành tử cung để làm tổ, sau đó phát triển thành một nhau thai và phôi thai. Việc làm tổ của phôi thai và nhau thai thường diễn ra trong khoảng 2 tuần sau khi trứng rụng.

Sau khi diễn ra quá trình thụ thai, chị em phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong khoảng 9 tháng tiếp theo. Chị em có thể kiểm tra que thử thai để biết được mình có đang mang thai hay không.

Trong một số trường hợp, trứng sau khi đã được thụ tinh lại không bám vào lớp màng mỏng trên thành tử cung mà lại bám vào những vị trí khác như ống dẫn trứng hoặc ở một cơ quan khác trong ổ bụng hình thành thai ngoài tử cung. Hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm và cần phải khắc phục ngay để tránh nguy hiểm cho thai phụ.

Như vậy, quá trình thụ thai diễn ra cực kỳ gian nan trong cơ thể của người phụ nữ. Với những thông tin này hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về quá trình thụ thai cùng những thông tin bổ ích. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt và luôn vui vẻ!