Ra mồ hôi nhiều là bị bệnh gì năm 2024

Nếu bạn đang ở trong phòng có quạt, điều hòa mát mẻ, không vận động mạnh hay lo lắng, căng thẳng gì mà vẫn bị đổ mồ hôi nhiều thì thật không may là bạn đã mắc phải chứng bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Theo ước tính cứ 100 người thì có từ 3 đến 5 người gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân là do hệ thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm cho việc bài tiết mồ hôi hoạt động quá mạnh (cường giao cảm), và gửi tín hiệu kích thích quá mức đến các tuyến mồ hôi, hậu quả là cơ thể đổ mồ hôi nhiều mất kiểm soát, có thể trên toàn thân hoặc ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu, mặt, nách, lưng, ngực, bụng... Bệnh có yếu tố di truyền, thường bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc tuổi dậy thì.

Đổ mồ hôi nhiều có nguy hiểm không?

Việc đổ mồ hôi quá nhiều sẽ khiến cơ thể nhanh chóng bị kiệt sức vì mất nước, điện giải với các dấu hiệu như mệt mỏi, chuột rút, chóng mặt, tụt huyết áp... Trẻ nhỏ và người lớn tuổi bị đổ mồ hôi đêm còn bị viêm phế quản, viêm phổi do nhiễm lạnh.

Bên cạnh đó, người bị đổ mồ hôi nhiều do cường giao cảm nếu không được điều trị có thể gặp phải các vấn đề như tim đập nhanh, trống ngực, thở nhanh, hụt hơi, đau dạ dày… bởi hệ thần kinh này còn chi phối những chức năng quan trọng khác như nhịp tim, nhịp thở, tiêu hóa...

Đổ mồ hôi nhiều sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu nó là triệu chứng của các bệnh mạn tính như tiểu đường, cường giáp, ung thư, lao phổi, HIV/AIDS.... hoặc cấp tính như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim... Khi đó cần phải điều trị sớm để tránh biến chứng xấu.

Ra mồ hôi nhiều là bị bệnh gì năm 2024

Đổ mồ hôi nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Đổ mồ hôi nhiều và những hệ lụy phiền toái

Không chỉ về mặt sức khỏe, đổ mồ hôi nhiều còn khiến người bệnh gặp vô số phiền toái, bất tiện, trở ngại trong cuộc sống, công việc như:

- Đổ mồ hôi đầu nhiều: Khiến tóc bết dính, nhanh bẩn, da đầu ngứa ngáy, khó chịu, dễ bị gàu, rụng tóc, nấm tóc...

- Đổ mồ hôi mặt nhiều: Khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi khiến bạn khó tránh khỏi cảm giác tự ti khi gặp đối tác, khách hàng..., chị em phụ nữ không thể trang điểm, và hay bị mụn, lỗ chân lông to...

- Đổ mồ hôi tay nhiều: Bàn tay ẩm ướt khiến bạn không dám bắt tay; trơn trượt khi cầm bút, dao kéo, điện thoại; làm ướt hết giấy tờ khi chạm vào..., điều này sẽ gây cản trở rất nhiều trong cuộc sống.

- Đổ mồ hôi chân: Gây ngứa, nấm chân, viêm da, nổi mụn nước, đặc biệt là sinh mùi khó chịu khiến bạn không dám cởi giày tất khi ngồi cạnh ai.

- Đổ mồ hôi nách nhiều: Gây mất tự tin bởi nách áo ướt sũng, ố vàng, bất tiện nhất mùi hôi nách, nhất là khi bước sang độ tuổi dậy thì.

Phương pháp điều trị đổ mồ hôi nhiều

Để kiểm soát tốt mồ hôi, bạn cần hạn chế các chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc, thực phẩm cay nóng...; giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng; đồng thời cần kết hợp cùng các phương pháp điều trị sau:

Dùng thuốc tây chữa bệnh ra nhiều mồ hôi

Phổ biến là các loại thuốc dùng ngoài da như xịt mồ hôi, lăn nách... chứa thành phần chung là muối nhôm nồng độ cao có tác dụng làm bít lỗ chân lông, ngăn thoát mồ hôi qua da. Loại này chỉ giảm được mồ hôi trong thời gian ngắn, không nên sử dụng thường xuyên vì có thể gây ung thư vú, loãng xương, kích ứng da...

Nếu thuốc bôi ngoài không có hiệu quả thì bác sỹ có thể kê thêm thuốc uống như thuốc kháng cholinergic, thuốc beta... có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm. Tuy nhiên, có nhiều tác hại cho sức khỏe nên sử dụng rất hạn chế.

Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi bằng thảo dược

Sử dụng thảo dược là giải pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh đổ mồ hôi nhiều vì mang lại hiệu quả lâu dài, đặc biệt là an toàn, dùng lâu dài không lo tác dụng phụ. Trong đó, y học cổ truyền đánh giá cao lợi ích của một số thảo dược tiêu biểu như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ..., và các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được những thảo dược này có tác dụng:

- Thiên môn đông: Theo nghiên cứu tại viện Dược liệu – Đại học Bundelkhand (Ấn Độ), Thiên môn đông có tác dụng trấn tĩnh, làm dịu những kích thích quá mức của hệ thần kinh giao cảm, qua đó ổn định các tuyến mồ hôi, ngăn mồ hôi tăng tiết hiệu quả; đồng thời, giúp bổ sung nước cho cơ thể, chống mất dịch qua mồ hôi.

- Hoàng kỳ: Nghiên cứu tại bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải cho thấy, người bệnh sau khi dùng dịch chiết Hoàng kỳ thì các triệu chứng đổ mồ hôi trộm, lo lắng, căng thẳng, hồi hộp đều giảm rõ rệt, sức khỏe cải thiện tốt hơn.

- Sơn thù du: Hoạt chất tanin trong Sơn thù du giúp se khít lỗ chân lông, săn se bề mặt da, hạn chế mồ hôi bài tiết, đồng thời, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, qua đó phòng ngừa các bệnh ngoài da và ngăn mùi cơ thể khi đổ mồ hôi nhiều.

Ra mồ hôi nhiều là bị bệnh gì năm 2024

Bộ 3 thảo dược chữa đổ mồ hôi nhiều hiệu quả

Bởi vậy, sự phối hợp của các thảo dược trên sẽ tạo nên giải pháp tác động “kép” để kiểm soát mồ hôi bền vững. Nhận định về điều này, GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam cho biết:

“Bệnh đổ mồ hôi nhiều là do bề mặt da yếu, lỗ chân lông mở gây thoát mồ hôi ra ngoài khiến cơ thể bị mất dịch. Vì vậy, nên sử dụng Hoàng kỳ, Sơn thù du để tăng sức bền của da, se khít lỗ chân lông phối hợp cùng Thiên môn đông bổ sung nước cho cơ thể, đây là một công thức bài thuốc hoàn chỉnh để điều trị bệnh mồ hôi nhiều mà không có tác dụng phụ gì.”

Do đó, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm viên uống được bào chế từ các vị thảo dược như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ để hỗ trợ điều trị chứng ra nhiều mồ hôi hiệu quả. Để hiểu rõ hơn, mời bạn lắng nghe phân tích chi tiết của chuyên gia về bệnh mồ hôi nhiều và giải pháp bằng thảo dược TẠI VIDEO NÀY.

Phẫu thuật chữa bệnh ra nhiều mồ hôi

Tùy vào vị trí đổ mồ hôi có thể lựa chọn loại phẫu thuật khác nhau, hiện nay có 2 phương pháp chính đó là cắt hạch giao cảm để điều trị mồ hôi tay và cắt tuyến mồ hôi nách khi bị mồ hôi nách. Còn với những nơi khác thì cho dù bạn có phẫu thuật cũng không giảm được, thậm chí còn bị tăng tiết mồ hôi bù trừ nhiều hơn, chưa kể đến chi phí tốn kém và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Chứng mồ hôi nhiều thực sự bất tiện, nhưng tin rằng sau khi hiểu rõ về bệnh, bạn sẽ lựa chọn được cho mình phương pháp hiệu quả để sớm thoát khỏi những khó chịu, phiền toái do mồ hôi gây ra.

Thông tin tham khảo: Sản phẩm hỗ trợ giảm tiết mồ hôi có chứa thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE HÒA HÃN LINH

Ra mồ hôi nhiều là bị bệnh gì năm 2024

Công dụng: Hỗ trợ làm giảm chứng ra nhiều mồ hôi. Hỗ trợ làm giảm tình trạng hồi hộp, lo âu, mệt mỏi ở người bị ra mồ hôi nhiều.

Thành phần: Mỗi viên chứa:

- Cao Thiên môn đông: 300 mg

- Cao Sơn thù du: 250 mg

- Cao Hoàng kỳ: 250 mg

- Taurine: 150 mg

- Magie: 6 mg

Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn bị chứng ra nhiều mồ hôi chân, tay, ngực, lưng, bụng và hay gặp các tình trạng hồi hộp, lo âu, mệt mỏi.

Ra mồ hôi nhiều là triệu chứng của bệnh gì?

Cụ thể, đổ mồ hôi nhiều, còn gọi là chứng tăng tiết mồ hôi, có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tuyến giáp, tiểu đường hoặc nhiễm trùng. Đổ mồ hôi quá nhiều cũng phổ biến hơn ở những người thừa cân. Tin tốt là hầu hết các trường hợp đổ mồ hôi quá nhiều đều vô hại.

Ra mồ hôi nhiều do thiếu vitamin gì?

Ra mồ hôi trộm nhiều, rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ Đặc biệt khi thiếu canxi và vitamin D sẽ gây ra tình trạng nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, và ngủ không yên giấc ở trẻ nhỏ. Thực phẩm giàu vitamin D có trong sữa, dầu gan cá tuyết, lòng đỏ trứng, quả bơ,…

Tại sao khi ăn lại đổ mồ hôi?

Trong miệng con người có các thụ thể TRPV1, có khả năng cảm nhận nhiệt độ và ngăn ăn quá nóng, từ đó gây bỏng miệng. Chất capsaicin có thể kích hoạt các thụ thể này, từ đó gửi tín hiệu đến não là chúng ta đang ăn thứ gì đó gây cảm giác nóng. Sau đó, cơ thể sẽ xuất hiện một loạt các phản ứng và dẫn đến đổ mồ hôi.

Tại sao đổ nhiều mồ hôi mất?

Tình trạng đổ mồ hôi mặt lâu năm có thể là rối loạn lo âu, tâm lý bất an, căng thẳng, mất tự tin, rối loạn nhịp tim nhanh, trống ngực,... Đổ mồ hôi mặt và đầu sẽ nghiêm trọng hơn khi liên quan đến các bệnh lý khác như: Nhiễm trùng như lao phổi, viêm phổi, viêm tủy xương, HIV/AIDS.