Runing chơi tàu lượn siêu tốc là tập bao nhiêu

Dù rằng được diễn ra hàng ngày, phục vụ đa số những bạn trẻ thích phiêu lưu, tìm cảm giác mạnh như thích leo cao, khám phá phong cảnh hữu tình xung quanh hàng kilômét (km) nhưng chỉ trong tích tắc, trò chơi đi tàu lượn siêu tốc vẫn luôn đông nhất vào các ngày hội hay dịp nghỉ lễ Tết.

Đặc điểm của trò giải trí này là ai nấy sẽ ngồi trên một toa xe có cấu tạo đặc biệt và trượt trên những đường ray như trên xe lửa. Bình thường, những đường ray sẽ nằm thẳng hàng ngay sát mặt đất, nhưng ở đây chúng đều được bắc trên cao và luôn nhấp nhô, uốn lượn với nhiều cú ngoặt, khúc quanh, dốc, gấp cùng lộn ngược đầu. Hơn thế, những con tàu thường chạy với tốc độ cực nhanh, ít thì cũng dăm, bảy mươi km/giờ và trung bình là 100 km/giờ, cá biệt đến hơn 200 km/giờ.

Runing chơi tàu lượn siêu tốc là tập bao nhiêu
Một con tàu lượn sẽ có từ tám đến 16 toa xe cho từ 8 đến 16 người ngồi

Ngoài đường tàu dốc, cho phép lao đi, mỗi con tàu cũng được thiết kế thuận khí động học, tức như xe đua công thức 1, để có thể về đích chỉ trong giây phút. Cưỡi chúng, người chơi phải “bị” kẹp chặt hoặc chằng dây chắc, bởi nếu không có nó, họ sẽ bị bay ra khỏi toa như một quả bóng. Tùy từng nơi, một con tàu lượn sẽ có từ tám đến 16 toa xe cho từ 8 đến 16 người ngồi để người này bám vào người kia, giúp trấn an những người yếu tim lúc tàu lượn.

Được biết, tàu lượn đầu tiên đã xuất hiện từ giữa thế kỷ 18, dựa theo trò chơi trượt ván hay thùng trên tuyết từ trên đồi cao xuống thấp, rồi dần dần có mặt trên các thanh ray đường sắt. Tiêu biểu là vào năm 1885, một nhà phát minh kiêm thương gia người Mỹ tên là LaMarcus Adna Thompson đã nghĩ ra việc dùng những toa tàu hỏa để ngắm cảnh, du ngoạn thay vì chuyên chở và làm việc thông thường. Đi cùng đó là hệ thống giàn gỗ, giàn thép uốn lượn trập trùng, ngoắt ngoéo.

Runing chơi tàu lượn siêu tốc là tập bao nhiêu

Runing chơi tàu lượn siêu tốc là tập bao nhiêu
Những đường tàu lượn có độ dốc và khúc cua ngoằn nghoèo

Tuy nhiên, phải tới đầu thế kỷ 20, đặc biệt từ các năm thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, tàu lượn mới trở thành dịch vụ phổ biến, đáp ứng đông người thay vì chỉ một, hai người/lượt đi tàu như trước. Dàn hệ thống tàu lượn siêu tốc lâu đời nhất hiện giờ là dàn tàu lượn Leap-the-Dips tại công viên Lakemont ở Altoona, Pennsylvania- Mỹ, với chất liệu bằng gỗ, dài 443 mét, tốc độ 16 km/giờ, đã ra đời từ năm 1902. Cổ thứ hai là dàn Great Scenic Railway tại Luna Park, Melbourne- Australia, dài 967 mét, vận tốc 60 km/giờ, hoạt động từ năm 1912. Tại châu Âu công trình cổ nhất là Rutschebanen ở Tivoli Gardens, Copenhagen- Đan Mạch dài 720 m và chạy 50 km/giờ.

Sau nhiều cải tiến, đến nay đã có nhiều hệ thống tàu siêu tốc hiện đại, thật dài và cũng siêu thanh cho nhiều trải nghiệm thú vị, khó quên. Chẳng hạn như vào năm 2010 tại Ferrari World, Abu Dhani- UAE đã có dàn Formula Rossa dài 2,2 km, cao 52 m và cho tốc độ tới 240 km/giờ. Các con tàu đều đạt đỉnh tốc chỉ trong 4,9 giây, lao đi vun vút, xoáy tít như một tên lửa xuyên khung, rồi chạm tới đích chỉ trong 1,5 phút.

Runing chơi tàu lượn siêu tốc là tập bao nhiêu

Runing chơi tàu lượn siêu tốc là tập bao nhiêu
Ảnh: Travel Channel

Kingda Ka ở Six Flags Great Adventure, New Jersey- Mỹ cũng là một dàn tàu lượn kỳ thú không kém khi mà dài 950 m, cao 139 m (cao nhất thế giới) và đạt tốc độ 206 km/giờ với thời gian đi từ đầu này tới đầu kia chỉ trong 50 giây. Những đường tàu hấp dẫn nữa là Colossos Coaster ở Heide Park- Đức, Takabisha ở Fuji-Q Highland Theme Park- Nhật Bản, T Express ở Everland Gyeonggi-do- Hàn Quốc, Gravity Max ở Lihpao Land Discovery World- Đài Loan…

Đi tàu siêu tốc, người chơi luôn phải chuẩn bị tâm thế bị sốc đến chóng mặt” vì tốc độ và vì những biến đổi diệu kỳ lúc thẳng, lúc cong, lúc lên, lúc xuống, vặn vẹo, chúc đầu… Những lúc ấy, tất cả mọi người cùng chung một cảm giác hồi hộp đến vỡ tim và phải la lên cho bớt choáng. Có người đi một lần xong, không dám đi tiếp, song ai nấy đều bảo nhau thử ít nhất một lần trong đời cho biết cảm giác mạnh. Có rất nhiều lý do để du khách đi tàu lượn và trong đó ngắm cảnh cũng là một điều tiên quyết vì vượt trên tất cả các môn chơi và thể thao, tàu lượn siêu tốc là một cách tuyệt vời nhất, mê hoặc nhất, nhanh chóng nhất để bao quát cảnh đẹp bao la từ trên cao.

Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động. Các website khác đã được chúng tôi đồng ý cho khai thác thông tin, khi đăng lại phải ghi rõ nguồn: Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).

Tàu lượn siêu tốc chạy bao nhiêu km h?

Ngoài ra, tốc độ tối đa của tàu lượn siêu tốc Exa này sẽ là 251 km/h, đánh bại tàu Formula Rossa trong công viên Ferrari World ở Abu Dhabi với tốc độ tối đa 240 km/h để giành danh hiệu nhanh nhất thế giới.

Tàu lượn dùng để làm gì?

Tàu lượn quân đội chuyên dùng trong chiến tranh và tập luyện quân sự. Nó thường dùng để ném bom hay bắn tỉa từ trên cao mà không gây ra âm thanh quá lớn, làm địch khó phát hiện ra.

Ai là người phát minh ra tàu lượn siêu tốc?

"LaMarcus" Adna Thompson đã nhận được một trong những bằng sáng chế đầu tiên cho một thiết kế tàu lượn siêu tốc vào năm 1885, trong khi Switchback Railway được khai trương trước đó một năm tại Đảo Coney.

Tàu lượn siêu tốc dịch tiếng Anh là gì?

ROLLER COASTER | Định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh-Việt - Cambridge Dictionary.