Sau tiêm bao lâu thì có thẻ xanh

Thanh Chân   -   Chủ nhật, 19/09/2021 06:21 (GMT+7)

Về điều kiện để có "thẻ xanh COVID-19", quan điểm của ngành y tế TPHCM cho rằng chỉ cần tiêm ít nhất 1 mũi vaccine (đối với vaccine phải tiêm 2 mũi) và ở thời điểm ít nhất 2 tuần sau tiêm hoặc người đã mắc COVID-19 và có giấy công nhận đã hoàn thành thời gian cách ly. 

Sở Y tế TPHCM đã có văn bản gửi Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố về việc áp dụng "thẻ xanh COVID-19" vào ngày 18.9.

Cụ thể, trong chiều cùng ngày, Sở Y tế có buổi họp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm thống nhất quan điểm tham mưu với UBND TPHCM về triển khai thí điểm áp dụng "thẻ xanh COVID-19" trong giai đoạn phục hồi kinh tế trên địa bàn thành phố. 

Qua ý kiến trao đổi, Sở Y tế báo cáo quan điểm của ngành y tế về kế hoạch triển khai thí điểm "thẻ xanh COVID-19" trong giai đoạn phục hồi kinh tế trên địa bàn thành phố đã có tác động tích cực và khích lệ người dân đồng thuận tiêm chủng vaccine. Do đó, kế hoạch này cần tiếp tục hoàn thiện để triển khai thí điểm trong thời gian tới.

Sau tiêm bao lâu thì có thẻ xanh
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở TPHCM. Ảnh: Thanh Chân.

Về chuyên môn y tế, "thẻ xanh COVID-19" được xem là một hình thức công nhận cho một người đã có miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại virus SARS-CoV-2 nhờ đã tiêm vaccine, hoặc mắc COVID-19 đã khỏi và đã hoàn thành thời gian cách ly.

Người có "thẻ xanh COVID-19" sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hoặc nếu có sẽ giảm nguy cơ chuyển nặng. Tuy nhiên, người có "thẻ xanh COVID-19" không đồng nghĩa với xác nhận cá nhân sẽ không lây nhiễm virus cho người khác.

Về điều kiện để có "thẻ xanh COVID-19", chỉ cần tiêm ít nhất 1 mũi vaccine (đối với vaccine phải tiêm 2 mũi) và ở thời điểm ít nhất 2 tuần sau tiêm hoặc người đã mắc COVID-19 và có giấy công nhận đã hoàn thành thời gian cách ly do Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn cấp. 

Tuy nhiên, người có "thẻ xanh COVID-19" vẫn phải tuân thủ 5K và làm xét nghiệm định kỳ theo quy định của Bộ Y tế (tần suất xét nghiệm phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của các lĩnh vực, ngành nghề). 

Sau tiêm bao lâu thì có thẻ xanh
Quận 7 thí điểm thực hiện cuộc sống “bình thường mới” khi đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Ảnh: Thanh Vũ

Về hình thức, Sở Y tế kiến nghị chỉ dùng một thuật ngữ "thẻ xanh COVID-19" và thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông, "thẻ xanh" sẽ được tích hợp trên ứng dụng "Y tế HCM" nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi cần khai báo đã tiêm vaccine, cùng với tích hợp kết quả xét nghiệm và khai báo y tế.

Ứng dụng này sẽ hiện rõ đã tiêm 1 mũi hay 2 mũi vaccine. Khởi đầu sẽ triển khai thí điểm trên địa bàn Quận 7 để đánh giá tính hiệu quả trước khi nhân rộng.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Sau tiêm bao lâu thì có thẻ xanh

Tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh ở Pennsylvania, Mỹ, người tiêm mặc đồ superman vui nhộn - Ảnh: REUTERS

Đang xảy ra vướng mắc cho những người đã tiêm vắc xin COVID-19 ở nước ngoài, vừa đến làm việc tại Việt Nam; hoặc người tiêm vắc xin COVID-19 đủ liều 1 mũi (hiện có vắc xin Janssen - Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép lưu hành khẩn cấp nhưng chưa nhập khẩu và sử dụng) thì cập nhật "thẻ xanh", "thẻ vàng" như thế nào?

Trả lời Tuổi Trẻ Online, đại diện nhóm hỗ trợ kỹ thuật cho nền tảng Sổ sức khỏe điện tử; Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho biết về kỹ thuật, nhóm hoàn toàn có thể hỗ trợ cho người đã tiêm vắc xin COVID-19 tại nước ngoài và người tiêm loại vắc xin đủ liều 1 mũi.

Tuy nhiên việc này phải được cơ quan quản lý của Bộ Y tế, cụ thể là Cục Y tế dự phòng, cho phép và hướng dẫn. "Hiện chúng tôi dự định làm việc với cơ quan quản lý của Bộ Y tế vào tuần tới để được hướng dẫn thực hiện" - đại diện nhóm này cho biết.

Khi được cho phép, thì về kỹ thuật có thể cấp thẻ xanh cho người tiêm ở nước ngoài hoặc tiêm loại vắc xin 1 mũi (kỹ thuật hiện tại mặc định tiêm 1 mũi là thẻ vàng, 2 mũi là thẻ xanh), nên những người tiêm vắc xin 1 mũi dù đã hoàn thành liều tiêm nhưng không được cấp thẻ xanh.

Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cũng cho biết những ngày gần đây, số người dùng có phản ánh gặp rắc rối khi cập nhật thẻ xanh, thẻ vàng trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 và Sổ sức khỏe điện tử đã giảm hơn nhiều, nhưng số phản ánh tồn đọng từ trước thì đang xử lý dần.

Theo thống kê trước đây, số mũi tiêm tồn đọng chưa được cập nhật lên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 lên tới trên 2 triệu mũi.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng để dập dịch.

Sau tiêm bao lâu thì có thẻ xanh
Từ 1-10, nhà hàng ở Khánh Hòa phục vụ người có thẻ xanh, thẻ vàng

LAN ANH

15 tháng 9 2021

Chụp lại video,

Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

Mô hình cấp "thẻ xanh", "thẻ vàng" vừa được để xuất đã gây nhiều băn khoăn về năng lực triển khai của chính quyền và nhiều vấn đề khác.

Sau khi đã tiêm phủ vaccine đáng kể tại một số khu vực trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Việt Nam đang có kế hoạch mở cửa dần trở lại.

Một trong những biện pháp được đề xuất và hầu như sẽ được thực hiện, trước hết tại TP HCM, là cấp "thẻ xanh" và "thẻ vàng".

"Thẻ xanh" được đề nghị cấp cho những người đã tiêm đủ số liều vaccine ngừa Covid-19, mà đối với các vaccine đang được tiêm hiện nay tại Việt Nam gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Sinopharm là hai liều.

Những người mới được tiêm một liều - tức một nửa yêu cầu - sẽ được cấp "thẻ vàng".

Sài Gòn tiếp tục phong tỏa, cấp 'thẻ xanh', 'thẻ vàng' thế nào?

Thư Sài Gòn: Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ

Ngoài ra, những người nhiễm bệnh Covid-19 mà bình phục - tự khỏi hoặc qua điều trị - cũng được coi là có kháng thể. Tại Việt Nam, các cơ quan y tế tạm thời cho rằng những người này có kháng thể trong sáu tháng, nên cũng là đối tượng được cấp "thẻ xanh" và "thẻ vàng".

Một người có "thẻ xanh" sẽ có quyền đi lại nhiều hơn người có "thẻ vàng", còn người có "thẻ vàng" thì có quyền đi lại nhiều hơn người chưa có thẻ.

"Thẻ xanh" và "thẻ vàng" về bản chất là giấy chứng nhận đã tiêm ngừa vaccine hoặc đã có kháng thể sau khi nhiễm bệnh.

Phương pháp này được coi là có thể mang lại nhiều tác động tích cực. Thứ nhất là có thể cho phép các địa phương đã tiêm ngừa rộng rãi dần mở cửa trở lại, khôi phục dần các hoạt động kinh tế, xã hội. Thứ hai, nó khuyến khích người dân, những người vì lý do nào đấy mà chưa tiêm, đi tiêm vaccine để có được "thẻ xanh", "thẻ vàng", qua đó có thể đi lại thoải mái hơn.

Chụp lại hình ảnh,

Khu vực cách ly ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 13 tháng 8 năm 2021

Trên thực tế, việc phân loại theo màu này đã được tiến hành tại Trung Quốc từ năm ngoái. Những người mang mã QR màu xanh có thể đi lại mà không bị hạn chế, những người mang màu vàng có thể được yêu cầu cách ly tại nhà 7 ngày.

Nhiều nước châu Âu cũng sử dụng các cơ chế tương tự cho việc đi lại xuyên biên giới.

Trong khi đó, nhiều nước tỏ ra thận trọng khi áp dụng cơ chế "giấy thông hành" dựa trên tình trạng miễn dịch bởi điều này có thể ảnh hưởng tới quyền công dân, bao gồm quyền đi lại và quyền nhân thân.

Tại Việt Nam, bài toán "thẻ vàng", "thẻ xanh" thoạt tiên nghe hấp dẫn, nhưng khi triển khai đã vấp phải nhiều vướng mắc.

Đầu tiên là dữ liệu tiêm chủng của người dân không được lưu đầy đủ. Báo Thanh Niên dẫn thông tin từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 cho biết đến sáng 13/9, qua so sánh dữ liệu cá nhân, còn khoảng 2 triệu mũi tiêm chưa được cập nhật dữ liệu lên cổng; 800.000 người phản ánh bị mất "chứng nhận tiêm chủng".

Đây chỉ mới là thông tin chưa đầy đủ được tiếp nhận qua kênh này. Trên thực tế, số người đã tiêm nhưng chưa được đồng bộ hóa trên hệ thống quản lý điện tử còn lớn hơn.

Vấn đề khó thống kê hơn nữa là các trường hợp bị bệnh và đã bình phục. Theo khuyến cáo của ngành y tế Việt Nam, người bị bệnh Covid-19 đã bình phục thì sau sáu tháng mới được tiêm chủng. Điều này có nghĩa rằng trong thời gian sáu tháng từ khi khỏi bệnh, người đó được coi là đã mang kháng thể, do đó cũng là đối tượng được cấp thẻ.

Tuy nhiên, thực tế lại rất phức tạp và có thể nằm ngoài khả năng quản lý của chính quyền.

Nguồn hình ảnh, HUU KHOA/Getty Images

Tại TP HCM và một số tỉnh có ca nhiễm cao, trong giai đoạn ngành y tế quá tải, người dân được khuyến cáo tự điều trị ở nhà. Rất nhiều trường hợp tự điều trị và bình phục đã không được cơ quan y tế hay chính quyền ghi nhận. Một khi chính sách thẻ vàng, thẻ xanh được triển khai, họ có thể là những người bị "lọt lưới", qua đó mất quyền lợi đi lại.

Hiện có nhiều ý kiến đề xuất tổ chức xét nghiệm kháng thể xác định tình trạng miễn dịch để cấp thẻ cho các đối tượng tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, giải pháp này cũng gây ra quan ngại về lãng phí, mất thời gian giữa lúc các nguồn lực của ngành y tế và xã hội đang dồn cho công tác xét nghiệm, điều trị.

Một trong những vấn đề gây quan ngại nữa là việc áp dụng thẻ vàng, thẻ xanh có thể ảnh hưởng tới quyền đi lại của người dân. Nếu việc triển khai không hợp lý, sẽ làm nảy sinh tình trạng lạm quyền, làm khó người dân, đẻ thêm thủ tục, tạo thêm cơ chế xin - cho, chạy chọt mới.

Việt Nam: Cách Thủ tướng phê bình tỉnh Kiên Giang làm dư luận xôn xao

World Bank: Việt Nam chịu ‘cú sốc lớn về kinh tế'

TS Nguyễn Hồng Vũ: 'Cần cẩn trọng hơn khi tiêm vaccine Sinopharm’

Bình luận về vấn để thẻ xanh, thẻ vàng, nhà hoạt động Lương Thế Huy chia sẻ trên Facebook cá nhân:

"Quyền tham gia đời sống đi liền với 'thẻ xanh' cần được cẩn trọng. Nhiều nước đang nghiên cứu thì đã dừng. Tại sao? Vì mục tiêu trong dịch là sẽ bao phủ vaccine tối đa để đạt miễn dịch cộng đồng và/hoặc luôn kiểm soát được số ca nhập viện trong năng lực của hệ thống y tế. Vậy thì chưa kịp phân chia, cấp xong hết 'thẻ xanh, vàng' thì đã bao phủ xong, kể cả có một nhóm thiểu số không tiêm vaccine (chủ quan hoặc khách quan) thì họ cũng được bảo vệ luôn khi bao phủ đủ rộng, vậy việc hạn chế quyền tham gia đời sống theo 'xanh, vàng, đỏ' khi đã bao phủ vaccine là không cần thiết. Nó chỉ hiệu quả rất ngắn hạn khi chưa bao phủ đủ rộng vaccine.

Từ đó, ông cho rằng thoạt nghe qua thì mô hình này khá hấp dẫn, "tuy nhiên cần thảo luận rất kỹ để quy định thật sự phát huy được về dài hạn chứ không phải tốn công hoàn thiện dữ liệu rồi không dùng được trong thực tế."