Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Thứ bảy - 06/07/2013 14:01

Cũng như mainboard PC hay bất kỳ môn học nào về điện tử kỹ thuật phần cứng, khi học sửa chữa laptop ta phải bắt đầu bằng việc nắm rõ sơ đồ khối, mối liên hệ giữa các thành phần trên mainboard, cái nào quản lý cái nào... tránh việc "phán" bậy bạ như là "RAM do chip Nam quản lý" <-- là hết sức tệ. Để tìm sơ đồ khối của 1 mainboard đơn giản, hãy tải schematics của mainboard đó về, phần đầu của schematics thường phải là "sơ đồ khối".

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Sơ đồ khối và cách đọc sơ đồ khối


Có ba loại sơ đồ khác nhau: sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ layout

1. Sơ đồ khối: Biểu diễn mối liên kết giữa các khối linh kiện trong điện thoại di động. những linh kiện thực hiện một chức năng nào đó người ta gộp lại thành một khối. Loại sơ đồ này không chỉ rõ việc liên kết giữa các linh kiện cụ thể trên board. Vì vậy nó không phục vụ cho việc sửa chửa mà chỉ dùng để nghiên cứu và giảng dạy.

2. Sơ đồ nguyên lý: - Chỉ rõ việc liên kết giữa các linh kiện trên board mạch.


- Người sửa chữa có thể nhìn vào sơ đồ này để biết được chức năng và giá trị của linh kiện
- Những linh kiện có trên sơ đồ này đều được đánh số thứ tự theo một qui luật nào đó để giúp cho kỹ thuật có thể dễ dàng xác định.

3. Sơ đồ layout: - Thực chất là hình chụp của board. Trên sơ đồ layout các linh kiện được đánh số thứ tự hợp với sơ đồ nguyên lý.

* Như vậy là kỹ thuật viên sửa chữa bạn chỉ cần sử dụng thành thạo sơ đồ nguyên lý và sơ đồ layout là có thể thực hiện tốt công việc của mình.

NHỮNG THUẬT NGỮ THUỜNG GẶP KHI ĐỌC SƠ ĐỒ MẠCH


- Buzzer : chuông
- Vibrate : rung
- Chapter : sạc
- Xmic : extemal mic (mic ngoài)
- Rx : receiver (thu)
- Tx : - (phát)
- PA : power amplyfier
- Earphone : tai nghe
- Xear : extemal ear (loa ngoài)
- Power supply : cấp nguồn
- Anten switch hay Diplexer : chuyển mạch anten (giữa thu và phát)
- Audio : âm thanh
- RST : reset (thiết lập lại)
- CLK : Clock (đồng hồ)
- Power key : phím nguồn
- RTC : real time clock (đồng hồ thời gian thực)
- Out / In: ra / vào
- Output / input : đặt ra / đặt vào
- GND hay mass : ground (đất)
- Vbat : Voltage battery = 3.7v
- LCD connector hay LCD socker : tiếp xúc màn hình.
- Signal : tín hiệu (gồm analog và digital)
- A(0 : x) hay A(x:0) : A là tên bus, (0: có x+1 đườngđượcđánh số thứ tự).

TX-PWR Điều khiển mở nguồn cho kênh phát


SYN-PWR Điều khiển mở nguồn cho các mạch dao động
VCXO-PWR Lệnh báo về CPU
VXO Nguồn cấp cho mạch dao động 26MHz (2,8V)
VTX Nguồn cấp cho kênh phát (2,8V)
VSYN2 Nguồn cấp cho IC cao tần RF (2,8V)
VSYN1 Nguồn cấp cho mạch dao động VCO - G500 (2,8V)
VCP Nguồn DC5V cấp cho IC cao tần RF (4,7V)
VREF Mức áp chuẩn (1,5V)
VCOBBA Nguồn cấp cho IC mã âm tần - IC COBBA (2,8V)
VCORE Nguồn cấp cho CPU (1,8V)
VBB Nguồn cấp cho CPU, Memory, IC COBBA (2,8V)
PWR-ON Lệnh mở nguồn Power On
CCONT-INT Lệnh duy trì nguồn
PURX Lệnh cho khởi động IC vi xử lý
CCONT-CS Lệnh chọn chíp trong IC nguồn .
SIM-I/O Đường trao đổi dữ liệu với SIM Card
SIM-CLK Xung đồng hồ
SIM-RST Lệnh Reset - Reset SIM Card
SIM-DET Lệnh dò xem máy gắn SIM Card chưa
SIM-PWR Lệnh cấp điện đúng loại cho SIM Card
V-SIM Nguồn nuôi DC cấp điện cho SIM Card
SIM-DAT Trao đổi dữ liệu với SIM Card
SIM-RST Lệnh Reset cho SIM Card
SIM-CLK Xung đồng hồ làm nhịp truyền dữ liệu
GENSIO-DAT Đường trao đổi dữ liệu với Vi xử lý
GENSIO-CLK Xung đồng hồ làm nhịp truyền dữ liệu
SLEEP-CLK Gửi tín hiệu 32KHz làm xung đồng hồ đếm thời gian
CRA Chân thạch anh 32KHz - thach anh thời gian thực
CRB Ra chân thạch anh 32KHz
PWM OUT Ngõ ra tín hiệu điều biến độ rộng kiểm soát mạch nạp
ICHAR Kiểm soát dòng điện nạp vào Pin
VCHAR Kiểm soát điện áp nạp vào Pin
VBAT Chân cấp nguồn V.BAT - Nguồn Pin
BSI Chân báo dung lượng Pin
BTEMP Chân báo nhiệt độ Pin
CHAR-CTR Lệnh kiểm soát mạch nạp điện cho Pin
CHAR-SENSE Điện áp cảm biến theo dõi quá trình nạp điện cho Pin
CHAR-OUT Điện áp từ IC nạp đi ra đường V.BAT để nạp lên Pin
PWMIN Xung điều biế độ rộng điều khiển quá trình nạp Pin
CCUT Cắt mạch nạp - Charger Cut
CHARLIM Giới hạn hoạt động của mạch nạp
CHARG+ Chân điện vào từ nguồn Adapter
NC No Connect - không kết nối
GND Ground - tiếp đất .
BUZZ-IN Lệnh cho báo cuộc gọi bằng chuông
VIB-IN Lệnh cho báo cuộc gọi bằng dung
BUZ-OUT Điện áp ra điều khiển chuông
VIB-OUT Điện áp ra cấp cho Moto dung
LCD-LEDCNT Lệnh điều khiển các Led chiếu sáng đèn hiển thị
KBD-LEDCNT Lệnh đều khiển chiếu sáng bàn phím bấm số
ENABLE Lệnh cho phép IC họạt động
VCC Nguồn nuôi của IC Dung Chuông Led
TEST Chân kiểm tra IC
LCD-LED Đóng mở dòng cấp cho các LED đèn hiển thị
KBD-LED Đóng mở dòng cấp cho các LED chiếu sáng phím
LCD-LEDADJ Chỉnh mức sáng của đèn LED chiếu sáng màn hình
KCB-LEDADJ Chỉnh mức sáng của đèn LED chiếu sáng bàn phím
VCXO-PWR Lệnh báo về CPU
TX-PWR Điều khiển mở nguồn cho kênh phát
VCXO Nguồn cấp cho mạch dao động 26MHz (2,8V)
VRX Nguồn cấp cho kênh thu
VSYN1 Nguồn cấp cho mạch dao động VCO - G500 (2,8V)
VSYN2 Nguồn cấp cho IC cao tần RF (2,8V)
VTX Nguồn cấp cho kênh phát (2,8V)
VCP Nguồn DC5V cấp cho IC cao tần RF (4,7V)
VREF Mức áp chuẩn (1,5V)
VCOBBA Nguồn cấp cho IC mã âm tần - IC COBBA (2,8V)
VBB Nguồn cấp cho CPU, Memory, IC COBBA (2,8V)
VCORE Nguồn cấp cho CPU (1,8V)
VCHAR Kiểm soát điện áp nạp vào Pin
ICHAR Kiểm soát dòng điện nạp vào Pin
PWM OUT Ngõ ra tín hiệu điều biến độ rộng kiểm soát mạch nạp
PWR-ON Lệnh mở nguồn Power On
CCONT-INT Lệnh duy trì nguồn
CCONT-CS Lệnh chọn chíp trong IC nguồn .
PURX Lệnh cho khởi động IC vi xử lý

Nguồn tin: Sưu tầm

Nếu như bạn là một người yêu thích máy tính, yêu thích công nghệ hay đơn giản bạn là một độc giả trung thành của blogchiasekienthuc.com thì chắc hẳn bạn đã nghe nói rất nhiều về Mainboard rồi đúng không.

Trong rất nhiều bài viết trước đó mình đã giới thiệu sơ qua cho các bạn biết chức năng chính của Mainboard rồi, và trong bài viết này thì chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn một chút về chủ đề này, xem các thành phần, cấu tạo của Mainboard bao gồm những thành phần gì nhé.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

#1. Mainboard là gì?

Mainboard (bo mạch chủ) được ví như sương sống trong cơ thể con người. Nó là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất.

#2. Chức năng chính của Mainboard?

  • Mainboard là một bản mạch liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ máy thống nhất
  • Mainboard điều khiển tốc độ  và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị.
  • Điều khiển, phân phối điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn trên Mainboard.
  • Ngoài ra Mainboard còn là linh kiện quyết định đến “tuổi thọ” của nguyên một bộ máy vì chỉ có có “em nó” mới biết là “mình” có thể nâng cấp lên tới mức nào.
Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?
Sơ đồ khối của Mainboard và các linh kiện liên quan

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Sơ đồ khối của nhiều loại Mainboard sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản là giống nhau về nguyên lý hoạt động và cấu trúc rẽ nhánh, liên lạc và phân phối nguồn, tín hiệu tương tự nhau. Và theo sơ đồ khối trên ta thấy:

  • Socket CPU, CPU liên lạc với tất cả các thành phần còn lại thông qua Chip cầu Bắc.
  • Chíp cầu Bắc: Trực tiếp quản lý VGA (Kể cả onboard hoặc khe cắm rời như AGP, PCIx)
    và RAM.
  • Chip cầu Nam: Quản lý hầu hết các thiết bị còn lại như: ATA (giao tiếp ổ cứng), chip LAN, chip Audio, các cổng USB, các khe PCI, chip SIO, chip BIOS…
  • Chip SIO: Quản lý các thiết bị như: Keyboard, mouse, FDD (ổ mềm), LPT (cổng máy in), Serial (cổng nối tiếp)…
  • Chip BIOS: Chứa đoạn chương trình CMOS SETUP, POST…

#3. Mainboard hoạt động như thế nào?

  • Giữa các thiết bị thông thường có tốc độ truyền tải rất khác nhau, còn gọi là tốc độ Bus.
  • Mainboard có 2 Chipset quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam, chúng có nhiệm vụ nối các thành phần cắm vào Mainboard như giữa CPU và RAM, giữa CPU và VGA Card, …
  • Do tốc độ Bus giữa các linh kiện khác nhau nên chúng được đưa qua North Bridge và South Bridge để xử lý lại tốc độ Bus, chính vì thế mà máy tính có thể hoạt động được một cách thống nhất.

Lưu ý: Các bạn lưu ý một điều đó là tốc độ Bus của CPU phải bằng hoặc lớn hơn tốc độ Bus của RAM, có như vậy CPU mới nhận hết được RAM, nếu tốc độ Bus của CPU lại nhỏ hơn của RAM, vậy là bạn đã lãng phí và đang không tận dụng được hết sức mạnh của bộ máy tính đó.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

#4. Các thành phần có trên Mainboard

1. North Bridge và South Bridge

  • Có nhiệm vụ kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại vi bằng cách thay đổi tốc độ Bus như mình đã nói bên trên.
  • Các Mainboard có Socket khác nhau thì NB Chip và SB Chip cũng khác nhau.
  • Đa số Chipset hiện đại ngày nay đều đã được tích hợp sẵn Sound Card và Video Card (hay còn gọi là Card Onboard ) trên NB và SB nên không cần phải gắn thêm các Card rời hỗ trợ nữa nếu như bạn không có nhu cầu. quá cao như làm đồ hoạ, chơi game yêu cầu cấu hình cao…..
  • Không như những Mainboard đời cũ, những Mainboard hiện đại ngày nay đều có tản nhiệt cho Chipset.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

2. Đế cắm CPU

Hiện nay có rất nhiều loại đế cắm CPU vì vậy nhiệm vụ của bạn đó là cần chọn Mainboard phù hợp với CPU.

Socket 775 – Socket T:

Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2004 sau đó được sử dụng rộng rãi.

=> Đây là đế cắm CPU dành cho Intel Pentium 4, Intel Pentium 4 Extreme Edition, Intel Pentium D, Intel Celeron, Intel Celeron D, Pentium Extreme Edition, Pentium Dual Core, Intel Core 2 Extreme, Intel Core 2 Duo, Intel Core 2 Quad, Intel Xeon.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Loại Socket này đã xuất hiện khá lâu và hiện nay thì nó đã lỗi thời rồi, do chỉ đáp ứng được hiệu năng của người dùng tầm thấp.

Socket 771 – Socket J:

  • Ra đời 2 năm sau LGA 755, LGA 771 và đối với lại Socket này thì chỉ chuyên dùng trong các máy chủ (Server) thôi nên không được nhắc tới nhiều.

=> Dành cho Intel Dual Core Xeon E/X/L 5xxx, Intel Quad Core Xeon E/X/L 5xxx.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Socket AM2:

  • Do hãng AMD sản xuất dành riêng cho CPU của AMD, nó ra đời năm 2006.

=> Tương thích với AMD Athlon 64, AMD Athlon 64 X2, AMD Athlon 64 FX, AMD Opteron, AMD Sempron, AMD Phenom.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Socket AM2+:

  • Được ra mắt 1 năm sau Socket AM2.

=> Dành cho AMD Athlon 64,AMD Athlon 64 X2, AMD Athlon II, AMD Opteron, AMD Phenom series, AMD Phenom II series.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Socket 441:

  • Ra đời năm 2008, hiệu năng không cao, dùng trong laptop.

=> Dành riêng cho Intel Atom.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Socket 1366 – Socket B:

  • Ra đời cùng năm với LGA 441, là Socket đầu tiên hỗ trợ Core i7, i5, i3.

=> Dùng với Intel Core i7 (900 series), Intel Xeon (35xx, 36xx, 55xx, 56xx series).

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Hiện tại CPU mạnh mẽ là Intel Xeon W3690 vẫn dùng Socket này.

Socket AM3:

  • Được AMD đưa vào sản xuất năm 2009, hiện đang được dùng phổ biến như Socket AM2 và AM2+.

=> Tương thích AMD Phenom II (AM3 models only), AMD Athlon II, AMD Sempron, AMD Opteron 138x.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Socket 1156 – Socket H1:

  • Được ra đời vào năm 2009, thiết kế đặc biệt dành cho các CPU và Chip mới của Intel.

=> Tương thích với Intel Core i7 (800 Series), Core i5 (700. 600 series), Core i3 (500 series), Intel Xeon (X3400, L3400 series), Intel Pentium (G6000 series), Intel Celeron (G1000 series).

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?
Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Socket  G34 và C32:

  • Là 2 Socket mới nhất của AMD, ra mắt năm 2010.

=> Dành cho AMD Opteron 6000 series AMD Opteron 4000 series.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Socket 1248 và 1567:

  • Được sản xuất dành riêng cho các máy Server.

=> Phù hợp với Intel Itanium 9300 series Intel Intel Xeon 6500/7500 series.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Socket  1155 – Socket H2:

  • LGA 1155 được Intel thiết kế để thay thế LGA 1156, Socket này ra mắt năm 2011.

=> Đây là Socket mới dành cho mấy thằng ku Core i3, i5 ,i7 thế hệ 2 có CPU hỗ trợ công nghệ Sandy Bridge của Intel hay còn được gọi là CPU Intel Sandy Bridge-DT.

Sơ đồ khối của mainboard desktop cho biết điều gì?

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của “cầu cát”, nếu bạn muốn có một bộ máy tính cao cấp thì nên chọn CPU tương thích với soket 1155. Tuy nhiên giá thành không rẻ tí nào.

#5. Danh sách Socket dành cho Desktop

Sau đây mình sẽ liệt kê tất cả các kiểu Socket và slot đã đựợc tạo bởi Intel và AMD từ CPU 486 và ví dụ về các CPU tương thích với chúng.

Hiển thị

 Socket Số lượng PinNgày phát hành Tương thích
1Socket 0 1681989 ✧ 486 DX
2Socket 1169NA✧ 486 DX ✧ 486 DX2 ✧ 486 SX

✧ 486 SX2

3Socket 2238NA✧ 486 DX ✧ 486 DX2 ✧ 486 SX ✧ 486 SX2

✧ Pentium Overdrive

4Socket 3237NA✧ 486 DX ✧ 486 DX2 ✧ 486 DX44 ✧ 86 SX ✧ 486 SX2 ✧ Pentium Overdrive

✧ 5x86

5Socket 4273Tháng 3/1993✧ Pentium-60
✧ Pentium-66
6Socket 5 320Tháng 3/1994✧ Từ Pentium-75 đến Pentium-120
7Socket 6235 Không rõ✧ 486 DX ✧ 486 DX2 ✧ 486 DX4 ✧ 486 SX ✧ 486 SX2 ✧ Pentium Overdrive

✧ 5x86

8Socket 7321Tháng 6/1995✧ Pentium-75 đến Pentium 200Pentium
✧ MMXK5K66x866x86MXMII
9Socket Super 7321Tháng 5/1998✧ K6-2K6-III
10Slot 1(SC242)242Tháng 5/1997✧ Pentium II ✧ Pentium III (Cartridge) ✧ Celeron

✧ SEPP (Cartridge)

11Socket 370370Tháng 8/1998✧ Celeron (Socket 370) ✧ Pentium III

✧ FC-PGACyrix IIIC3

12Socket 423(PGA423)423Tháng 11/2000✧ Pentium 4 (Socket 423)
13Socket 463463Năm 1996✧ Nx586
14Socket 478 (mPGA478B)478Tháng 8/2001✧ Pentium 4 (Socket 478) ✧ Celeron (Socket 478) ✧ Celeron D (Socket 478)

✧ Pentium 4 Extreme Edition (Socket 478)

15LGA775(Socket T)775Tháng 8/2004✧ Pentium 4 (LGA775) ✧ Pentium 4 Extreme Edition (LGA775) ✧ Pentium DPentium Extreme EditionCeleron D (LGA 775) ✧ Core 2 Duo ✧ Core 2 QuadCore 2 ✧ ExtremePentium Dual Core

✧ Pentium E6000 series

16LGA1155(Socket H2)1.155Tháng 1/2011✧ Core i3 2000 series ✧ Core i3 3000 series ✧ Core i5 2000 series ✧ Core i5 3000 series ✧ Core i7 2000 series ✧ Core i7 3000 series ✧ Pentium G600 series ✧ Pentium G800 series ✧ Pentium G2000 series ✧ Celeron G400 series

✧ Celeron G500 series

17LGA1156(Socket H1)1.156Tháng 9/2009✧ Core i3 500 series ✧ Core i5 600 series ✧ Core i5 700 series ✧ Core i7 800 series ✧ Pentium G6900 series

✧ Celeron G1101

18LGA1366(Socket B)1.366Tháng 9/2009✧ Core i7 900 series
✧ Celeron P1053
19LGA2011(Socket R)2.011Tháng 11/2011✧ Core i7 3800 series
✧ Core i7 3900 series
20Slot A242Tháng 6/1999✧ Athlon (Cartridge)
21 Socket 462(Socket A)453Tháng 6/2000✧ Athlon (Socket 462) ✧ Athlon XPAthlon

✧ MPDuronSempron (Socket 462)

22Socket 754754Tháng 9/2003✧ Athlon 64 (Socket 754)
✧ Sempron (Socket 754)
23Socket 939939Tháng 6/2004 ✧ Athlon 64 (Socket 939) ✧ Athlon 64 FX (Socket 939) ✧ Athlon 64 X2 (Socket 939)

✧ Sempron (Socket 939)

24Socket 940940Tháng 9/2003✧ Athlon 64 FX (Socket 940)
25Socket AM2940Tháng 5/2006✧ Athlon 64 (Socket AM2) ✧ Athlon 64 FX-62 ✧ Athlon 64 X2 (Socket AM2)

✧ Sempron (Socket AM2)

26Socket AM2+940Tháng 11/2007✧ Athlon 64 (Socket AM2/AM2+) ✧ Athlon 64 FX-62 ✧ Athlon 64 X2 (Socket AM2/AM2+)

✧ PhenomSempron (Socket AM2)

27Socket AM3941Tháng 4/2010✧ Athlon II ✧ Phenom II

✧ Sempron (Socket AM3)

28Socket AM3+942Tháng 10/2011✧ Athlon II ✧ Phenom II ✧ Sempron (Socket AM3)

✧ FX

29Socket F1.207Tháng 11/2006✧ Athlon 64 FX-70 ✧ Athlon FX-72

✧ Athlon FX-74

30Socket FM1905Tháng 7/2011✧ A4 ✧ A6 ✧ A8

✧ E2

31Socket FM2904Năm 2012✧ A4 ✧ A6 ✧ A8 ✧ A10

✧ E2

#6. Danh sách Socket dành cho Server

Hiển thị

 Socket Số lượng pinNgày phát hànhTương thích
1Slot 8387Năm 1995✧ Pentium Pro
2Slot 2(SC330) 330Năm 1998✧ Pentium II Xeon
✧ Pentium III Xeon
3Socket 603603Năm 2001✧ XeonXeon MP
4Socket 604604Năm 2002✧ XeonXeon MP
5LGA775(Socket T)775Tháng 8/2004✧ Xeon 3000 series
6LGA771(Socket J)771Năm 2006✧ Xeon 3000 series
✧ Xeon 5000 series
7mPGA478MT(Socket M)478Năm 2006✧ Xeon LV 1.66 GHz ✧ Xeon LV 2.0 GHz ✧ Xeon LV 2.16 GHz

✧ Xeon ULV 1.66 GHz

8LGA1155(Socket H2)1.155Tháng 1/2011✧ Xeon E3Pentium 350
9LGA1156(Socket H1)1.156Tháng 9/2009✧ Xeon 3400 series
10LGA1366(Socket B)1.366Tháng 9/2009✧ Xeon 3500 series ✧ Xeon 3600 series ✧ Xeon 5500 series ✧ Xeon 5600 series

✧ Pentium 1400 series

11FCLGA15671.567Tháng 3/2010✧ Xeon 6500 series ✧ Xeon 7500 series

✧ Xeon E7

12LGA2011(Socket R)2.011Tháng 11/2011✧ Xeon E5 1600 series ✧ Xeon 600 series

✧ Xeon 4600 series

13FCLGA13561.356Tháng 5/2012✧ Xeon E5 1400 series
✧ Xeon E5 2400 series
14PAC418418Năm 2001✧ Itanium 733
✧ Itanium 800
15PAC611611Năm 2002✧ Itanium 2
16LGA12481.248Tháng 2/2010✧ Itanium 9300 series
17Socket 939939Năm 2004✧ Opteron 100 series
18Socket 940940Tháng 9/2003✧ Opteron 100 series ✧ Opteron 200 series

✧ Opteron 800 series

19Socket F1.207Tháng 11/2006✧ Opteron 13xS series ✧ Opteron 2200 series ✧ Opteron 2300 series ✧ Opteron 2400 series ✧ Opteron 8200 series ✧ Opteron 8300 series

✧ Opteron 8400 series

20Socket C321.207Tháng 6/2010✧ Opteron 4000 series
21Socket G341.974Tháng 3/2010✧ Opteron 6000 series

Tobe continue………

Lời kết

Như vậy là trong phần 1 của chủ đề tìm hiểu về Mainboard thì mình đã chia sẻ khá chi tiết cho các bạn về khái niệm, chức năng của Mainboard cũng như các thế hệ Socket máy tính rồi nhé.

Nếu như quan tâm đến chủ đề này thì bạn hãy đón đọc tiếp phần 2 để tìm hiểu nốt các thành phần còn lại có trên Mainboard nhé. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Tác giả: Kelvin Nguyen
Edit
by Kiên Nguyễn

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !