So sánh văn hóa tặng quà nga việt

Người Việt, khi được tặng vật phẩm gì, họ thường mở ra khi vắng mặt người tặng, còn nếu mở ra ngay thì bị coi là người sỗ sang, thiếu tế nhị và tất nhiên là vô văn hóa!

So sánh văn hóa tặng quà nga việt

Còn người Anh, theo tập quán văn hóa, khi được tặng vật phẩm gì họ mở ngay trước mặt người tặng họ. Vì theo họ có xử sự như vậy mới là thật lòng, mới tỏ ra quan tâm đến thịnh tình của người tặng, nếu cứ lặng lẽ cất đi, khi khách về mới mở ra xem như cách xử sự của ta – theo họ là vụng về, bất nhã, thậm chí là vô văn hóa.

2. Quy tắc “có đi có lại"

Trong văn hóa giao tiếp của người Việt, hành xử theo quy tắc "có đi có lại", còn người phương Tây thì không theo quy tắc này

Ví dụ khi tạm biệt, tặng quà nhau, đối với chúng ta nhận quà rồi chúng ta sẽ phải tặng lại cái gì đó tương đồng. Nếu làm trái là tham, cùng đồng nghĩa với sự kém hiểu biết về phong tục, tập quán.

Còn ở Anh, ở Úc và châu Âu nói chung, tặng quà tất nhiên là cách cảm ơn, tỏ tình cảm thế thôi! – không hề có hàm ý “có đi có lại”, và do đó họ thường nhận nhưng ít tặng lại cái gì, không quan tâm đến sự tặng lại. Nhiều khi mối quan hệ giao tiếp với họ, nếu ta không hiểu dễ cảm thấy “hẫng”, cảm thấy bị “xúc phạm” vì thái độ “nhạt nhẽo”ấy của Tây!

3. Trả lời "không"

Trả lời “không”, là một thái độ phổ biến của người phương Tây khi họ không thích can dự, tham dự vào cái gì đó. Cách xử sự ấy, đối ứng của ta là khó chấp nhận vì dễ gây phật ý, phật lòng, thiếu “hữu nghị” với bạn bè thân hữu

4. Chào hỏi

Người Việt:

Khi gặp nhau chúng ta thường chào hỏi:

“Anh (chị) đi đâu vậy?”

Hoặc mới hỏi chuyện đã:

“Anh chị mấy cháu rồi?...”

So sánh văn hóa tặng quà nga việt

Đối với chúng ta, cách hỏi đó biểu lộ sự quan tâm sâu sắc đến bạn bè, hỏi như vậy chỉ biểu lộ tình cảm thân mật giữa bạn bè trong giao tiếp ứng xử mà thôi. Xét từ góc độ văn hóa, người Việt hỏi là hỏi thực lòng, dù người trả lời chỉ trả lời chiếu lệ, hình thức cũng được, không ai trách nhau về chuyện đó.

Còn đối với người châu Âu , họ không thích kiểu chào hỏi như trên. Họ quan niệm kiểu giao tiếp ấy là có hàm ý soi mói, tọc mạch, bất lịch sự - “không tôn trọng đời tư, nhân quyền” của họ!

Người phương Tây:

Người phương Tây đôi khi gặp nhau vội, chỉ chào qua loa, xin lỗi bỏ đi. Hầu hết người Đông Nam Á xem thái độ ứng xử đó là “ít văn hóa”, nếu đối với người lớn tuổi, với bề trên còn bị xem là “lấc cấc”, có ý miệt thị đối phương, đồng nghĩa với thái độ vô văn hóa.

5. Trong khi ăn uống, tiếp đãi

Người Việt: Ở Việt Nam, khi khách vào chơi nhà, chúng ta thường lịch sự mời ngồi một cách đon đả “mời các vị an tọa”, hoặc “mời ngồi”…hoặc khi ngồi vào bà tiệc với thịnh tình chúng ta hay vội vã mời “mời các vị cầm đũa, nâng cốc”, “cứ ăn uống tự nhiên như ở nhà…”.

Người phương Tây: Với kiểu mời ấy, người phương Tây lần đầu rất khó chịu, cảm thấy gò bó, mất tự nhiên, mất thoải mái. Họ muốn được tự do,họ thích gì làm nấy, thích gì ăn nấy (thậm chí bữa tiệc họ chia thành suất của ai người ấy dùng!)

Từ những đặc điểm trên, có thể thấy rằng người Việt Nam thiên về tế nhị, kín đáo trong giao tiếp, ứng xử và những nét tính cách đó đã thấm vào mọi suy nghĩ, cử chỉ, hành vi. Nhiều dân tộc khác, nhất là phương Tây thì ngược lại, họ bộc trực và biểu lộ thái độ, tình cảm khá thẳng thắn.

Tặng một món quà cho đối tác trong kinh doanh là điều bình thường trong quan hệ thương mại. Tuy nhiên, việc tặng quà sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu tìm hiểu kỹ phong tục, nét văn hóa trong cách thức trao và nhận quà của các quốc gia

So sánh văn hóa tặng quà nga việt
Châu Á - Quà tặng mang nhiều ý nghĩa

So với các châu lục khác, văn hóa tặng quà trong kinh doanh của các quốc gia châu Á có khá nhiều quy tắc và quà tặng cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia hay Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, việc trao quà tặng đã ăn sâu vào truyền thống của các nước này. Văn hoá kinh doanh của những nước này nhấn mạnh hành động tặng quà chứ không phải bản thân món quà. Nếu muốn tặng quà cho đối tác là người Nhật hoặc Hồng Kông, bạn phải dùng cả hai tay đưa và món quà trao phải được trao đúng thời điểm. Thời điểm tốt nhất để tặng quà cho người Nhật là cuối buổi gặp gỡ. Nhưng đối tác có thể sẽ lịch sự từ chối món quà của bạn 3 lần trước khi chấp nhận nó.

Pakistan và Malaysia, việc tặng quà chỉ nên thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc.

Châu Âu - Ít tặng quà trong giao tiếp kinh doanh

Doanh nhân châu Âu hầu như ít để ý đến việc tặng quà trong kinh doanh. Chỉ các nước như Cộng hòa Czech, Phần Lan, Liên bang Nga, Ukraina mới để ý đến việc chọn quà và tặng quà cho đối tác. Một số quốc gia như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, việc tặng quà không được thực hiện ngay lần đầu gặp gỡ. Các nước Anh, Pháp, Ý và Hungary không có có tục lệ tặng quà trong giao tiếp kinh doanh, đàm phán. Tuy nhiên, một món quà là bữa ăn tối lại có thể được chấp nhận ở Anh và Hy Lạp.

Người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng và các đối tác thường bóc ngay món quà vào lúc được trao.

Châu Mỹ La Tinh và Hoa Kỳ - Đa phong cách tặng quà

Với các đối tác đến từ châu Mỹ La Tinh, đa phần bạn không nên tặng quà trong lần đầu gặp gỡ, nhưng có thể tặng quà trong các lần gặp tiếp theo. Một điều chú ý là khi đối tác đến từ cộng đồng da màu và da đen của châu Mỹ La Tinh, bạn không được tặng quà bằng tay trái mà phải dùng tay phải hoặc cả hai tay. Cũng giống với châu Âu, người Mỹ La Tinh thường mở quà ngay sau khi nhận.

Các quốc gia châu Mỹ La Tinh thường chấp nhận quà cáp là Bolivia, Columbia, Costa Rica (nhận quà ngay lần đầu tiên nếu được trao tặng) và Brazil, Chile, Guatemala. Nicaragua, Panama (phải đến lần gặp thứ 2 bạn mới có thể tặng quà). Ở Uruguay, rất ít khi người ta tặng hay nhận quà.

Các doanh nhân Mỹ thường trao cho nhau những đồ vật mang tính chất quảng cáo, thường đi kèm với biểu tượng của công ty. Những vật này không được gói. Việc tặng quà thật sự chỉ giới hạn trong các dịp lễ tết, kỷ niệm, hội hè.