Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình là gì năm 2024

Gần 11 năm về trước tôi vẫn là một cô bé, dù với nhiều người, họ nói tôi lớn trước tuổi vì “ăn nói già dặn” quá. Nhưng nếu cho tôi được nói thật lòng thì có lẽ tôi vẫn muốn được hồn nhiên như bao bè bạn khác.

Vào một buổi chiều tháng 8-2004, khi tôi đang ngồi bên cửa sổ nói chuyện cùng cô bạn về những dự định cho con đường học đại học sắp đến thì có một chú từ báo Tuổi Trẻ đến tìm...

Cảm giác lúc đó của tôi như thế nào nhỉ? Tôi đã khá thờ ơ.

Tuổi 18, cái tuổi mới lớn, cái tuổi ngại ngùng, mặc cảm hoàn cảnh với bạn bè, nên tôi không muốn có nhiều người biết đến mình, không muốn nhìn ánh mắt thương cảm của người khác.

Tôi cũng ghét cái cảm xúc thấy mình thua thiệt với bạn bè. Nhưng tất cả đã thay đổi khi tôi được gặp những người bạn dù không giống cảnh mồ côi như tôi và tôi nghĩ họ còn khổ hơn mình, mạnh mẽ hơn mình và mình cũng cần phải có nỗ lực.

Những câu chuyện, những lời động viên ở chương trình Tiếp sức đến trường ngày ấy như cơn gió mát cho tâm hồn dễ bỏng rát của tôi.

Tôi bắt đầu mở lòng mình hơn, nhìn cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Các cô chú đang cố gắng nhen nhóm, thổi bùng ngọn lửa quyết tâm cho chúng tôi, lẽ nào tôi lại không vượt qua được bốn năm đại học và sự thật là bốn năm đại học của tôi cũng trôi qua nhẹ nhàng.

Một buổi đi học, thời gian còn lại tôi dành đi dạy kèm cho các em để trang trải sinh hoạt phí. Rồi tôi cũng đứng trên bục giảng, trở thành một giảng viên. Đây là lúc tôi dành thời gian chú ý đến các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Tôi mới ra trường, lại muốn tiếp tục học lên thêm nên tôi cũng không giúp gì được cho các em về mặt kinh tế. Nhưng khi tôi kể cho các em về hoàn cảnh của mình, tôi nhận được món quà là sự quyết tâm của các em. Tôi cũng muốn gieo niềm tin cho các em như tôi đã từng nhận được.

Những ngày cầm phấn trên bục giảng, nhìn thấy những lời động viên của mình đã giúp các em sinh viên thế nào, tôi càng quyết tâm phải học, học để vững vàng trong sự nghiệp trồng người, để tiếp lửa cho những cảnh đời khó khăn khi bước chân vào giảng đường.

Tiền bạc có thể kiếm được nhưng niềm tin đã mất thì sẽ không làm được gì. Tôi nghĩ thế nên cuộc gặp gỡ báo Tuổi Trẻ 11 năm trước đã giúp tôi vững tin trên con đường của mình.

Tôi tin rằng ngoài kia còn nhiều bạn với sự giúp đỡ của chương trình Tiếp sức đến trường đã và đang thành công trong cuộc sống. Mọi thành công đó, bắt đầu từ một triết lý thành thơ: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Và chúng tôi sẽ viết tiếp câu chuyện ấy...

Oanh đang ở Hàn Quốc, cô đang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành mạng máy tính tại Trường đại học Kyung Hee (Hàn Quốc) - Ảnh tác giả cung cấp

Trần Kim Oanh là tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường vào năm 2004. Quê Oanh ở Cồn Tiên (Gio Linh - Quảng Trị), mồ côi cả bố lẫn mẹ.

Khi chúng tôi tìm gặp Oanh để xác minh hồ sơ trao học bổng, Oanh sống một mình trong ngôi nhà nhỏ, côi cút giữa rừng cao su. Sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế ngành công nghệ thông tin với kết quả học tập xuất sắc, Oanh trở thành giảng viên khoa công nghệ thông tin Trường CĐ Công nghiệp Huế.

Hiện Oanh đang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành mạng máy tính tại Trường đại học Kyung Hee - Hàn Quốc từ tháng 3-2014, dự kiến đến đầu năm 2018 sẽ bảo vệ học vị tiến sĩ.

Khi ngồi trong hội trường của khu lưu niệm ngã ba Đồng Lộc, xem những thước phim tư liệu về thời chiến tranh, tương phản với tiếng gầm rú của máy bay và bom đạn, hình ảnh những thanh niên xung phong ngã xuống, bất giác nhìn qua khung cửa sổ, chúng tôi bắt gặp một khoảng trời xanh trên cánh rừng thông nhú chồi nõn biếc.

Chúng tôi biết ngay lúc ấy, những người đang sống đang nợ người đã khuất cái giá của phút bình yên hôm nay.

Không chỉ nợ với những cô thanh niên xung phong Đồng Lộc đã hi sinh khi tuổi mười tám đôi mươi. Đấy còn là món nợ với tiền nhân đã đổ máu xương suốt dặm dài lịch sử làm nên hình hài Tổ quốc. Nợ hàng vạn người lính mà tuổi thanh xuân đã nằm lại trong những cánh rừng Trường Sơn. Nợ những bạn bè đồng trang lứa giờ đang thao thức với cây súng giữa trùng dương xa xôi hay biên cương heo hút.

Bởi thế, sau một hành trình qua những địa danh lịch sử của miền đất thiêng Hà Tĩnh, câu chuyện của những thế hệ vẫn trĩu nặng những trăn trở về sự hi sinh và cống hiến.

“Sống đẹp tuổi thanh xuân” là chủ đề của buổi tọa đàm diễn ra sáng nay 7-3, khép lại chuỗi hoạt động của hành trình về nguồn “Ngọn lửa tuổi trẻ”. Những người có mặt trong buổi tọa đàm gồm nhiều thế hệ. Có những anh hùng mà sự hi sinh của họ đã được nhắc nhớ nhiều trong trang sử hôm qua và cũng có nhiều bạn trẻ đã được bạn đọc của báo Tuổi Trẻ cả nước biết đến bởi vẻ đẹp dâng hiến của họ cho ngày hôm nay.

Hành động của nữ anh hùng La Thị Tám đứng đếm bom giữa ngã ba Đồng Lộc của hơn 40 năm trước hay người thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Cải ở Củ Chi bây giờ, vượt qua khó khăn thường nhật để chăm lo học trò nghèo khó an tâm tới trường. Câu chuyện của thiếu tướng, anh hùng Lê Mã Lương trên chiến trường ngày đánh Mỹ và hình ảnh của chàng trai Châu Thành Toàn, bằng tấm lòng của mình đã tập hợp nhiều bạn trẻ khác thành một nhóm tình nguyện, từ bao nhiêu năm nay đều đặn mỗi tuần đến các bệnh viện để mang nụ cười cho các bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo. Giữa khoảng cách thế hệ ấy, vẻ đẹp của mọi người đều có chung một điểm: đấy là sự hi sinh và dâng hiến cho đất nước, cho cộng đồng từ chính sức lực, trí tuệ và trái tim của tuổi trẻ - tuổi thanh xuân tươi đẹp của đời người!

Câu chuyện “sống đẹp” của ngày hôm nay đã khác với thời chiến tranh bom đạn. Nhưng những phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, “Xuống đường tranh đấu” của thế hệ trẻ ngày xưa hay những “Mùa hè xanh”, những phong trào tình nguyện hôm nay đều được thắp lên từ nhiệt huyết của trái tim tuổi trẻ.

Trong mỗi người trẻ luôn tiềm tàng những nguồn năng lượng, và lịch sử đã chứng minh rằng tổ chức Đoàn đã biết làm cho nguồn năng lượng ấy bùng lên thành ngọn lửa tỏa sáng cho cộng đồng. Cũng như những ngọn nến, để dâng tặng cho đời ánh sáng phải tự đốt cháy thân mình đến cạn kiệt.

Biết thế nhưng cuộc sống hôm nay cũng đặt ra nhiều thách thức với câu chuyện sống đẹp. Vẫn còn những người trẻ thích thụ hưởng hơn cống hiến, thích chọn nhẹ nhàng thay cho gian khổ, toan tính thu vén hơn là hi sinh.

Quan niệm sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?

Tố Hữu đã từng sáng tạo một bài thơ nổi tiếng với câu: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình." Câu này thể hiện lời khuyên của Tố Hữu về cách sống của con người. Chúng ta cần có tấm lòng nhân ái, bởi mọi người đều trải qua khó khăn và khốn cùng trong cuộc đời.

Sống là cho là gì?

Nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta. “Cho” là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương, xuất phát từ trái tim mỗi con người, là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem lại cho những người xung quanh.

Người biết cho đi là người như thế nào?

Cho đi đôi khi chỉ đơn giản là những lời động viên, chia sẻ yêu thương và giúp đỡ người khác dù là điều nhỏ nhặt nhất. Đó là một điều trân quý, có ý nghĩa vô cùng đẹp đẽ. Sự cho đi không chỉ đến từ giá trị vật chất mà còn là tinh thần, là sợi dây kết nối mọi người lại gần nhau hơn và thắp lên ngọn lửa yêu thương.

Chủ đề