Sự khác nhau giữa đột quỵ và tai biến

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) và nhồi máu cơ tim là 2 căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao và nguyên nhân phát bệnh có liên quan đến sự hình thành các cục máu đông gây nên tắc nghẽn động mạch. Vì vậy so sánh đột quỵ với nhồi máu cơ tim? Giống nhau? khác nhau đang là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề này.

Để có thể so sánh đột quỵ với nhồi máu cơ tim thì trước tiên chúng ta nên biết thế nào là đột quỵ và thế nào là nhồi máu cơ tim?

1. Đột quỵ là gì?

Sự khác nhau giữa đột quỵ và tai biến

– Đột quỵ là hiện tượng một phần não bị tổn thương một phần não do dòng máu vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ mạch máu. Điều này nếu xảy ra trong một thời gian ngắn thì chỉ ảnh hưởng đến một phần não. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ tử vong nếu như hiện tượng trên xảy ra trong một thời gian dài  và không được cấp cứu kịp thời.

2. Nhồi máu cơ tim là gì?

– Nhồi máu cơ tim là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tử vong đột ngột bất kỳ lúc bạn đang ngủ, đang chơi hay đang làm việc. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu cung cấp cho tim bị tắc nghẽn hoàn toàn hay tắc nghẽn một phần trong thời gian đủ lâu. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao và nhanh chóng.

Sự khác nhau giữa đột quỵ và tai biến

Vậy đột quỵ và nhồi máu cơ tim có gì giống và khác nhau?

3. Sự giống nhau giữa đột quỵ và nhồi máu cơ tim?

– Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là 2 căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và đều có nguyên nhân gây bệnh giống nhau. Cả 2 căn bệnh này đều dễ bắt gặp ở các bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh nhân có các bệnh liên quan đến tim mạch, rối loạn mỡ máu, béo phì, thừa cân, ít vận động, hút thuốc lá…

– Đây đều là những căn bệnh ngoài nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời thì nó còn để lại rất nhiều di chứng sau cấp cứu.

– Đột quỵ nhồi máu cơ tim đều có phát bệnh một cách đột ngột, diễn biến của bệnh rất nhanh, phức tạp.

– Đột quỵ và nhồi máu cơ tim thường có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, người cao tuổi là đối tượng dễ bắt gặp cả 2 căn bệnh này nhất.

>> Đọc thêm: cách điều trị tai biến mạch máu não

4. Sự khác nhau giữa đột quỵ và nhồi máu cơ tim?

Bên cạnh việc bệnh đột quỵ và bệnh nhồi máu cơ tim có nhiều điểm giống nhau thì 2 căn bệnh này còn có rất nhiều điểm khác nhau như:

Quy mô ảnh hưởng

– Nếu như bệnh đột quỵ có quy mô ảnh hưởng là ở não và một phần hay thì bệnh nhồi máu cơ tim lại có quy mô ảnh hưởng là ở tim và toàn bộ cơ thể.

– Như vậy có thể thấy quy mô ảnh hưởng của bệnh nhồi máu cơ tim rộng hơn nhiều so với bệnh đột quỵ.

Dấu hiệu nhận biết

– Bệnh đột quỵ thường có dấu hiệu nhận biết đó chính là nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, ù tai, tay chân bị hoặc một phần nào đó của cơ thể bị tê, mất cảm giác và nạn nhân khó cầm nắm các vật, cả 2 hoặc một bên mắt bị mù hay mờ mờ, khó nói hay không thể nói được.

– Bệnh nhồi máu cơ tim thì có các dấu hiệu nhận biết sớm như: bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu ở ngực. Đầu tiên là bị ở vùng tim sau đó lan rộng ra các vùng khác như cánh tay, vai, cổ, vai, hàm, sau lưng…những dấu hiệu này thường đến bất ngờ, diễn ra trong vài phút và sau đó thì tự biến mất. Nhồi máu cơ tim thường xuất hiện từ 4 giờ sáng đến 10 giờ trưa và thường thì diễn ra một cách thầm lặng.

Nguyên nhân

– Nguyên nhân của bệnh nhồi máu cơ tim thì chỉ có mạch máu bị tắc nghẽn còn đối với bệnh đột quỵ thì có nhiều nguyên nhân như: vỡ mạch máu, tắc nghẽn mạch máu.

– Như vậy có thể thấy là nguyên nhân của bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não nhiều hơn so với nguyên nhân gây nên bệnh nhồi máu cơ tim.

– Bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là những căn bệnh nguy hiểm. Chúng có nhiều điểm giống nhau và không ít điểm khác nhau. Chính vì vậy, cần hiểu rõ 2 căn bệnh này để có thể nhận biết một cách chính xác và có cách điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của thuocancung  về vấn đề: “So sánh đột quỵ và nhồi máu cơ tim? Đột quỵ là gì? Nhồi máu cơ tim là gì? Sự giống nhau và khác nhau giữa đột quỵ và bệnh nhồi máu cơ tim?” Hi vọng đã có thể giải đáp được những thắc mắc của các bạn.

>>Xem thêm: Bài thuốc an cung trúc hoàn điều trị tai biến mạch máu não

Sự khác nhau giữa đột quỵ và tai biến

PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - Ảnh: B.S.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM, kiêm trưởng khoa bệnh lý mạch máu não (Bệnh viện Nhân dân 115) - cho biết đột quỵ não (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não.

Đột quỵ não có 2 hình thức phổ biến, gồm nhồi máu não và xuất huyết não. Đột quỵ não thường có biểu hiện là đột ngột liệt 1/2 người, méo miệng, nói đớ, có thể kèm hôn mê, nhưng thường xảy ra sau vài giờ.

Trong đột quỵ não, tim vẫn có thể hoạt động bình thường. Do đó, người bệnh không tử vong liền, mà có thể kéo dài 1 vài giờ hoặc một vài ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân mức độ bệnh.

Nguyên nhân của đột quỵ thường liên quan đến các bệnh lý liên quan đến tuổi tác như cao huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu, rối loạn chuyển hóa lipid... Qua một thời gian mắc bệnh, nếu không được kiểm soát tốt, người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ.

Sự khác nhau giữa đột quỵ và tai biến

Chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115 - Ảnh: HOÀNG LỘC

Trong khi đó, đột tử (sudden cardiac death) lại là biến cố tim ngừng đập đột ngột. Một người đang bình thường đột nhiên gục xuống, và hầu hết tử vong nhanh chóng, trừ khi được cấp cứu đưa vào bệnh viện kịp thời.

Theo bác sĩ Thắng, có thể hình dung trái tim là "động cơ" chính của cơ thể, có vai trò bơm máu, đem chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng mọi cơ quan. "Động cơ" này sẽ ngừng hoạt động khi xảy ra hai trường hợp: bị "nghẹt xăng" hoặc bị "cúp điện".

Cụ thể "nghẹt xăng" là khi ống dẫn (chính là động mạch vành nuôi tim) bị tắc nghẽn, dòng máu không đến nuôi dưỡng tế bào tim được. Đây là bệnh hẹp mạch vành.

Ngoài ra, tim đập được là nhờ có một "máy phát điện" nhỏ phát ra dòng điện liên tục đều đặn và lan truyền đi khắp trái tim nhờ hệ thống "dây điện". Khi bộ "máy phát điện" này bị suy yếu, hoặc hệ thống "dây điện" bị chập, tim sẽ bị "cúp điện", ngừng hoạt động. Đây là bệnh loạn nhịp tim.

"Đột tử tim xảy ra do nguyên nhân bệnh mạch vành, hoặc do bệnh loạn nhịp", bác sĩ Thắng chia sẻ.

Nhận diện nguy cơ ra sao?

Vậy làm sao để biết có nguy cơ bị đột quỵ hay đột tử tim? Bác sĩ Thắng cho rằng với hệ thống mạch máu não hay trái tim khỏe mạnh, hiếm khi xảy ra sự cố. Đột quỵ hay đột tử tim hầu như chỉ xảy ra trên một hệ thống mạch máu xơ vữa, do các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá... hoặc trên trái tim "đã bị bệnh" nhưng không được phát hiện.

Một số dấu hiệu chỉ điểm gợi ý một người có khả năng bị bệnh tim mạch và có nguy cơ đột tử là trong gia đình có người đột tử, mất đột ngột khi còn trẻ mà không chẩn đoán được nguyên nhân; có người thân trong gia đình mắc các bệnh tim mạch di truyền như loạn nhịp tim, bệnh cơ tim phì đại.

Ngoài ra còn xuất phát từ thói quen hút thuốc lá, béo phì, đời sống căng thẳng, ít vận động thể dục thể thao; bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu mà không điều trị tốt, không kiểm soát tốt các chỉ số bệnh lý.

Sự khác nhau giữa đột quỵ và tai biến
Ca sĩ Vân Quang Long qua đời ở tuổi 41 vì đột quỵ tại Mỹ

HOÀNG LỘC