Sự tận hiện từ một phía trong tình yêu là gì

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Vậy trong tình yêu, sự im lặng mang những ý nghĩa như thế nào?

Im lặng là một nét đẹp của tình yêu

Trong tình yêu, đôi khi im lặng cũng được xem như một vẻ đẹp, là một cách giao tiếp mà ít người có thể nhận ra. Một mối quan hệ bền vững, trọn vẹn là khi không cần dùng ngôn từ để diễn tả, cả hai vẫn thấu hiểu nhau và tâm hồn được kết nối bền chặt.

Sự Im lặng của tình yêu an yên

Có những khi ở cạnh bên nhau, chỉ cần bằng ánh mắt, những cử chỉ nhẹ nhàng, cùng nhau nghe đôi ba bản nhạc, hay một người đọc sách, một người tưới cây cũng đủ để vun đắp một tình yêu vừa vẹn tròn lại vừa bình yên. Những lúc như vậy, như thể thế gian ồn ào náo nhiệt ngoài kia đã ngưng lại và nhường mọi không gian cho cả hai người. Lúc này, im lặng lại chính là âm thanh tuyệt hảo nhất mà tình yêu tạo ra.

Im lặng là để lắng nghe

Ai trong chúng ta cũng có đôi lúc giữ trong mình nhiều suy nghĩ khó giãi bày, không biết bắt đầu chia sẻ từ đâu và nên nói ra như thế nào. Khi bản thân chúng ta tìm đến người mà mình yêu thương để tâm sự, chia sẻ, có thể họ sẽ chỉ lắng nghe chúng ta trong im lặng mà không hồi đáp bất cứ điều gì. Những lúc như thế, đôi khi lời khuyên cũng chưa hẳn là điều hữu ích nhất, mà có thể trong im lặng, họ đang để ý đến cảm xúc và tâm tư của chúng ta, để ta trải hết lòng mình và trao cho ta một cái ôm ấm áp động viên. Sự im lặng lúc này lại là liều thuốc làm dịu đi những trăn trở mà chúng ta lưu giữ bấy lâu, là điều mà chúng ta cần nhất ở một người thực sự yêu thương mình.

Im lặng là để dành không gian riêng cho nhau

Cho dù là trong một mối quan hệ tình cảm sâu sắc, mỗi người đều mong muốn cho bản thân mình một không gian và khoảng lặng riêng. Đó là những khoảng thời gian dành cho công việc, dành cho những thú vui bình dị của bản thân. Hay khi vừa kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn một không gian bình yên để im lặng, thư giãn và hồi phục lại chính mình. Những khoảng lặng đó là để bản thân mỗi người tự hoàn thiện, cũng là để dành cho người mình yêu thương một phiên bản tốt hơn của bản thân.

Khi Im lặng là dấu hiệu của mối quan hệ đổ vỡ

Một mối quan hệ vẹn tròn và bền vững là khi sự im lặng ẩn chứa những điều tích cực, dù là những khoảnh khắc không cần cả hai phải mở lời, người ta vẫn thấy cuộc sống thật dung dị và bình yên. Nhưng cũng đôi khi, chính sự im lặng lại chứa đựng những vấn đề sâu xa, là tác nhân của một mối quan hệ trên bờ đổ vỡ nếu cả hai đều tự khép lại lòng mình.

Giải quyết mâu thuẫn bằng sự im lặng

Sau những cuộc cãi vã, người ta thường chọn cách im lặng, cốt là để tránh né hoàn cảnh và để cho mọi chuyện tự lắng xuống. Thế nhưng, cách làm này không thể nào hàn gắn hoàn toàn một mối quan hệ. Điều này chỉ gây thêm cho nhau những hoài nghi và khó chịu, suy cho cùng, hậu quả trước mắt là bản thân chúng ta đang tự hành hạ chính mình.

Ngọn lửa của sự căng thẳng sẽ chỉ bừng lên dữ dội hơn nếu cả hai không mở lời để cởi bỏ những khúc mắc. Biết đâu chừng khi một trong hai người lên tiếng, cả hai người rồi sẽ đi đến một kết luận chung, để hiểu nhau hơn hay ít ra là biết được đối phương của mình đang mang những cảm xúc như thế nào.

Cả hai đều lạnh nhạt với nhau

Những cuộc tranh cãi không đi đến hồi kết và vấn đề cứ luôn lặp đi lặp lại. Đến một lúc nào đó, một trong hai người sẽ chọn cách lặng im để rút lui, thỏa hiệp để câu chuyện kết thúc.

Sẽ có đôi lúc, chúng ta chưa sẵn sàng để có thể tiếp tục giải quyết vấn đề và chọn cách im lặng. Tuy nhiên, hãy cho đối phương biết rằng bạn cần thời gian để suy nghĩ lại tất cả những gì họ đã nói trước khi tiếp tục xử lý vấn đề. Điều này có thể sẽ phần nào giúp cả hai dịu đi sự căng thẳng để cho nhau khoảng lặng và nhìn nhận kĩ hơn về cuộc tranh cãi.

Những tin nhắn không còn là điều hứng thú nữa

Sẽ là một điều bình thường nếu chúng ta không thể trả lời tin nhắn khi đang làm việc, ở thư viện, đang tập thể dục, hay đơn giản là khi đang dở tay với một công việc nào đó. Chỉ cần một tin nhắn thông báo đơn giản cho đối phương là có thể giải quyết vấn đề này dễ dàng.

Thế nhưng, nếu như bạn cảm thấy mình không còn chút hứng thú nào để trả lời tin nhắn từ người yêu nữa, cũng là lúc sự im lặng của bạn cho thấy một mối quan hệ đã bắt đầu nguội lạnh.

Tình yêu sẽ là một bức tranh vô cùng nhạt nhòa nếu thiếu đi những sắc màu thăng trầm vốn có. Đôi khi, đủ đầy là lúc chỉ cần cả hai trải qua những khoảng lặng bình yên mà không cần dùng ngôn từ diễn tả. Nhưng cũng sẽ có lúc chính sự lặng im là liều thuốc độc khiến mối quan hệ đi đến kết cục đổ vỡ. Những lúc như vậy, chỉ mong người trong cuộc đủ sáng suốt nhìn nhận lại mọi thứ, cùng nhau tìm thấy hướng đi chung để vun đắp mối quan hệ thêm bền chặt.

Chúc các bạn luôn an yên và sẽ tìm thấy cho mình một mối quan hệ thật đẹp.

Cuộc sống này là hành trình không ngừng nghỉ nhằm kiếm tìm hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì và có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ, thoải mái khi chúng ta được thỏa mãn một điều gì đó. Trừu tượng như vậy nhưng ta có thể tìm được hạnh phúc trong những điều gần gũi và giản đơn vô cùng: một lời khen của cô giáo, một bức tranh nguệch ngoạc mà đứa trẻ lên ba dành tặng mẹ hay một bàn thắng vào khung thành đối phương… Hoặc lớn lao hơn, đó là niềm hân hoan rạo rực khi ta làm nên những điều kì diệu, thỏa ước mơ cháy bỏng bấy lâu: đạt được tấm huy chương vàng ở đấu trường quốc tế, đỗ vào ngôi trường mơ ước hay mua được căn nhà đẹp đẽ... Nhưng dẫu là gì chăng nữa, hạnh phúc vẫn mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Nó mang tới cho tâm hồn sự thoải mái, thanh thản, là nền tảng vững chắc để ta chinh phục những hoài bão lớn hơn. Tương tự, ở một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao, con người sẽ gắn bó với nhau hơn, tỉ lệ tội phạm cũng nhờ vậy mà giảm bớt. Do vậy, thế hệ trẻ cần nhận thức rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc và phấn đấu hết sức để đạt được hạnh phúc, trước là cho bản thân và sau là cho cả cộng đồng. Muốn làm được điều này, mỗi người phải không ngừng bồi dưỡng trí tuệ, tạo lập nhân cách để có thể vững vàng trên “con đường kiếm tìm và chia sẻ hạnh phúc”. “Mỗi người đều là kiến trúc sư hạnh phúc cho riêng mình”. Vậy nên hãy sống hết mình với những điều mình muốn và bạn sẽ tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình.

Tình yêu ấy mà, luôn là cái đề tài phức tạp chả ai biết mà giải quyết sao cho đúng. Có những lúc bạn theo đuổi người yêu mới cuồng nhiệt đến mức người đó chỉ cần gật đầu đồng ý, sau đó chính người đó lại cuồng nhiệt theo đuổi người khác, bỏ bạn lại bơ vơ, như chưa từng có gì xảy ra.

Điều này có thể xảy ra nếu Tình Yêu Từ Một Phía, one-side love chính hiệu mà trong đó, bạn chiếm 80% đối trọng tình yêu, còn anh ấy thì sương sương lúc được 20%, lúc chả có % nào.

Nói ra thì đau lòng thật, nhưng liệu có cách nào để nàng nhận ra bản thân đang chạy trên đường một chiều, và cần sớm điều chỉnh lại đường đi của chính mình không? Dưới đây là những dấu hiệu Tình Yêu Từ Một Phía nhé:

1. Tình Yêu Từ Một Phía khi họ không nghĩ đến tương lai cùng bạn

Ai cũng có kế hoạch cho tương lai, và những cặp đôi thường sẽ lên kế hoạch dưới danh nghĩa là tương lai của “chúng ta”. Cùng mua nhà, cùng du lịch, vân vân và mây mây.

Nhưng nếu đây chỉ là Tình Yêu Từ Một Phía, bạn có thể nhận thấy kế hoạch tương lai của đối phương có thể chỉ bao gồm bản thân họ, và bạn thì gần như không xuất hiện. Đơn giản là vì, họ không chắc sẽ tiếp tục “in a relationship” với bạn được bao lâu nữa.

2. Tình Yêu Từ Một Phía khi bạn luôn là người phải ưu tiên đối phương

Tức là những buổi hò hẹn cùng hội bạn gái, đi ăn tiệc công ty, ăn cưới họ hàng,… đều bị cancel ngay nếu anh ấy hẹn gặp bạn.

Lý do sâu xa thường là vì bản thân bạn không biết rằng, bao lâu nữa mới được gặp và tiếp tục nói chuyện cùng anh ta, nên bạn sẽ luôn ưu tiên anh ta hơn là những buổi hẹn khác. Và điều này không làm tăng giá trị của bạn trong mối quan hệ, mà chỉ càng làm bạn đáng thương hơn mà thôi.

3. Tình Yêu Từ Một Phía khi bạn xem lợi ích và mong muốn của họ hơn là của bản thân

Đừng nhầm lẫn việc này với thỏa hiệp trong tình yêu. Đúng là trong mọi mối quan hệ đều cần có sự thỏa hiệp giữa hai bên, nhưng hãy cẩn thận vì cái bẫy “one-side love” này khó lường lắm đấy!

Giả sử, khi anh ta ốm bạn đến thăm và chăm lo từng li từng tí, nhưng đến khi bạn bị bệnh, anh cũng đến thăm, nhưng là hỏi thăm xem tối có nấu đồ ăn không, anh muốn ăn món ABC này nọ thì rõ ràng, câu trả lời cần dứt khóa là KHÔNG nhé, anh ta không xem trọng bạn như bạn xem trọng anh ta đâu.

4. Bạn muốn tình yêu, anh cũng muốn tình, nhưng không phải là tình yêu

Trong tiếng anh, “love” là tình yêu và “lust” là dục vọng, cách viết khá giống nhau, mà cảm nhận mang lại trong tình yêu cũng giống nốt. Và đôi khi ta dễ nhầm lẫn giữa hai thứ này với nhau.
Anh vẫn thích gần gũi khi có bạn ở bên, nhưng khi không ở bên bạn thì anh cũng…chả quan tâm gì mấy. Vậy nên hãy tự hỏi, xem mức độ cam kết của bạn và của anh ấy trong mối quan hệ này có thực sự giống nhau không. Hay cũng chỉ là Tình Yêu Từ Một Phía , là nhầm lẫn giữa love-lust mà thôi?

Nguồn: Cosmopolitan

Ảnh: Sundaekids