Tại sao giá vàng tăng cao

Tại sao giá vàng tăng cao

Giá vàng miếng SJC neo ở mức cao suốt nhiều tháng qua - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Như vậy so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn đến 11,46 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty PNJ, giá bán vàng miếng SJC chiều nay cũng ngang ngửa với giá niêm yết tại Công ty SJC, ở mức 61,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán lên đến 700.000 đồng/lượng.

Còn tại một số tiệm vàng lớn, giá bán vàng miếng SJC cũng lên đến 61,6 triệu đồng/lượng, mua vào 61,25 triệu đồng/lượng.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, giám đốc Công ty vàng Đối tác mới (NPJ), cho hay dù ở thời điểm cuối năm nhưng sức mua trên thị trường vàng rất chậm. Tuy nhiên giá vàng trong nước vẫn neo cao do nguồn cung không dồi dào. Giá vàng sau dịch cũng thiết lập một mặt bằng giá mới với mức tăng 3-4 triệu đồng/lượng so với trước.

Một trong những yếu tố khác cũng khiến giá vàng trong nước bị đẩy lên là do giá vàng thế giới trở lại ngưỡng 1.800 USD/ounce và giá USD tự do bị đẩy lên mức 23.700 đồng/USD (bán ra) và 23.200 đồng/USD (mua vào).

Tuần trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua tài sản và dự định tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022. Tuy nhiên giá vàng thế giới vẫn tái lập ngưỡng 1.800 USD/ounce chứ không lao dốc như dự báo trước đó do nhiều nguyên nhân.

Theo các phân tích, hiện có nhiều hoài nghi về việc liệu FED có thể thực hiện được dự tính tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022 hay không. Thêm vào đó tâm lý phòng ngừa rủi ro tăng lên khi biến chủng Omicron lây lan nhanh ở nhiều quốc gia.

Nhiều nhà đầu tư cũng lo ngại về triển vọng phục hồi kinh tế khi lãi suất tăng và biến chủng Omicron lây lan. Chính yếu tố này đã hỗ trợ giá vàng phát huy vai trò kênh đầu tư an toàn.

A.HỒNG

Yếu tố cơ bản ảnh hưởng giá vàng sắp tới

Hồ Quốc Tuấn – Nghiên cứu sinh tiến sĩ, Đại học Manchester, Anh

Trong tuần qua, giá USD đã điều chỉnh trở lại sau khi FED cho thấy họ có ý định tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp thêm một khoảng thời gian nữa. Điều này góp phần giúp giá vàng tăng lại vào giữa tuần nhưng không thể vượt qua các mức cản kỹ thuật. Một nguyên nhân là do đồng USD đã ổn định lại và sức ép giảm giá đồng USD đã giảm bớt sau khi một số chỉ số chứng khoán chủ chốt của thế giới giảm trở lại. Trong thời gian sắp tới, yếu tố dự đoán về lạm phát và yếu tố lãi suất USD sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định xu thế giá vàng.

Dự đoán lạm phát tăng hỗ trợ vàng tăng giá

Yếu tố cơ bản sâu xa khiến vàng vẫn được nhà đầu cơ quốc tế ưa chuộng là họ dự đoán khi kinh tế có dấu hiệu hồi phục trên thị trường nhà và thị trường hàng hóa thô (bao gồm dầu thô) thì vàng sẽ tăng giá do nỗi lo lạm phát tăng lên và vàng là công cụ bảo toàn giá trị khi có lạm phát cao. Theo diễn biến xu thế tăng giá của một số kim loại và giá dầu thô, cộng với việc Mỹ tiếp tục duy trì lãi suất thấp và đã bơm vào nền kinh tế một lượng lớn tiền, sẽ có lý do để các nhà đầu cơ tiếp tục duy trì mục tiêu đẩy giá vàng lên.

Lãi suất USD: sẽ là yếu tố quan trọng để kềm hãm giá vàng

Lãi suất USD tăng sẽ là một yếu tố khiến đồng USD được hỗ trợ (với điều kiện các nước khác không tăng lãi suất đồng tiền của mình). Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, nhiều khả năng Mỹ sẽ là nước đầu tiên trong số các nền kinh tế đầu tàu tăng lãi suất vì Nhật, Châu Âu, Anh và Canada vẫn còn khó khăn. Như vậy, nếu lãi suất USD tăng trong bối cảnh các nước khác không tăng lãi suất vừa có tác dụng hãm đà giảm giá của đồng USD, ngoài ra cũng có tác dụng giới hạn bớt sức ép lạm phát, do đó sẽ là nhân tố kềm hãm đà tăng giá của vàng.

Nhu cầu đầu cơ vào vàng để đón mùa lễ hội: Yếu tố hỗ trợ ngắn hạn

Ngoài hai yếu tố trên thì trong ngắn hạn, do mùa lễ hội Ấn Độ sắp đến trong tháng 10, nhu cầu về vàng được dự đoán sẽ tăng nên nhiều nhà đầu tư cũng đã gia tăng đầu cơ vào vàng. Một mức sụt giảm lại của giá vàng từ mức cao trên 960 USD tạo ra cơ hội để các nhà đầu tư gia tăng mua vào. Yếu tố này trong thời gian ngắn sẽ hỗ trợ cho giá vàng.

Nhu cầu tài sản có rủi ro của nhà đầu tư: sẽ tạo sức ép giảm giá USD, hỗ trợ vàng

Với tình hình nhiều thông tin thuận lợi về kinh tế và mức lời của các doanh nghiệp, và những dự đoán về khả năng thị trường nhà ở Mỹ và châu Âu sẽ ít xấu hơn, thì nhu cầu về các tài sản có rủi ro sẽ tiếp tục tăng và do đó sẽ khiến đồng USD tiếp tục bị áp lực giảm giá. Tuy nhiên, trong thời gian tới, dòng tiền chuyển từ USD sang các tài sản có rủi ro như chứng khoán và nhà đất nhiều khả năng sẽ ổn định lại, và chính phủ Mỹ có thể tăng lãi suất USD khi có nhiều tín hiệu hồi phục hơn, do đó yếu tố này có thể sẽ đóng vai trò ít quan trọng hơn so với thời gian vừa qua. Sức ép của dòng tiền chuyển từ USD sang cổ phiếu vì vậy có thể sẽ yếu hơn và do đó yếu tố này có thể không tạo áp lực quá lớn lên USD như mấy tuần trước nữa.

Ngoài ra, không thể loại trừ khả năng tình hình kinh tế sẽ đột ngột chuyển xấu (khả năng này khá thấp), khi đó dòng tiền sẽ quay ngược từ cổ phiếu về USD và tài sản an toàn khác. Khi đó đồng USD sẽ tăng giá lại và có thể hạn chế sức tăng của vàng. Nhưng khả năng xảy ra tình huống này không cao lắm.

Sức mạnh đồng USD trong ngắn hạn so với những đồng tiền khác

Hiện tại, chỉ số USD-Index đã duy trì ở trên mốc 78,5 khiến một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu đồng USD đã hình thành một mẫu hình song đáy và sẽ bắt đầu tăng lại so với các đồng tiền khác. Yếu tố kỹ thuật này cũng xuất hiện cùng lúc với việc kinh tế Mỹ tỏ ra hồi phục khá hơn các nền kinh tế châu Âu, Nhật và Anh, nên khả năng lãi suất USD tăng trước các đồng tiền khác cũng cao. Vì vậy, nếu chỉ số USD-Index vượt qua mốc 79,5 thì đó có thể là tín hiệu cho thấy đồng USD sẽ bắt đầu một giai đoạn tăng giá lên khu vực 81 và 83. Nếu điều này xảy ra, thì đà tăng giá của vàng sẽ bị hạn chế.

Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước đã có sự chênh lệch so với giá vàng thế giới từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên, mức chênh lệch này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng.

Lấy ví dụ thời điểm cuối tháng 7-2020, khi giá vàng thế giới biến động mạnh, mỗi lượng vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới từ 1 triệu đến 2,5 triệu đồng một lượng.

Đến tháng 8-2020, thời điểm giá vàng trong nước đạt đỉnh, mức vênh giữa hai thị trường cũng chỉ lên tới 4 triệu đến 4,5 triệu đồng một lượng.

Tại sao giá vàng tăng cao
Tại sao giá vàng tăng cao
Tại sao giá vàng tăng cao
Tại sao giá vàng tăng cao
Tại sao giá vàng tăng cao
Người dân mua, bán vàng tại cửa hàng. Ảnh minh họa: TTXVN.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao hơn từ 15 đến 18% so với thế giới, mức chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Giới đầu tư còn tỏ ra bất ngờ trước sự tăng giá “không kiểm soát” của vàng miếng SJC khi nhu cầu trong nước giảm, người mua vàng ít, thậm chí thị trường vừa trải qua đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19 khiến các tiệm vàng phải đóng cửa dài ngày.

Ngay trong tuần trước, khi giá vàng SJC vượt ngưỡng 62 triệu đồng/ lượng, gần với đỉnh cũ đã lập được, không khí mua bán vàng tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội vẫn diễn ra vô cùng ảm đạm. Thời điểm này, giá vàng SJC đạt mức cao hơn tới 10 - 11 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới-mức chênh lệch kỷ lục.

Lý giải cho việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nguyên nhân đến từ việc Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012.

Theo nghị định này, vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất; Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Từ thời điểm thực hiện nghị định này, các giấy phép được cấp để sản xuất vàng miếng, cả giấy phép được cấp cho công ty SJC đã không còn hiệu lực.

Tuy nhiên do vàng miếng SJC là thương hiệu có uy tín, chất lượng, chiếm tới 95% thị trường vàng miếng, đồng thời để tiết kiệm chi phí sản xuất và tránh xáo trộn cho hoạt động kinh doanh sản xuất vàng, Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Điều này khiến giá vàng miếng SJC luôn có giá trị hơn các loại vàng khác. Trong các giao dịch vàng, người dân cũng có tâm lý ưa chuộng giao dịch bằng vàng miếng SJC hơn các loại vàng khác.

Nghị định số 24 cũng quy định chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Điều 14 nghị định nêu rõ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Từ những lý do này đã đẩy giá vàng trong nước, đặc biệt là giá vàng miếng SJCluôn cao hơn giá vàng thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới càng lớn sẽ khiến người mua chịu thiệt thòi nhiều nhất do họ không dám bỏ tiền đầu tư vàng vào thời điểm này. Vì vậy, rất cần có giải pháp để làm cho giá vàng trong nước liên thông, tiệm cận với quốc tế.

HẢI YẾN