Tại sao gọi là bánh cáy

Nhắc đến Thái Bình, người ta thường nghĩ đến hình ảnh của một miền quê thanh bình yên ả, nơi có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, nơi những di tích ngàn đời ghi danh vào sử sách. Cũng chính vì những đặc nét đặc trưng riêng đó mà Thái Bình còn được biết đến với những đặc sản nổi tiếng, trong đó không thể không nhắc đến bánh cáy - Một nét tinh hoa của quê hương Năm Tấn.

Bánh cáy chính là quà ngon được làm từ bàn tay khéo léo của những người dân làng Nguyễn thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Trong chương trình nông nghiệp sạch số 113, món đặc sản bánh cáy đã được chính người dân làng Nguyễn Thái Bình tái hiện lại một cách tỉ mỉ.

Xem clip để hiểu thêm về quy trình chế biến món đặc sản bánh cáy ngon tuyệt vời của quê hương Thái Bình (Nguồn clip: Nông nghiệp sạch)

Bánh cáy là một lại bánh được làm khá cầu kỳ, cầu kỳ từ chính nguyên liệu và cách làm ra con cáy.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, nguyên liệu làm ra món cáy chính là những con cáy từ ngoài biển, nhưng sự thật không phải vậy.

Con cáy được tạo ra từ chính nông sản của làng Nguyễn như: gạo nếp cái hoa vàng, quả gấc, quả dành dành, tất cả những nguyên liệu này hòa quyện với nhau tạo ra con cáy – nguyên liệu chính làm ra món bánh cáy.

Tại sao gọi là bánh cáy

Nguyên liệu gạo nếp cái hoa vàng

Tại sao gọi là bánh cáy

Qủa gấc

Tại sao gọi là bánh cáy

Qủa dành dành

Để tạo ra được con cáy có độ giòn mà không bị cứng, người ta thấy một phần gạo nếp đồ xôi với nước quả gấc tạo thành một màu đỏ thắm, phần thứ 2 sẽ đồ xôi với nước quả dành dành tạo thành màu vàng tươi.

Tại sao gọi là bánh cáy

Đồ xôi gạo nếp với nước quả gấc

Tại sao gọi là bánh cáy

Với quả dành dành

Sau đó, 2 phần xôi này được lấy giã ra như bánh dày rồi thái nhỏ, phơi khô.

Tại sao gọi là bánh cáy

Thái nhỏ và phơi khô

Để làm được một mẻ bánh cáy, trước đó ít nhất khoảng nửa tháng, người làm phải chuyển bị nguyên liệu là mỡ lợn. Mỡ lợn đã được thái nhỏ hạt lựu rồi ướp trộn với đường cho thấm. Sau đó, gần đến lúc làm bánh, nguyên liệu này tiếp tục được đem xào cho đến khi khẩu mỡ đạt độ trong và giòn. Các phụ liệu như lạc, vừng cũng được bà con rang chín, xát nhẹ để bỏ vỏ. Cà rốt, gừng tươi, vỏ quýt tươi đem xào đường rồi để riêng.

Tại sao gọi là bánh cáy

Hỗn hợp nguyên liệu

Sau khi đã sơ chế hoàn chỉnh, người làm đem hỗn hợp trên trộn đều lại với nhau, hoặc cho vào máy chuyên dụng để trộn cho đến khi dậy mùi.

Tại sao gọi là bánh cáy

Trộn tất cả các nguyên liệu và phụ liệu lại với nhau

Khi các nguyên liệu đã được trộn đều, người làm bánh tiếp tục cho vào khuôn gỗ rồi nén thành bánh.

Tại sao gọi là bánh cáy

Cho bánh vào khuôn

Sau khi bánh nguội, sẽ dùng thước và dao để cắt bánh.

Tại sao gọi là bánh cáy

Cắt bánh

Cuối cùng cho bánh vào túi và đóng hộp.

Tại sao gọi là bánh cáy

Tại sao gọi là bánh cáy

Cho bánh vào túi và đóng hộp

Bánh cáy khi ăn sẽ có mùi thơm của gừng, vị bùi, béo của lạc và của gấc. Tất cả các nguyên liệu hòa quyện với nhau tạo thành món bánh cáy có vị đặc trưng rất riêng. Nét đặc trưng độc đáo của làng Nguyễn nói riêng và mảnh đất Thái Bình nói chung. Cũng chính vì thế mà người ta hay có những câu thơ rằng:

“Đây quê mẹ màu xanh bát ngát

Bao tháng ngày phiêu bạt nơi xa

Kia làng Nguyễn bùi ngùi thương nhớ

Bánh cáy làm đâu nỡ vội quên...”

Tại sao gọi là bánh cáy

Hiện nay, có khoảng 300 hộ dân sản xuất bánh cáy với sản lượng 120 – 150 tấn/tháng. Phân bố chủ yếu ở xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Nói đến đặc sản của đất Thái Bình thì không thể không nhắc tới bánh cáy. Đây vốn là thức bánh dân dã với hương vị rất đặc trưng được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, xưa kia còn được dùng như một sản vật để tiến vua.

Bánh cáy có nguồn gốc từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Khi ăn, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt, bùi, lại có chút béo đan xen cùng với độ giòn, lại vừa dẻo vừa dai. Thú vị hơn nữa là lại được nhâm nhi bên ấm trà xanh nóng trong tiết trời se se lạnh, vị trà ấm kết hợp với vị cay nóng của gứng trong miếng bánh sẽ khiến người ăn cảm thấy ấm dạ, khoan khoái.

 Bánh Cáy nhâm nhi cùng với trà

 Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng bánh cáy được làm từ con cáy bởi trong dân gian cũng có truyền thuyết cho rằng bánh cáy là do thần cáy ở biển ban cho. Tuy nhiên, trên thực tế, bánh cáy là một loại bánh được làm từ gạo nếp, vừng, lạc kết hợp thêm các loại lá, quả để tạo ra các màu trắng, xanh, vàng cho miếng bánh. Có thể nói, đây là loại bánh rất đặc trưng mà ngoài Thái Bình ra không nơi nào có được.

Vị ngọt của đường, cay nhẹ của hương gừng, béo bùi, dẻo thơm của nếp và cốm non.

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Thái Bình 

Từ những nguyên liệu rất bình dị nhưng người dân nơi đây đã kết hợp lại để tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm với những hương vị đặc trưng. Bánh cáy làng Nguyễn được chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, gồm có nếp cái hoa vàng tròn mẩy, gấc chín đỏ, vừng, lạc được rang vàng, mỡ phần, cơm dừa xắt lát ướp cùng với đường, mứt bí dẻo thơm, thêm cả mạch nha và tinh dầu hoa bưởi.

Vừng đặc tẩm xung quanh bánh Cáy

Để làm một chiếc bánh cáy, đòi hỏi nhiều công đoạn cũng như sự công phu của người làm bởi nguyên liệu chính là gạo nếp nhưng đi kèm còn có khá nhiều phụ kiện khác, mỗi loại nguyên liệu lại có một cách xử lý riêng. Gạo nếp dùng để làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc tạo nên màu hồng thắm; phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành tạo nên màu vàng tươi. Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh giầy. Sau khi giã nhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong cho vào chảo mỡ lợn đang sôi đảo đều tới khi lát bánh thơm giòn. Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín ròn, xát bỏ vỏ. Gạo nếp hoa vàng được rang cho nở tung, sạch trấu và dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vỏ quýt tươi được cũng cần được chuẩn bị một cách đầy đủ.

Ủ mạ giống nếp cái hoa vàng chuẩn bị vào vụ cấy ở làng Nguyễn

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Thái Bình

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều cùng với đường mía, đem hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng, sau đó lấy bánh ra cho vào bao bì, vậy là đã làm xong bánh cáy. Khi làm đúng kỹ thuật thì dù không phơi nắng, không sấy qua lửa thì bánh vẫn có thể để được rất lâu.

Bánh được làm từ gạo nếp và các nguyên liệu phụ khác

Chứng kiến và biết được các công đoạn tỉ mẩn để làm nên chiếc bánh của người thợ làng Nguyễn, mỗi khi ăn bánh, bạn sẽ thấy những miếng bánh không chỉ có vị ngon đặc trưng mà còn chứa đựng cả tâm huyết, tình cảm gói trong từng lát bánh thơm ngon.

Thứ 7, 14/03/2020 | 19:49:19

4,481 lượt xem

2 lượt thích

Nhắc đến đặc sản của Thái Bình, bất cứ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến bánh cáy- món bánh nổi tiếng được làm ra từ chính những nông sản của địa phương .Ngọt lành, thơm đượm của vị nếp cái hoa vàng hòa quyện với mùi béo ngậy của mỡ, mạch nha và vị cay của gừng, tất cả đã tạo nên hương vị độc đáo cho món bánh này. Tuy nhiên, chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi nghe về sự ra đời của bánh cáy gắn liền với tổ nghề Nguyễn Thị Tần.

Theo tài liệu điền giã dân gian, Bà Nguyễn Thị Tần sinh ngày 17-1 năm 1725 trong một gia đình quyền quý. Từ nhỏ bà có tiếng nết na, hiền thục, nếp sống giản dị, được dân làng quý mến. Bà được cha đưa vào kinh năm 16 tuổi, vua Lê Hiển Tông thấy bà đàn hay hát giỏi bèn cho làm nhũ mẫu, dạy thái tử Lê Duy Vỹ. Năm 1769, Trịnh Sâm vu oan cho Thái tử, bắt hạ ngục. Trong thời gian này, nhũ mẫu Nguyễn Thị Tần là người duy nhất được ra vào thăm Thái tử.

Ông Nguyễn Trọng Cường-  xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng cho biết: Thái tử bị hạ ngục, đồ ăn trong tù không thể ăn được, bà liền dùng kinh nghiệm làm chè lam ở quê nhà thêm hương vị tạo ra loại bánh gọi là Bánh Cáy cho Thái tử ăn thay cơm trong suốt thời gian ngục tù.


Một thời gian sau, đất nước loạn lạc, bà Nguyễn Thị Tần xin về quê nhà. Bằng tấm lòng cao đẹp của mình, bà dốc hết tiền, ruộng đất vua ban để giúp đỡ dân làng.

Ông Nguyễn Trọng Cường xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng cho biết:Sau khi về quê bà dùng tiền, ruộng đất giúp dân, xây chợ,làm mương, chia ruộng cho dân, giúp người nghèo, dạy dân làm bánh cáy,..

Nhờ công lao to lớn của bà, món bánh cáy được dân làng Nguyễn lưu truyền và phát triển hơn 200 năm đến nay, trở thành món bánh đặc sản nức tiếng của Thái Bình.

Ông Hoàng Duy Thắng- cơ sở bánh cáy Hoàng Thắng xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng: Gia đình tôi làm bánh lâu năm rồi, nguyên liệu và hương vị làm bánh Cáy vẫn giữ nguyên vẹn, chỉ có cách đóng gói thay đổi cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bánh Cáy trước chỉ bán trong tỉnh, nhưng giờ đưa khắp mọi miền đất nước, không chỉ làm quà biếu, lễ Tết, mà bán quanh năm, bánh ăn hàng ngày,…


Bà Nguyễn Thị Tần không chỉ là người sáng tạo ra món bánh Cáy cho người dân làng Nguyễn nói riêng, đặc sản cho vùng quê Thái Bình nói chung mà hơn hết ở bà hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Công dung ngôn hạnh, hiền thục nết na lại thông minh sáng tạo. Có những câu thơ ca ngợi bà:

“Trời sinh trác vĩ

Nữ trang anh hùng

Với nước kiệt tiết

Với dân phả thị

Với đời có công

Với người đáng thờ

Trung với vua

Tiết tháo không bờ

Với sử có khắc

Với bia không mờ”.

Đền thờ bà Nguyễn Thị Tần đã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Thu Huyền

In

  • Thái Bình có 2 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 16/10/2022 | 00:00
  • Đến thăm làng vườn xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư 06/10/2022 | 00:00
  • Sức sống mới ở xã nông thôn mới nâng cao An Khê 05/10/2022 | 00:00
  • Lễ đón Bằng công nhận Hương án chùa Keo là bảo vật Quốc gia 05/10/2022 | 00:00
  • Khai mạc Lễ hội Chùa Keo mùa thu năm 2022 05/10/2022 | 00:00
  • Sẵn sàng cho Lễ hội Chùa Keo 2022 04/10/2022 | 00:00
  • Trường Tổng Vị Sĩ – Địa chỉ đỏ trên quê hương Chí Hòa 03/10/2022 | 00:00
  • Đặng Lê Nguyên Vũ vô địch Olympia năm thứ 22 02/10/2022 | 00:00
  • Chuyện của cựu chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị 16/09/2022 | 00:00
  • Chùa Phương Quả - An toàn khu thời tiền khởi nghĩa 28/08/2022 | 00:00

  • Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

    Hôm nay (17/11), đồng chí Ngô Đông Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

  • Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đông Hưng

    Chiều 17/11, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV của tỉnh Thái Bình gồm các...

  • Tiếp xúc cử tri huyện Vũ Thư và Thành phố

    Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Thái Bình gồm các đại biểu: Lại Văn...