Tại sao kiếp này làm chó

Hỏi: Kính bạch Thầy! Làm sao có thể gặp lại vợ hay chồng ở kiếp sau?

Đáp: Có nhiều người thương vợ hay thương chồng mình quá, sau khi mất rồi vẫn muốn kiếp sau gặp lại người đó nữa. Có những điều trong cuộc sống này mình muốn là một chuyện, được hay không lại là chuyện khác. Không phải muốn gặp người mình thương là kiếp sau gặp lại đâu. Ngay cả kiếp sau muốn gặp Đức Phật, chưa chắc kiếp sau mình được gặp lại Ngài. Huống chi là vợ là chồng, nếu hai người không biết tu nữa, tạo ác nghiệp sau khi chết, giả dụ một người có phước tái sanh lên làm người, người kia tái sanh làm súc sanh thì nào có thể tương phùng.

Tại sao kiếp này làm chó
Thầy Thiện Tuệ trả lời vấn đáp Phật Pháp

Vào thời Phật, có một hôm Ngài đi khất thực ngang ngôi nhà nọ, có con chó chạy ra sủa rất nhiều, Đức Phật nói với nó rằng: “Mang thân súc sanh rồi, ông chưa biết buông hay sao mà còn chấp trước”, sau đó con chó chạy ra phía sau nhà nằm, chủ của nó về không thấy con chó ra mừng, hỏi ra thì người nhà nói rằng không biết lúc sáng ông Gotama nói gì mà con chó cứ nằm sau nhà miết. Người chủ nhà mới tới gặp Đức Phật hỏi chuyện, Ngài hỏi rằng: “Anh có biết con chó đó là ai không? Đó là cha của anh, sau khi mất rồi còn một số vàng chôn ở phía sau nhà chưa kịp nói, khi chết còn ông ấy chấp trước vào số vàng kia mà tái sinh làm thân chó nằm quanh quẩn canh giữ chỗ vàng đó”, Đức Phật bảo người chủ nhà về đào lên thì đúng là còn những hủ vàng ở đó thật, sau đó người chủ nhà đến xin quy y làm đệ tử Phật.

Qua câu chuyện đã xảy ra này, mình mới thấy ra là, sau khi chết rồi một người tái sanh lên làm người, một người xuống làm súc sanh thì mình đâu đủ để nhớ, nhiều khi có phước chút hai người cùng làm người mà cô vợ tiền kiếp bây giờ đẹp ơi là đẹp, còn anh chồng xấu ơi là xấu rồi gặp lại chắc còn thương không? Lúc đó hối hận không kịp, ước gì kiếp trước tui không hứa gặp lại ông. Đó chỉ mới là chuyện đẹp xấu, chưa bàn đến việc nghiệp ai nấy hưởng, đường ai nấy đi, mỗi người có con đường riêng hết cả, chưa chắc gặp lại.

Với câu hỏi này, Đức Phật có đề cập đến bài Kinh Tăng Chi, phẩm xứng đôi, nếu vợ chồng xứng đôi, đầy đủ 4 yếu tố làm nhân duyên hạnh phúc đời này và cũng là duyên để gặp lại đời sau, nên ở đây ai muốn gặp lại vợ hay chồng của mình kiếp sau thì ráng vợ với chồng đủ 4 điều này:

1. Đồng tín, cùng niềm tin với nhau

2. Đồng thí, biết bố thí cúng dường, rộng mở, san sẻ

3. Đồng giới, cùng giữ gới

4. Đồng tuệ, cùng trí tuệ, biết tu tập, hiểu về nhân quả thiện ác.

Nếu hai vợ chồng có đầy đủ 4 điều này với nhau thì kiếp sau có thể gặp lại.

Thầy Thiện Tuệ trả lời vấn đáp Phật Pháp

Phật dạy về nhân duyên sinh ra các loại người khác nhau ở thế giới này. Các dạng người ở kiếp này là do kiếp trước mà nên. Cùng tĩnh tâm lắng nghe thuyết giáo lời Phật về nhân duyên, chuyển kiếp con người...

Ác khẩu và quả báo

Giáo lý nhà Phật đều dạy chúng sinh có nhân có quả - từ đó hướng tới cái thiện mỹ cao cả. Không Tham - Sân - Si. Dưới đây là 10 kiểu người theo dòng luân hồi tái sanh (sinh) từ kiếp trước mà có. Cùng chia sẻ để chúng sinh an lành...

Tại sao kiếp này làm chó
Giáo lý nhà Phật đều dạy chúng sinh có nhân có quả - từ đó hướng tới cái thiện mỹ cao cả. Không Tham - Sân - Si.

1. Những người mà kiếp này may mắn có địa vị cao quý, được xã hội trọng vọng làm quốc vương hay chức cao đại thần, là người có quyền, có thế thì kiếp trước đều là những người lễ phép, biết kính trọng Phật, Pháp, Tăng mà đến.

2. Người kiếp này mà giàu sang và phú quý thì ắt kiếp trước cũng đều là những người đã từng bố thí hay cứu tế và cho đi rất nhiều.

3. Người kiếp này mà sống thọ, có sức khỏe dồi dào, hiếm hay không bị bệnh tật đa phần kiếp trước đều là người luôn giữ vững giới cấm và rất coi trọng tôn nghiêm nhà Phật.

4. Người kiếp này lớn lên đoan chính, gương mặt thanh tú, dung mạo xinh đẹp, thần thái, rạng ngời, “hữu xạ tự nhiên hương” khắp thân mình luôn tỏa ra một mùi hương thơm mát.

5. Người nào kiếp này có cá tính điềm đạm, cư xử bình tĩnh, hành xử không bao giờ hấp tấp vội vàng, cả trong nói năng và trong hành động đều rất cẩn trọng, biết chừng mực thì ắt hẳn kiếp trước đều là những người đã từng tu thiền định, tâm tưởng thanh tịnh.

Tại sao kiếp này làm chó
Trong kiếp luân hồi, ác nghiệp và phúc báo luôn đi theo con người như hình với bóng. Nhân duyên ở kiếp trước sẽ còn kéo dài tới ngàn kiếp sau, và nghiệp duyên kiếp nọ cũng sẽ lưu truyền mãi tới kiếp kia.

6. Người kiếp này tài năng và thông suốt Pháp, thậm chí có thể thuyết giảng, đồng thời hóa độ người u mê hay ngốc nghếch và hiểu được, biết trân quý lời nói và tự động truyền rộng Phật pháp ra ngoài để người người trong chúng sinh cùng thấu hiểu. Người có đức tính ấy, ắt là kết quả của việc kiếp trước đã tu trí tuệ mà thành.

7. Người nào có giọng nói trong trẻo, âm vực rõ ràng và vô cùng truyền cảm thì ắt hẳn kiếp trước là người tới từ Tam bảo ca hát (Tam bảo là là chỉ Phật, Pháp và Tăng).

8. Người nào kiếp này từ nhỏ mà đã ngốc nghếch thì ắt là do kiếp trước đã không muốn nhận sự dạy dỗ, luôn chỉ bảo người khác.

9. Người mà kiếp này làm nô lệ hay làm người ở cho kẻ khác thì đa phần là do kiếp trước đã thiếu nợ, có vay nhưng chưa hoặc không trả người ta.

10. Người mà kiếp này có địa vị thấp kém, sống đời nghèo hèn đa phần là bởi ở kiếp trước đã không biết lễ phép và kính trọng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Câu chuyện nhân quả

Tại sao kiếp này làm chó
Người mà tích được đại phúc thì đời sau còn có thể đắc được thân người trong vòng luân hồi lục đạo. Người chỉ làm điều xấu, hành ác, gây nghiệt duyên, đời sau ắt hẳn phải chịu thác sinh làm động vật, thậm chí chịu huỷ diệt hoàn toàn.

Người này gặp người, người thích, cất tiếng nói người, người nghe. Đó chính là kết quả của việc kiếp trước họ đã tu nhân tích đức, biết lấy khiêm nhường và nhẫn nhịn làm niềm vui. Mọi việc trên thế gian này đều thuận theo quy luật nhân quả, đều có căn nguyên của nó, đừng trách vì sao người ác vẫn được giàu có hay đừng trách sao mình tốt bụng, lương thiện mà chỉ mãi nghèo khổ.

Chẳng “người tốt” nào mỗi lần đi làm việc tốt mà trong đầu lại nghĩ đến việc được phúc gì bao giờ. Có người cứ mỗi lần gặp họa lại phàn nàn: “Tại sao tôi làm nhiều việc tốt thế, tôi sống lương thiện thế vậy mà lại không được báo đáp, toàn gặp chuyện xui xẻo là sao?”.

Cái mà người ta buông bỏ chấp nhất không phải là buông bỏ tất cả mọi thứ trong cuộc sống, như cơm cũng không ăn, ngủ cũng không ngủ. Đó hoàn toàn không phải là sự buông bỏ, mà lại là một loại cực đoan khác, là một kiểu vô trách nhiệm, buông xuôi, phó mặc sinh mệnh mình.

Sự buông bỏ đích thực chính là tiêu trừ những thứ dục vọng và tâm không tốt, những thứ bám riết lấy tâm người ta như tham vọng về danh, lợi, tình, sự đố kỵ, ghen ghét…

Trong kiếp luân hồi, ác nghiệp và phúc báo luôn đi theo con người như hình với bóng. Nhân duyên ở kiếp trước sẽ còn kéo dài tới ngàn kiếp sau, và nghiệp duyên kiếp nọ cũng sẽ lưu truyền mãi tới kiếp kia.

Bởi thế, Phật gia mới giảng cần phải tích đức, hành thiện, làm điều tốt, sống thiện lương để gây một phúc báo cho kiếp sau. Người mà tích được đại phúc thì đời sau còn có thể đắc được thân người trong vòng luân hồi lục đạo. Người chỉ làm điều xấu, hành ác, gây nghiệt duyên, đời sau ắt hẳn phải chịu thác sinh làm động vật, thậm chí chịu huỷ diệt hoàn toàn.

Tại sao kiếp này làm chó
Hỏi: Kính bạch Thầy! Vừa qua con có nghe một số câu hỏi, khiến cho tâm con bất an, vì con còn si mê, nên việc ấy con có suy tư để tự mình phân tích và trả lời cho tâm mình? Có chỗ con thông hiểu và có chỗ con chưa thông hiểu, nay con xin mạnh dạn hỏi thẳng vào những chỗ con chưa hiểu thấu đáo, để từ đây con không còn u tối và cả những vị đặt ra câu hỏi cũng đã được thông suốt.

Câu hỏi của Liễu Tâm

Đáp: Để trả lời câu hỏi thứ nhất:


Với trí hữu hạn người ta không thể thấy loài gia súc là những người thân thương của mình, vì ái kiết sử chưa đoạn, nên khi bỏ thân người, tình cảm thương yêu con cháu vẫn còn, do cuộc sống tạo tội ác ăn thịt chúng sanh, thành nghiệp nên những người thân của chúng ta phải tái sanh làm thân gia súc, để được gần gũi con cháu.

Cô Diệu Quang nuôi mèo chó, không bao giờ đánh đập chúng, quý trọng hơn thân mình, có thể liều chết cứu mèo chó, cô đối xử với chúng là đối xử theo luật nhân quả của ái kiết sử để đoạn dứt nhân quả tiền kiếp bằng cách lấy thiện chuyển nghiệp chứ không phải nuôi để tạo nghiệp mới.

Nếu một người nuôi gia súc bằng cách đi mua hoặc xin về nuôi là tạo nhân quả mới, còn từ đâu loài súc vật đến nhà mình, đó là duyên nhân quả kiếp trước phải trả.

Cô Diệu Quang trả nợ nhân quả, nhưng trả bằng cách nào mà người trả và người vay đều trong thiện pháp có nghĩa là không làm khổ mình khổ người nữa, tức là không gieo nhân quả mới của kiếp tới.

Loài chó mèo là loài thú ăn thịt sống, chúng thường săn đuổi bắt các loài vật khác ăn thịt. Ở đây cô Diệu Quang cho chúng ăn cá bể:

1. Thứ nhất cho chúng ăn chay chúng thèm thịt nên ăn rất ít và hay tạo tác bắt loài vật khác ăn thịt, làm nên tội tự sát sanh.

2. Thứ hai cho chúng ăn cá bể là mục đích giúp cho chúng đừng tự sát sanh vì nghiệp tự sát sanh là tội rất nặng, nhưng loài chó mèo đã tạo nghiệp ác nhiều đời nên nay đã thành thói quen như vậy. Tạo cho chúng gián tiếp sát sanh tội nhẹ hơn là để tự chúng đi săn bắt và giết các loài vật khác.

3. Thứ ba thấy chúng ăn chay chưa quen nên ăn ít quá thân gầy ốm. Ví dụ như mình nuôi cha mẹ mà cha mẹ ăn chay không được thân gầy ốm thì mình phải làm sao? Để cho cha mẹ ăn được và ít tội lỗi tự sát sanh hơn. Do suy nghĩ đó cô không ngại người ta chỉ trích cô, cô cứ nghĩ khen chê là bề mặt của danh ở đời, không thực chất của đạo, còn bây giờ cô đang trả nghiệp nhân quả. Loài mèo chó từ đâu đến chứ cô không thích nuôi chúng, nhưng chúng đến cô phải nuôi tạn tình như nuôi cha mẹ mình vậy. Cô nghĩ rằng loài gia súc là cha mẹ nhiều đời của mình có duyên mà gặp lại trong đời nay là do lòng thương yêu chưa dứt thì phải hết lòng cung phụng dù ai có nói gì cô sẵn sàng chấp nhận, miễn là làm tròn bổn phận đạo đức làm người. Việc làm này ai hiểu được, trừ những người có đôi mắt nhân quả hoặc có Tam Minh thì mới rõ.

Loài chó mèo là loài ăn thịt sống, chúng thường săn đuổi bắt các loài vật khác ăn thịt. Nếu không cho chúng ăn cá bể thì chúng sẽ bắt những con vật khác hiền lành vô tội để ăn thịt thì phạm vào tội tự sát sanh, tội rất nặng như Thầy đã nói ở trên, còn nếu cho chúng ăn cá bể ôi thúi, thì chúng ít tạo tội tự sát sanh, vậy mà chúng còn bắt giết những con vật khác vô tội như: rắn, rắn mối, cóc, nhái, cào cào, chuột và gà, vịt của người khác, tuy chúng không ăn, vì được cô Út nuôi chúng no đủ, vậy mà bản chất sát sanh hung ác, chúng thường giết chết những loài vật hiền lành này, nhờ ăn cá bể nên chúng ít đi săn lùng.

Nhờ cho ăn cá bể mà chó mèo ở đây ít tạo tội ác tự sát sanh, đó là việc làm của cô Diệu Quang giúp những người thân của mình hay nói cách khác là giúp cho loài chúng sanh có duyên với cô sớm thoát khỏi thân mèo chó.

Vì nợ nhân quả đời trước nên đời này chó mèo vây quanh cô Út để đòi nợ. Khi cô trả nợ xong, mèo chó cũng sẽ chết hết. Để rồi các con xem hiện giờ tất cả mèo đã chết hết rồi, chỉ còn mấy con chó mà thôi, nhưng rồi đây khi cô Út hết nợ nó cũng sẽ ra đi vĩnh viễn.

Người không hiểu biết còn ở trí hữu hạn cho cô Út mua cá bể cho chó ăn là làm tội ác, đó là không thấy được nhân quả nên kết tội kẻ khác, kết tội kẻ khác tức là tạo tội cho mình, vì luật nhân quả rất công bằng xử phạt ngay liền không thể tránh khỏi, khi mình kết án người là chướng ngại pháp đến với tâm mình khiến cho mình bất an, cho nên đức Phật dạy: “đừng biết chuyện người mà hãy biết chuyện mình”.

Ví dụ: Quý phật tử nuôi cha mẹ, cha mẹ ăn chay không được thì quý phật tử nghĩ sao? Phải cho cha mẹ ăn thứ gì? Trong lúc cha mẹ thèm thịt và cá?

Việc làm của cô Út có hai việc lợi ích:

1/ Làm giảm bớt tội lỗi cho loài chúng sanh.

2/ Để thử thách những người tu có theo đúng lời Phật dạy hay không “Biết chuyện mình đừng nên biết chuyện người”,thế mà các cô tu hành luôn biết chuyện người, tu như vậy có đúng lời Phật dạy hay không? Nếu thuận duyên thì đâu thấy được tâm người tu, nhờ có nghịch duyên này mới rõ được các cô không xả mà ức chế tâm, luôn biết chuyện người, thấy phải, thấy trái, thấy tốt, thấy xấu, thấy thiện, thấy ác của người khác mà sao không thấy phải, trái, tốt, xấu, thiện, ác, trắng, đen của mình. Khi mình đem việc của người khác nói ra mình là người tốt lắm sao? Nhất là người tu hành mở miệng nói xấu người ân của mình, người giúp đỡ mình từ miếng cơm manh áo, từ pháp tu hành, từ lời nhắc nhở, khuyên răn đến những lời la rầy chạm tự ái để mình được giải thoát.

Không lẽ người đi tu cầu giải thoát mà vì những lời la rầy, chạm tự ái, để mình xả tâm mà ôm ấp trong lòng sanh ra thù hận nói xấu, thù hận nói xấu để được những gì? Hay để tạo thêm nhân quả ác cho mình, trong khi cô Diệu Quang la rầy, chạm tự ái để mong mình xả tâm sống đúng đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng là thắp sáng ngọn đèn Phật giáo.

Biết chuyện mình tức là biết lỗi mình để không làm lỗi nữa; biết chuyện mình tức là biết chướng ngại pháp trong tâm mình để mình đẩy lui chướng ngại pháp trong tâm thì tâm mình được an vui thanh thản, không phải là giải thoát hạnh phúc sao? Biết chuyện mình có lợi ích lớn như vậy thế mà các cô tu hành luôn luôn cứ biết chuyện người mà chẳng hề biết chuyện mình. Biết chuyện người có lợi ích cho mình những gì đâu mà còn làm hại cho con đường tu của mình là không xả tâm được.

Do nhờ chuyện nuôi mèo chó mà cô biết được tâm của mọi người tu không xả, nên cô càng đập mạnh hơn nữa, nhất là các cô đã xuất gia, tu theo kiểu ức chế tâm, không chịu xả, cứ thích ngồi trong thất rồi đi nói chuyện phiếm và kiếm chuyện nói xấu người này người kia trong khi cô hết sức giúp đỡ cho các cô về đời sống và tu tập, thế mà các cô trả ơn bằng những lời chỉ trích nói xấu, không hiểu việc làm của cô như thế nào. Tâm mình còn xấu ác nên thấy việc người đều xấu ác, tâm mình hết xấu ác nên thấy việc người không xấu ác, đó là ngăn ác diệt ác pháp sanh thiện tăng trưởng thiện pháp.

Đập mạnh của cô Út có nghĩa là giúp cho các cô xả tâm diệt ngã để hoàn thành được đạo giải thoát, tâm bất động, còn nếu không xả tâm thì rời khỏi tu viện, đừng lấy sự tu hành mà lường gạt người khác ngồi mát ăn bát vàng, lợi dụng mồ hôi nước mắt và sức lao động của người khác làm ra cơm ăn áo mặc đem cúng dường, để rồi tu chẳng ra gì mà mang hình thức tu sĩ để ăn không ngồi rồi cho khoẻ thân.

Năm năm trời tu tập ngồi trong thất không làm động móng tay, Minh Tông đã bị cô Út đập cho một trận liền rơi xuống vực thẳm, thế mới biết tâm như đất chưa? Mục đích của đạo Phật là tâm bất động, cho nên người Phật tử dễ nhận ra người tu chơn và người tu giả.

Chính vì các cô nói xấu cô Diệu Quang mà con đường tu chẳng ra gì, còn mang nghiệp quả rất nặng, bằng chứng cháu Liễu Ngọc đã nghe lời các cô nặng nhẹ nói xấu cô Út mà thọ quả điên khùng, hiện giờ lại còn bị phỏng nặng, rồi đây các cô đã, đang, sẽ thọ những quả khi mà cô Diệu Quang chịu muôn vàn sự cực khổ mọi mặt và nhiều tiếng tai không tốt, nhưng cô quyết chí để thắp sáng lại ngọn đèn Phật giáo, làm lợi ích cho người đời sau.


Trưởng Lão Thích Thông Lạc