Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư

Đa dạng hoá danh mục đầu tư là gì?

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là việc bỏ vốn đầu tư vào các chứng khoán có độ rủi ro khác nhau dựa trên những tỷ lệ đầu tư không giống nhau trên thị trường, xây dựng một cơ cấu tài sản hợp lý để có thể phân tán rủi ro hay hạn chế tối đa rủi ro đầu tư. Đa dạng hoá danh mục đầu tư chứng khoán tuy không hoàn toàn có thể xoá bỏ được hết rủi ro, nhưng có thể giảm bớt mức rủi ro đó theo nguyên tắc đầu tư “không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ”.

Có nhiều lý do để giải thích tại sao cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư. Một cách đơn giản, việc mở rộng phạm vi đầu tư vào nhiều công ty, lĩnh vực không có nhiều liên kết với nhau, NĐT có thể kiềm chế được biến động giá cả với danh mục của mình do thực tế, rất hiếm khi xảy ra trường hợp tất cả các ngành đi lên hay đi xuống với cùng một tốc độ và trong cùng một thời kỳ. Do đó, đa dạng hóa sẽ đảm bảo sự hoạt động ổn định hơn, ít rủi ro hơn cho NĐT.

Danh mục đầu tư tốt nhất là danh mục tối ưu về mặt số lượng và chủng loại chứng khoán, tức là danh mục có kỳ vọng lợi nhuận cao nhất. NĐT cần nghiên cứu các loại chứng khoán khác nhau, so sánh kỳ vọng lợi nhuận và chọn loại chứng khoán có kỳ vọng lợi nhuận cao nhất.

Một số cách đa dạng hoá danh mục đầu tư

- Đa dạng hoá loại chứng khoán: nếu đầu tư tất cả vốn vào một loại cổ phiếu mà tình hình kinh doanh của công ty đó không tốt, thậm chí đi đến phá sản thì NĐT không những không thu được cổ tức, mà còn bị mất cả vốn. Vậy nên, đầu tư vào nhiều loại chứng khoán, cho dù có một vài loại chứng khoán trong số đó gặp rủi ro thì vẫn có thể thu được lợi từ những chứng khoán khác để bù đắp thiệt hại.

- Đa dạng hóa tổ chức phát hành: nếu danh mục đầu tư chỉ bao gồm toàn bộ trái phiếu chính phủ thì NĐT không cần phải đa dạng hoá chủng loại các chủ thể phát hành, bởi vì trái phiếu chính phủ gần như không có rủi ro. Tuy nhiên, nếu NĐT mua trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương hoặc cổ phiếu thì việc đa dạng hoá chủ thể phát hành là vấn đề cần được cân nhắc, bởi vì các loại chứng khoán này luôn tiềm tàng một số rủi ro nhất định.

Ngoài ra, có thể đa dạng hoá theo lĩnh vực kinh doanh, nguồn thu hoặc đa dạng hoá theo vị trí địa lý.

Lưu ý:

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi NĐT. Nếu khả năng tài chính hạn chế, NĐT chỉ nên tập trung vào một vài loại chứng khoán để giúp vòng quay của đồng vốn linh hoạt hơn.

- Cho dù danh mục đầu tư được đa dạng hóa đến đâu chăng nữa thì không bao giờ nguy cơ rủi ro bằng không. NĐT có thể giảm thiểu rủi ro gắn liền với các chứng khoán đơn lẻ (rủi ro không có tính hệ thống), thế nhưng luôn có rủi ro thuộc về bản chất của thị trường (rủi ro hệ thống). Rủi ro này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các chứng khoán và sự đa dạng dù ở mức độ nào cũng không thể ngăn chặn được chúng.

- Nhiều NĐT có quan điểm sai lầm rằng, rủi ro tỷ lệ nghịch với số lượng cổ phiếu thêm vào danh mục đầu tư, trong khi trên thực tế điều này không hề đúng. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy, NĐT chỉ có thể giảm rủi ro đến một điểm nhất định mà tại đó, việc đa dạng hoá hơn nữa không đem lại lợi ích gì.

Bộ phận Tư vấn và Phân tích, CTCK Hà Nội - HSSC
Bộ phận Tư vấn và Phân tích, CTCK Hà Nội - HSSC

Một trong những ưu điểm chính hấp dẫn nhiều nhà đầu tư của quỹ mở là sở hữu danh mục đầu tư đa dạng. Vậy danh mục đầu tư đa dạng là gì? Và tại sao cần đa dạng hoá khi đầu tư chứng khoán?

1. Đa dạng hoá danh mục đầu tư là gì?

Đa dạng hóa là việc thực hiện dàn trải các khoản đầu tư của bạn để tăng khả năng tiếp xúc với nhiều loại chứng khoán khác nhau. Một trong những chìa khóa để đầu tư thành công là học cách cân bằng giữa mức lợi nhuận tiềm năng với rủi ro theo thời gian của bạn.

Ví dụ:

Nếu đầu tư quá thận trọng cho kế hoạch hưu trí khi bạn còn trẻ, bạn có thể gặp rủi ro tốc độ tăng trưởng của các khoản đầu tư không theo kịp với lạm phát.

Ngược lại, nếu bạn đầu tư quá mạnh tay khi đã lớn tuổi, các khoản tiết kiệm của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường, điều này có nguy cơ làm xói mòn giá trị tài sản của bạn ở độ tuổi mà bạn có ít cơ hội để khắc phục sau các khoản lỗ lớn.

Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư

2. Tác dụng của đa dạng hoá đối với nhà đầu tư

Khi đầu tư chứng khoán, việc đa dạng hóa có thể giúp giảm thiểu rủi ro và sự biến động trong danh mục đầu tư. Chiến lược này có khả năng làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng nếu các khoản đầu tư của bạn bị ảnh hưởng bởi sự bất thường của thị trường. Có thể nói, đa dạng hoá là giải pháp được thiết kế để giúp giảm sự rủi ro trong quá trình đầu tư của bạn theo thời gian.

Ngoài ra, đa dạng hoá có có tác dụng cân bằng rủi ro và lợi nhuận tiềm năng trong danh mục đầu tư. Việc đa dạng hoá các khoản đầu tư có thể được thay đổi và điều chỉnh nhiều lần, nhưng bản chất vẫn là trải rộng danh mục đầu tư của bạn trên nhiều loại tài sản.

Hãy nhớ rằng, đa dạng hóa không có khả năng đảm bảo mức lợi nhuận mà bạn sẽ nhận được hoặc đảm bảo chống lại tất cả các tổn thất.

Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư

3. Các thành phần chính của danh mục đầu tư đa dạng

3.1. Cổ phiếu

Cổ phiếu đại diện cho phần mạo hiểm nhất trong một danh mục đầu tư và có xu hướng mang lại cơ hội tăng trưởng cao hơn so với các loại chứng khoán khác trong dài hạn. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng lớn hơn này cũng sẽ mang lại rủi ro lớn hơn, đặc biệt là trong ngắn hạn.

Mặc dù có lợi nhuận tiềm năng cao nhưng vì cổ phiếu thường dễ biến động hơn các loại tài sản khác, nên khoản đầu tư của bạn vào cổ phiếu có thể bị mất giá nếu bạn quyết định bán nó.

3.2. Trái phiếu

Hầu hết trái phiếu đều trả lãi suất thường xuyên cho nhà đầu tư và thường được coi là loại hình đầu tư ít biến động hơn so với cổ phiếu. Trái phiếu thường được thêm vào danh mục đầu tư như một cách để chống lại những thăng trầm không thể đoán trước của thị trường cổ phiếu, vì chúng thường hoạt động khác với cổ phiếu.

Các nhà đầu tư thận trọng, mong muốn nguồn thu nhập an toàn hơn là tăng trưởng thường ưu tiên trái phiếu chính phủ hoặc các trái phiếu chất lượng cao khác, đồng thời giảm tỷ lệ các khoản đầu tư vào cổ phiếu. Những nhà đầu tư này có thể phải chấp nhận lợi nhuận dài hạn thấp hơn, vì nhiều trái phiếu – đặc biệt là các trái phiếu có chất lượng tín dụng cao – thường không mang lại lợi nhuận cao như cổ phiếu trong dài hạn.

Tuy nhiên, có một số khoản đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định, như trái phiếu lãi suất cao, có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhiều so với trái phiếu thông thường, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nhiều rủi ro hơn.

Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư

3.3. Các khoản đầu tư ngắn hạn

Các khoản đầu tư ngắn hạn có thể bao gồm quỹ thị trường tiền tệ và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.

Quỹ thị trường tiền tệ là một loại quỹ mở bao gồm những khoản đầu tư thận trọng mang lại lợi nhuận ổn định và dễ dàng thanh khoản. Đây là giải pháp đầu tư lý tưởng cho những ai muốn bảo toàn tiền gốc. Để đổi lấy mức độ an toàn đó, quỹ thị trường tiền tệ thường cung cấp lợi nhuận thấp hơn so với các quỹ mở đầu tư trái phiếu hoặc mua trái phiếu riêng lẻ. Tuy quỹ thị trường tiền tệ được xem là một sản phẩm đầu tư tương đối an toàn và thận trọng nhưng không được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính

Ngược lại, chứng chỉ tiền gửi là một sản phẩm đầu tư không có rủi ro và được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính lớn. Chứng chỉ tiền gửi thường cung cấp mức lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường có cùng kỳ hạn. Tuy nhiên, chứng chỉ tiền gửi không cung cấp được khả năng thanh khoản linh hoạt như các quỹ đầu tư và lãi suất thường cũng thấp hơn

Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư

4. Đa dạng hoá danh mục đầu tư dễ dàng hơn với quỹ mở iFund của Techcombank

Đối với một nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ, việc xậy dựng một danh mục đầu tư đa dạng khi mua chứng khoán riêng lẻ tốn khá nhiều tiền, công sức và thời gian. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn đầu tư vào quỹ mở, đây là một sản phẩm đầu tư tài chính sở hữu danh mục đầu tư đa dạng với số vốn nhỏ hơn nhiều so với việc tự đầu tư.

Quỹ mở iFund của công ty quản lý quỹ Techcom Securities (TCBS) thuộc ngân hàng Techcombank là một trong những quỹ mở tốt nhất hiện nay. Khi tham gia quỹ mở iFund, bạn có khả năng tiếp xúc với hàng trăm loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau chỉ với số tiền từ 10.000 Vnđ. Điều này thuận tiện và ít rủi ro hơn so với việc đầu tư vào từng loại chứng khoán riêng lẻ.

Ngoài ra, iFund còn có các sản phẩm đầu tư riêng biệt như Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF), Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF) hoặc Quỹ trái phiếu ngắn hạn FlexiCa$h (TCFF) để bạn lựa chọn tuỳ theo mục tiêu đầu tư cá nhân. Lãi suất iFund mang lại lên đến 12%/năm

Nhà đầu tư mới tham gia iFund bằng cách mở tài khoản chứng khoán TCBS trực tuyến tại website https://iwp.tcbs.com.vn/105C730690 cực đơn giản rồi sau đó tiến hành mua chứng chỉ quỹ phù hợp với số tiền bạn muốn đầu tư

Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư