Thay khớp gối ở đâu tốt nhất


1. Khớp gối được cấu tạo như thế nào:

- Khớp gối được tạo bởi sự nối tiếp giữa lồi cầu đùi và mâm chày. Phía trên là đầu dưới xương đùi, phía dưới là đầu trên xương chày, phía trước là xương bánh chè.

- Ở trong khớp gối có dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau và sụn chêm, mặt  trong có dây chằng bên trong, mặt ngoài có dây chằng bên ngoài (Hình 1.1).

Tổn thương sụn khớp

Thay khớp gối ở đâu tốt nhất

Hình 1.1 Khớp gối bình thường

Thay khớp gối ở đâu tốt nhất

Hình 1.2 Khớp gối thoái hóa

Thay khớp gối ở đâu tốt nhất

Hình 1.3  Khớp gối sau thay

2. Những ai cần phải thay khớp gối

- Thay khớp gối đuợc chỉ định khi khớp gối đau nhiều mà các phương pháp điều trị bảo tồn (Uống thuốc, tiêm, vật lý trị liệu..) không hiệu quả, khớp gối biến dạng ảnh hưởng nhiều đến đi lại và chất lượng cuộc sống (Hình 1.2).

Nguời lớn ở mọi lứa tuổi đều có thể xem xét thay khớp gối, thay nhiều nhất là những nguời 60-80 tuổi và hiện đang có nhiều hơn những nguời trẻ đuợc thay khớp gối.

- Trường hợp nào thì không có chỉ định thay khớp gối? Đó là:

+ Bệnh nhân không thể chịu đuợc cuộc mổ vì có bệnh lý nội khoa kèm theo như mắc bệnh tim mạch, suy thận, suy Gan… (điều này sẽ đuợc thảo luận giữa bác si phẫu thuật, bác si gây mê và bác si nội khoa truớc khi mổ).

+  Bệnh nhân có tình trạng viêm nhiễm vùng gối:

+ Bệnh nhân trẻ tuổi nên hạn chế thay khớp vì khớp nhân tạo có tuổi thọ nhất định khoảng 10-15 năm. Sau thời gian này khớp thay bị hỏng sẽ phải thay lại.

+ Cần cân nhắc ở những bệnh nhân quá béo do nguy cơ hư khớp nhân tạo sẽ xuất hiện sớm hơn.

3. Thay khớp gối như thế nào

- Thay khớp gối là một phẫu thuật thay thế phần khớp gối bị hư hại do thoái hóa hoặc do nguyên nhân nào đó bằng một khớp nhân tạo.

- Bác sỹ sẽ rạch một đuờng mổ khoảng 12-15cm truớc gối. Hai mặt sụn khớp của lồi cầu đùi và mâm chày được cắt bỏ, thay vào đó là hai thành phần kim loại gắn vào lồi cầu đùi và mâm chày. Các sụn chêm và dây chằng chéo truớc cũng sẽ được bỏ đi, dây chằng chéo sau có thể giữ lại hay bỏ đi tùy loại khớp.

- Các thành phần kim loại sẽ gắn vào xương và đuợc giữ chặt bằng một lớp xi măng y khoa mỏng. Khớp gối nhân tạo toàn phần gồm ba thành phần chính là: Phần lồi cầu đùi, phần mâm chày (2 thành phần này làm bằng hợp kim- kim loại), mảnh chèn nằm giữa hai thành phần trên (Insert-làm bằng polyethylen chất luợng cao) (Hình 1.3).

4. Thay khớp gối có thể gặp tai biến, biến chứng gì

4.1. Các tai biến trong phẫu thuật

Thường rất ít, ví dụ với những trường hợp mổ khó có thể tổn thương động mạch ở chi dưới (động mạch khoeo) hay tổn thương thần kinh (đặc biệt là thần kinh hông khoeo ngoài). Cũng có thể gãy xương đùi, xương chày, bong chỗ bám của gân bánh chè hay đứt gân cơ tứ đầu đùi...

4.2. Biến chứng sớm

- Thường gặp nhất là nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn là nguy cơ của tất cả các phẫu thuật. Ở khớp gối biến chứng nhiễm khuẩn càng nặng hơn. Biểu hiện bệnh nhân thấy xuất hiện đau hơn, sốt, gối sưng to, chảy dịch ở vết mổ... Cần phải cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị kháng sinh cho phù hợp. Sau đó phải tiếp tục theo dõi, nặng hơn có thể phải mổ lại để làm sạch khớp gối.

- Các biến chứng khác :

+ Tắc mạch: Là sự hình thành các cục máu đông ở trong tĩnh mạch. Biến chứng này có thể gây ra những nguy cơ rất nặng như nhồi máu phổi, bệnh nhân có thể tử vong đột ngột. Tuy nhiên có thể hạn chế được biến chứng này khi bệnh nhân được dùng thuốc chống đông dự phòng.

+ Máu tụ trong gối, cứng gối…

4.3. Biến chứng muộn

+ Nhiễm khuẩn muộn:  Điều trị loại nhiễm khuẩn muộn này thông thường là phải thay lại khớp mới. Trong trường hợp thất bại khi thay lại, chỉ còn cách làm cứng khớp.

+ Cứng khớp, các biến chứng cơ học gây ra do khớp nhân tạo, đôi khi phải thay lại khớp mới như: Khớp gối nhân tạo không vững, mòn khớp, lỏng khớp nhân tạo. 

TS. Bs. Mai Đức Thuận

Khoa Phẫu thuật khớp- Bệnh viện TƯQĐ 108                                        

Gửi câu hỏi

Thay khớp gối ở đâu tốt nhất

Hỏi:

Xin chào bác si Toàn, Tôi xin tư vấn của bác sĩ hộ trường hợp thoái hóa khớp gối của mẹ tôi, tên Quân, tuổi 67, sinh sống ở Canada. Hai năm gần đây, mẹ tôi có thêm bệnh tiểu đường thể nhẹ và tăng Cholesterol. Mẹ tôi bị thoái hóa khớp gối đã 10 năm. Trước đây chỉ đau sơ sơ, vẫn đi làm được tuy hơi khó chịu. Bác sĩ ở Canada đã khám và bảo mẹ tôi phải đợi cho đến khi nào không đi được nữa thì hãy mổ. Hiện tại mẹ tôi đau nhiều, đi lại rất khó khăn, bước đi 10-15 phút là phải nghỉ. Qua tìm hiểu, bệnh viện Việt Đức rất có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong phẫu thuật thay khớp gối. Xin bác sĩ cho biết bệnh việt có thể phẫu thuật thay khớp gối và điều trị phục hồi cho trường hợp của mẹ tôi được không? Nếu được xin bác sĩ cho biết thêm thông tin: – Thời gian nào là thích hợp cho việc phẫu thuật – Thời gian điều trị phục hồi tại bệnh viện là bao lâu

– Chi phí cho trường hợp này là bao nhiêu?

Xin vô cùng cảm ơn bác sĩ!!!
Thân chào, Mỹ Chi. (Chi Mai – GlasOperator <>)

Trả lời:

Chào chị. Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Bệnh có 4 giai đoạn tiến triển từ nhẹ đến nặng: giai đoạn 1,2,3 và 4. Trong đó giai đoạn 4, chỉ định thay khớp là tuyệt đối. Mẹ của chị 67 tuổi, đau gối đã hơn 10 năm, đợt này đau nhiều, đi lại khó khăn (thường là đã ở giai đoạn 4), đã có chỉ định thay khớp. Tiểu đường mức độ nhẹ, điều trị đáp ứng tốt với thuốc, hay tăng cholesterol máu đều không ảnh hưởng đến chỉ định phẫu thuật.

Tại Bệnh viện Việt Đức cũng như một số bệnh viện khác ở Việt Nam đều đã triển khai tốt phẫu thuật thay khớp gối. Thời điểm thay khớp phụ thuộc sự sắp xếp tgian hợp lý của gia đình và bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường phải nằm viện trong khoảng 1 tuần nếu diễn biến ổn định, sau đó phải tập phục hồi chức năng trong vòng 2-4 tuần, thường là ngoại trú. Về chi phí: tại BV Việt Đức ước tính cho một cuộc phẫu thuật thay một khớp gối vào khoảng 65-70 triệu VND (chắc chắn rẻ hơn thay khớp ở Canada).

Trân trọng

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là phương pháp điều trị hiệu quả và cần thiết trong trường hợp khớp gối hư hỏng nặng. Người bệnh cần hiểu rõ về tuổi thọ của khớp gối nhân tạo và các vấn đề khác để có cách sinh hoạt phù hợp. Sau khi thay khớp gối, nếu không chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể gặp một số biến chứng, khớp nhân tạo sẽ hư hỏng nhanh.

Thay khớp gối ở đâu tốt nhất

Người bệnh cần hiểu rõ về tuổi thọ của khớp gối nhân tạo và các vấn đề khác để có cách sinh hoạt phù hợp.

CHI PHÍ PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI GIÁ BAO NHIÊU?

Phẫu thuật thay khớp gối được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân thoái hoá khớp gối giai đoạn IV (là giai đoạn cuối cùng của thoái hoá khớp và không còn biện pháp điều trị nào khác có thể bảo tổn được). Đa số những bệnh nhân thoái hoá khớp gối có chỉ định thay khớp đều là bệnh nhân nữ, đã trải qua các phương pháp điều trị khác nhau nên việc thưa loãng xương là điều khó tránh khỏi. Vì vây bạn không phải băn khoăn nhiều về tình trạng thưa loãng xương của mẹ bạn. Các bác sĩ có thể giúp giải quyết vấn đề này.

Chi phí cho phẫu thuật thay khớp gối khoảng trên dưới 80tr (trong đó tiền khớp khoảng 65tr, còn lại là tiền công phẫu thuật, tiền giường nằm). Hiện nay phẫu thuật thay khớp gối đã được bảo hiểm thanh toán xong mức thanh toán còn tuỳ thuộc vào loại thẻ bảo hiểm ý tế của từng bệnh nhân. Tuy nhiên mức tối đa chỉ được khoảng hơn 40tr. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi thì bạn nên xin giấy chuyển bảo hiểm y tế cho mẹ bạn về Bệnh viện đa khoa Hòa Bình - TP. Hải Dương. Thủ tục đăng ký khám tại bệnh viện cũng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần tới bệnh viện kê khai y tế rồi đăng ký khám xương khớp chuyên khoa xương khớp tại bệnh viện thăm khám và tư vấn đầy đủ. Thông thường, nếu tình trạng sức khoẻ của các bạn tốt, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường sẽ được xếp lịch mổ sau 2 ngày nhập viện. Thời gian nằm viện và tập luyện sau mổ khoảng 5 ngày. 

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo có vai trò như thế nào?

Cùng với sự tiến bộ của y học kỹ thuật, sự ra đời của khớp gối nhân tạo đã mang đến hy vọng mới cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo giúp điều trị tận gốc thoái hóa khớp gối bằng cách thay thế một khớp gối nhân tạo mới, giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động khớp gối và trở về với sinh hoạt bình thường. Mổ thay khớp gối nhân tạo được chỉ định cho các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, sụn khớp bị ăn mòn, chân bị lệch trục nghiêm trọng hay viêm khớp dạng thấp gây phá hủy khớp mà việc điều trị nội khoa không thể khắc phục.

Thay khớp gối là phẫu thuật cắt đi sụn khớp bị hư hại ở đầu xương và thay thế bằng lớp mỏng kim loại bao bọc đầu xương để hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa hai đầu xương kết hợp với việc điều chỉnh trục cơ học của chi dưới.

Thay khớp gối là phẫu thuật cắt đi sụn khớp bị hư hại ở đầu xương và thay thế bằng lớp mỏng kim loại bao bọc đầu xương để hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa hai đầu xương kết hợp với việc điều chỉnh trục cơ học của chi dưới. Có hai loại phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là thay một khoang khớp gối nhân tạo và thay toàn phần khớp gối nhân tạo. Việc lựa chọn loại khớp gối nhân tạo phụ thuộc vào tình trạng và nhu cầu của người bệnh. Đối với thoái hóa khớp gối ở giai đoạn muộn thì phẫu thuật thay khớp gối toàn phần thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phổ biến hơn.

Thay khớp gối ở đâu tốt nhất

Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo chỉ từ 10 đến 15 năm.

Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo

Khớp gối nhân tạo không bền vĩnh viễn. Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo chỉ từ 10 đến 15 năm. Với điều kiện người bệnh thực hiện đúng các phương pháp tập luyện, chế độ vận động phù hợp sau phẫu thuật.

Tùy theo tình trạng bệnh, bệnh nhân được áp dụng các phương pháp thay khớp gối phù hợp. Đó là thay khớp gối bán phần cho trường hợp tổn thương một phần khớp gối. Hoặc thay khớp gối toàn phần cho trường hợp hỏng toàn bộ khớp gối.

Để tránh tình trạng thay khớp gối lần 2 ở những người trẻ tuổi, chỉ nên thay khớp ở tuổi 40 trở lên. Những người trẻ là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị hỏng khớp nhân tạo sớm do hoạt động nhiều và thời gian sống còn lâu dài. Đặc biệt, người được mổ thay khớp gối phải là người có sức khỏe tương đối tốt. Đó là những người không có bệnh mãn tính nặng như đái tháo đường, suy tim, bệnh phổi mãn tính, tăng huyết áp không ổn định, xơ gan…

Đến với BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÒA BÌNH các bạn sẽ được các bác sỹ chuyên khoa xương khớp tư vấn để bạn có một sức khỏe tốt nhất.