Thế nào là cách thức tập trung phản ứng

Tuy nhiên, chắc hẳn ai cũng đã từng thấy cảm thấy khó khăn để tập trung vào một công việc hay học tập cho một kì thi quan trọng. Khi đó, bạn chỉ mong muốn có cách nào đó để cơ thể luôn giữ được tỉnh táo, không bị xao lãng. 

Đôi khi, chúng ta có thể nhầm lẫn sự tập trung với khoảng chú ý (attention span). Tuy nhiên, khoảng chú ý đề cập đến khoảng thời gian một người có thể tập trung vào một công việc mà không bị phân tán tư tưởng.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung như:

Có những lúc bạn cảm thấy rất căng thẳng và bực bội vì không thể tập trung được dù đã rất cố gắng. Tuy nhiên, thực hiện theo một số phương pháp sau có thể mang lại hiệu quả với bạn. 

Rèn luyện trí não 

Thế nào là cách thức tập trung phản ứng
 Cờ vua là một môn thể thao rất tốt để rèn luyện sự tập trung. Nguồn ảnh: Nrp.org

Hãy thử một số trò chơi như:

  • Sudoku
  • Câu đố ô chữ
  • Cờ vua
  • Ghép hình
  • Sắp xếp từ
  • Trò chơi trí nhớ

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy người rèn luyện trí não 15 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần đã có sự cải thiện lớn trong khả năng tập trung.

Các trò chơi đó cũng giúp bạn nâng cao khả năng làm việc và trí nhớ ngắn hạn, cũng như các kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề.

Trẻ em

Rèn luyện trí não cũng có tác dụng đối với trẻ em. Hãy cho trẻ chơi đố chữ, ghép hình hoặc trò chơi liên quan đến trí nhớ.

Ngay cả việc tô màu cũng có thể cải thiện khả năng tập trung ở trẻ em. Trẻ lớn có thể tô màu những tranh chi tiết hơn, các trang trong truyện tranh là một ví dụ.

Người cao tuổi

Thực hiện trò chơi rèn luyện trí nhớ rất tốt với người cao tuổi vì khả năng này có xu hướng suy giảm theo tuổi tác.

Một nghiên cứu năm 2014 thực hiện trên 2.832 người lớn tuổi trong 10 năm cho thấy những người hoàn thành 10-14 buổi huấn luyện đã cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và kỹ năng xử lý độc lập. Họ cũng nói rằng việc thực hiện các hoạt động hàng ngày cũng đã trở nên dễ dàng hơn.

Chơi trò chơi điện tử

Ngoài trò chơi trí óc, trò chơi điện tử cũng có thể giúp tăng cường sự tập trung.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy chơi game một giờ mỗi ngày giúp cải thiện sự chú ý có chọn lọc của thị giác (VSA - visual selective attention). VSA đề cập đến khả năng tập trung vào một vị trí cụ thể trong khi bỏ qua những hình ảnh nhiễu xung quanh.

Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu với quy mô nhỏ, vì vậy những kết luận này chưa có tính tham khảo cao. Nghiên cứu cũng không xác định được sự gia tăng VSA này kéo dài trong thời gian bao lâu. Các tác giả khuyến nghị nên có nhiều nghiên cứu hơn nữa trong tương lai để tiếp tục tìm hiểu cách trò chơi điện tử có thể giúp tăng cường hoạt động của não cũng như sự tập trung.

Một nghiên cứu tổng quan khác dựa trên 100 bài báo cho thấy trò chơi điện tử giúp cải thiện khả năng nhận thức như sự chú ý và tập trung. Tuy nhiên, kết luận này có một số hạn chế là:

  • Các chủ đề khác nhau (nghiện trò chơi điện tử và các tác động có thể có của trò chơi bạo lực)
  • Chúng được thiết kế để khám phá lợi ích của trò chơi điện tử. Do đó, kết quả thường ủng hộ những mục tiêu ban đầu.

Cải thiện giấc ngủ

Thế nào là cách thức tập trung phản ứng
 Thiếu ngủ có thể làm giảm sự tập trung, trí nhớ cũng như sự chú ý. Nguồn ảnh: Ingles-whatstheproblem.blogspot.com

Thiếu ngủ có thể làm giảm sự tập trung, trí nhớ cũng như sự chú ý.

Tình trạng này thỉnh thoảng xảy ra có thể không gây ra quá nhiều vấn đề cho bạn. Tuy nhiên, thiếu ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và hiệu quả công việc.

Sự mệt mỏi thậm chí có thể làm giảm khả năng phản xạ, khiến bạn khó thực hiện các công việc thường ngày hơn.

Làm việc quá nhiều hay mắc phải một số bệnh lý khiến bạn khó ngủ đủ giấc. 

Các chuyên gia khuyên người lớn nên ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Một số cách giúp bạn cải thiện giấc ngủ bao gồm:

  • Tắt TV và không xem điện thoại một giờ trước khi đi ngủ.
  • Để nhiệt độ phòng ở mức thoải mái, mát mẻ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ với âm nhạc nhẹ nhàng, tắm nước ấm hoặc đọc sách.
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm, ngay cả với cuối tuần.
  • Tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập nặng ngay trước khi đi ngủ.

Dành thời gian tập thể dục

Tăng khả năng tập trung là một trong nhiều lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên. Một nghiên cứu năm 2018 thực hiện trên 116 học sinh lớp 5 đã cho thấy hoạt động thể chất hàng ngày giúp cải thiện cả khả năng tập trung và chú ý chỉ sau 4 tuần.

Một nghiên cứu khác trên người lớn tuổi cho thấy tập aerobic cường độ vừa phải trong 1 năm có thể ngăn chặn hoặc thậm chí phục hồi tình trạng mất trí do chứng teo não.

Tập theo khả năng

Tùy thuộc vào thể lực từng người và mục tiêu về cân nặng, bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng hoặc cường độ cao.

Với những người có các bệnh lý về thể chất hoặc tinh thần, tập thể dục dù ít hay nhiều cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Nếu bạn không có thời gian để tập thể dục hoặc không muốn phải đến phòng gym, hãy thử một số cách làm cơ thể vận động như:

  • Dắt con đến trường
  • Dậy sớm hơn 20 phút mỗi sáng để chạy bộ quanh khu phố 
  • Đi bộ đi làm, đi chợ hoặc đi uống cà phê

Hòa mình với thiên nhiên

Thế nào là cách thức tập trung phản ứng
Không gian sống có nhiều cây xanh sẽ giúp bạn làm việc tập trung và năng suất hơn. Nguồn ảnh: Arch2o.comViệc đi ra ngoài, hít thở không khí có thể tăng cường sự tập trung một cách tự nhiên. Bạn có thể đi bộ trong công viên, ngồi trong vườn hoặc sân sau nhà hay thực hiện những chuyến đi picnic.

Các bằng chứng khoa học ủng hộ tác động tích cực của môi trường tự nhiên với khả năng làm việc. Nghiên cứu năm 2014 cho thấy việc trồng cây trong văn phòng đã giúp tăng khả năng tập trung và năng suất, cũng như tinh thần tại nơi làm việc.

Ngoài ra, trồng một hoặc hai cây ở nhà của bạn cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực. 

Trẻ em

Trẻ em cũng được hưởng lợi ích từ việc sống trong môi trường nhiều cây cối. Nghiên cứu năm 2017 thực hiện trên hơn 1.000 trẻ từ sơ sinh đến 7 tuổi với mục tiêu xác định được mức độ ảnh hưởng của việc tiếp xúc với cây xanh đến sự tập trung ở trẻ em.

Kết quả cho thấy trẻ phát triển trong môi trường nhiều cây có sự phát triển của não cũng như khả năng tập trung tốt hơn. Nó đặc biệt hữu ích với trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Thiền

Thiền định và chánh niệm có thể mang lại nhiều lợi ích cho tinh thần cũng như sự tập trung của bạn. 

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy chánh niệm ngoài giúp bạn tập trung hơn còn cải thiện trí nhớ và các khả năng nhận thức.

Tập yoga, hít thở sâu và nhiều hoạt động khác cũng mang lại những kết quả tích cực.

Nghỉ ngơi

Thế nào là cách thức tập trung phản ứng
 Nghỉ ngơi là cách tốt để làm mới lại đầu óc. Nguồn ảnh: Economictimes

Tại sao lại phải nghỉ ngơi trong khi vẫn còn rất nhiều bài tập và công việc cần phải làm. Nghe thì có vẻ phi lý nhưng các chuyên gia cho rằng nó thực sự hiệu quả.

Hãy xem xét một tình huống như sau: sau khi dành hàng giờ đồng hồ trên bàn làm việc, cố gắng tập trung hoàn thành dự án thì đột nhiên, bạn cảm thấy mêt mỏi và xao lãng. Mặc dù vậy, bạn vẫn buộc bản thân phải tiếp tục. Tuy nhiên, việc làm này chỉ khiến não bộ ngày càng chịu thêm áp lực, gia tăng thêm căng thẳng và lo lắng.

Lần sau, khi bạn cảm thấy sự tập trung giảm xuống, hãy nghỉ ngơi một chút, nhâm nhi một cốc nước mát lạnh hoặc ăn một chút hoa quả hay ra ngoài đi dạo. Nhờ đó, lúc quay trở lại làm việc, bạn sẽ thấy tập trung, có động lực và thậm chí là sáng tạo hơn.

Nghe nhạc

Nghe nhạc trong khi làm việc hay học tập có thể giúp tăng khả năng tập trung .

Nếu bạn không thích nghe nhạc thì việc sử dụng âm thanh tự nhiên hay tiếng ồn trắng cũng có thể giúp cải thiện sự tập trung.

Các chuyên gia cho rằng nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc baroque hoặc âm thanh thiên nhiên là những lựa chọn tốt nhất.

Nếu bạn không thích nhạc cổ điển, hãy thử nhạc điện tử không lời. Giữ âm lượng ở mức vừa phải để không thu hút sự chú ý của não bộ.

Tránh chọn loại nhạc bạn thích hoặc ghét, vì chúng đều có thể khiến bạn mất tập trung.

Thay đổi chế độ ăn uống 

Thế nào là cách thức tập trung phản ứng
 Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến các chức năng của não bộ như khả năng tập trung và trí nhớ. Nguồn ảnh: Everydayhealth.com

Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến các chức năng của não bộ như khả năng tập trung và trí nhớ. Tránh sử dụng thức ăn chế biến sẵn, quá nhiều đường, dầu mỡ hoặc chất béo. Nên ăn các loại:

  • Cá béo (cá hồi)
  • Trứng (cả lòng trắng và lòng đỏ)
  • Quả việt quất
  • Rau chân vịt

Uống đủ nước cũng mang lại hiệu quả tích cực đến sự tập trung. Ngoài ra, bạn nên ăn sáng với thành phần chứa ít đường, nhiều chất đạm và chất xơ. Bột yến mạch, sữa chua nguyên chất với trái cây hoặc bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt hay trứng đều là những lựa chọn tốt.

Sử dụng caffeine

Bạn có thể không muốn sử dụng caffeine, tuy nhiên, nó thực sự hiệu quả trong việc nâng cao khả năng tập trung.

Cà phê, trà xanh hoặc sô cô la đen là một số thực phẩm có chứa thành phần hoạt tính đó.

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy chất phytochemical tự nhiên được tìm thấy trong matcha không chỉ cải thiện chức năng nhận thức mà còn có thể giúp cơ thể thư giãn hơn. Vì vậy, matcha có thể là một lựa chọn tốt nếu cà phê làm bạn cảm thấy bồn chồn, khó chịu.

Sử dụng thực phẩm bổ sung

Thế nào là cách thức tập trung phản ứng
 Một số thực phẩm bổ sung có khả năng tăng cường sự tập trung hơn và cải thiện chức năng não bộ. Nguồn ảnh: Aesgp.euMột số thực phẩm bổ sung có khả năng tăng cường sự tập trung hơn và cải thiện chức năng não bộ.

Chúng được sử dụng khi bạn không tiêu thụ đủ lượng cần thiết của các chất dinh dưỡng hàng ngày.

Sau đây là một số chất vi lượng giúp tăng cường khả năng tập trung và sức khỏe não bộ:

  • Folate
  • Choline
  • Vitamin K
  • Flavonoid
  • Axit béo omega-3
  • Chiết xuất hạt guarana

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thực phẩm bổ sung, đặc biệt khi bạn bị dị ứng hoặc có các bệnh lý toàn thân. Họ có thể cân nhắc giữa lợi ích, rủi ro và đưa ra loại tốt nhất nên dùng.

Tập các bài tập rèn luyện sự tập trung

Các bài tập này nằm mục đích đẩy cao sự tập trung của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định.

Chúng bao gồm:

  • Vẽ nguệch ngoạc trong 15 phút
  • Tung bóng trong vài phút
  • Đặt hẹn giờ từ 3 đến 5 phút. Cố gắng chớp mắt ít lần nhất có thể
  • Ngậm kẹo mút đến hết mà không được nhai hay mút. Dặn trẻ tập trung vào hương vị, cảm giác của viên kẹo trên lưỡi và thời gian để nó được ngậm hết hoàn toàn.

Sau khi hoàn thành một bài tập, hãy yêu cầu con bạn trình bày về cảm nhận của chúng trong quá trình trải nghiệm.

Người lớn cũng có thể làm theo các cách như trên, hãy thoải mái thử sức mình.

Ngoài ra, nhớ lại lúc bạn mất tập trung và cách lấy lại được nó cũng là một kinh nghiệm để áp dụng sau này. 

Bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng tập trung

Khó tập trung có thể liên quan đến môi trường xung quanh như tiếng ồn từ đồng nghiệp, bạn cùng phòng hay các thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý tiềm ẩn như:

  • ADHD (rối loạn tăng động/ giảm chú ý). Hội chứng này có ảnh hưởng đến trí nhớ ở cả trẻ em và người lớn. Người mắc thường có đặc điểm là không chú ý, hiếu động và bốc đồng. Điều trị có thể giúp cải thiện các triệu chứng của ADHD .
  • Rối loạn hoặc suy giảm chức năng nhận thức làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung cũng như trí nhớ. Nguồn gốc sâu xa có thể do sự chậm phát triển, khuyết tật, chấn thương hoặc các tình trạng khác ở não.
  • Những bệnh lý về sức khỏe tâm thần như trầm cảm thường liên quan đến những thay đổi về tâm trạng và cảm xúc nhưng chúng cũng có thể khiến bạn khó tập trung hay ghi nhớ thông tin hơn. Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài cũng là một nguyên nhân hiếm gặp hơn.
  • Chấn thương vùng đầu có thể ảnh hưởng não bộ, làm giảm khả năng tập trung và trí nhớ. Nó có thể là tạm thời hoặc để lại hậu quả vĩnh viễn.
  • Viễn thị và các vấn đề về thị lực cũng liên quan đến sự chú ý và tập trung. Nếu bạn (hoặc con của bạn) cảm thấy đau đầu, giảm thị lực hay khó tập trung hơn bình thường, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra mắt.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu những cách trên không mang lại hiệu quả hay xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Bạn có thể đã mắc phải một bệnh lý tiềm ẩn mà bản thân không nhận thức được.

Từ đó, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc và áp dụng thêm các phương pháp điều trị để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Tổng kết

Có nhiều cách có thể cải thiện sự tập trung, tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng có tác dụng với bạn. Hãy tự mình trải nghiệm để xem đâu mới là phương án tốt nhất.

Mặc dù còn một số tranh cãi về tính hiệu quả nhưng các cách trên đều không gây ra bất kì tác hại nào. Do đó, bạn có thể yên tâm thử nghiệm chúng và đánh giá tác dụng thu được. 

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất kì thắc mắc nào. 

Xem thêm: