Thỉnh oan gia trái chủ là gì

Thỉnh oan gia trái chủ là gì

Pháp thoại: "Kinh thập thiện" Bài 1 - Phần mở đầu | Thầy Thích Trúc Thái Minh

Pháp thoại: "Kinh thập thiện" Bài 1 - Phần mở đầu | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 17/7/Nhâm Dần (tức ngày 14/8/2022).

14/08/2022 380

"Về thợ bào gỗ" - câu 237 Kinh Mi Tiên Vấn Đáp | Thầy Thích Trúc Thái Minh

"Học từ người câu cá" - câu 236 Kinh Mi Tiên Vấn Đáp | Thầy Thích Trúc Thái Minh

"Học từ người săn bắn" - câu 235 Kinh Mi Tiên Vấn Đáp | Thầy Thích Trúc Thái Minh

Pháp thoại: "Kinh Hiền nhân - Bài 2 | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/6/Nhâm Dần

"Học từ ngọc mani" - câu 234 Kinh Mi Tiên Vấn Đáp | Thầy Thích Trúc Thái Minh

Oán gia trái chủ ( oan gia trái chủ) là kẻ chủ món nợ hận thù. Những người hay gặp tai nạn, khổ đau dai dẳng từ tháng này qua năm nọ họ thường nghĩ rằng mình bị oán gia truyền kiếp đòi nợ. Theo nguyên lý nhân quả thì cách suy nghĩ như vậy cũng phù hợp, bởi có gieo nhân thì phải gặt quả, bằng hình thức này hay hình thức khác.

Truyện Kiềucó câu

“Làm chi tội báo oan gia

Thiệt mình mà hại đến ta hay gì”

nghĩa là khi mình gây thù chuốc oán với người thì thiệt hại bản thân mình thôi, chẳng hay ho gì hết.

Bạn đang xem: Oan gia trái chủ là gì

Ảnh : nguồn internet

Thỉnh oan gia trái chủ là gì

Oán gia như vậy được hiểu là kẻ thù ở bên ngoài, là người khác, người mà mình đã gây thù chuốc oán với họ, đã gây khổ đau cho họ, giờ họ đến đòi nợ. Nhưng kinhOán gia(số 129,Trung A-hàm), Đức Phật nói oán gia trái chủ của mình chính là… bản thân mình, nằm ngay trong mình chứ không phải ở bên ngoài. Đức Phật cho biết kẻ oán gia đó chính là ba độc tham, sân, si. Khi tham, sân, si nổi lên thì tạo thành kẻ thù, được kẻ thù yêu thích. Kinh nêu lên bảy trường hợp ‘oán gia truyền kiếp’.

Thứ nhất là “oán gia thì không muốn oán gia có sắc đẹp”. Kinh nói: “Bởi vì mình bị chi phối bởi giận hờn, sân si. Tâm giận hờn, si mê không bỏ thì dù mình trang điểm cách mấy cũng không đẹp. Đó là oán gia thứ nhất gây thành oán gia khi mình nổi lên giận hờn”. Kinh Phân biệt nghiệp ghi: “Người nào tính nóng nảy, hay bực dọc, vừa nghe chút ít đã nổi cơn giận dữ, nổi ganh ghét mà sanh lo buồn, nổi thịnh nộ tranh chấp thì sẽ tạo nghiệp đưa đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, mãn địa ngục sanh làm người có hình thể không xinh đẹp”. Như vậy, có thân hình không xinh đẹp là do sân hận.

Thứ hai là “oán gia thì không muốn oán gia ngủ nghỉ an lành”. Tuy mình nằm trên giường vua, phủ bằng gấm vóc lụa là... nhưng vẫn không ngủ được, mình cứ nằm trăn qua trở lại, ngủ không ngon giấc, vẫn âu lo, đau khổ. Cho nên, ngủ nghỉ không được là một ‘oán gia’. Kinh nói: “Vì bị chi phối bởi sân hận, tâm không bỏ sân hận. Đó là pháp oán gia thứ hai để gây thành oán gia khi mà mình nổi lên sân hận”. Thì ra, ngủ nghỉ không được cũng có nguyên do từ sân hận mà ra.

Thứ ba là “oán gia thì không muốn oán gia có lợi lớn”. Kinh ghi: “Người hay sân hận bị tác động bởi sân hận, bị chi phối bởi sân hận, tâm không bỏ sân hận thì người ấy gặp bất lợi lớn”. Khi sân hận nổi lên, mình nói lời không dễ thương, hành động nóng nảy, gây nghiệp thân và nghiệp khẩu; tâm ý bị sân hận chế ngự rồi thì mất tất cả tài sản, gặp bất lợi lớn. Tài sản thì có tài sản vật chất và tài sản nghĩa tình. Tình nghĩa gia đình, cha con, anh em... quý hơn cả vàng bạc, nhưng khi sân hận nổi lên thì quên hết nghĩa tình, hại cả người thân. Vậy thì, cái món nợ oán gia này quá nặng nề, nó không muốn mình có lợi về tài sản mà cũng chẳng muốn mình có lợi về tình cảm.

Xem thêm: * Hình Tượng Ông Tơ Bà Nguyệt Trong Văn Hóa Dân Gian, Kênh Hài Việt

Thứ tư là “oán gia thì không muốn oán gia có bằng hữu”. Ai cũng muốn có bạn bè. Nhưng nếu một người “hay sân hận, bị tác động bởi tâm sân hận, bị chi phối bởi tâm sân hận, tâm không bỏ sân hận, người ấy nếu có bằng hữu thân thiết, họ cũng tìm cách lánh mặt bỏ đi”. Đức Phật nói đó là pháp tạo oán gia thứ tư. Khi mình sân hận, mình sẽ đánh mất bằng hữu và tạo ra kẻ thù.

Thỉnh oan gia trái chủ là gì

Ảnh : nguồn internet

Thứ năm là “oán gia thì không muốn oán gia có sự khen ngợi”. Người ta thường khen ngợi người hiền lành chất phác chứ không ai khen ngợi người nóng nảy sân si. Người ta có khen Trương Phi là anh hùng, trọng nghĩa tình nhưng cũng chê ông nóng nảy. Vì nóng nảy mà hỏng đại sự. Kinh nói: “Người bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thì danh ô tiếng xấu đồn khắp”.

Thứ sáu là “oán gia thì không muốn oán gia quá giàu sang”. Giặc cướp mất tài sản, phá hoại sự giàu sang của mình không chi hơn sân hận. “Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm”, nghĩa là một niệm sân hận khởi lên đã đốt cháy hết vạn khu rừng công đức. Vậy nên, ngày nào cũng nổi cơn thịnh nộ với cha mẹ, vợ con, bạn bè, trời đất... thì thử hỏi làm sao người ấy giàu sang được? Cho nên, đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, bố thí, cúng dường... mỗi một việc làm đều tạo thành công đức, mà khổ cực lắm mình mới có cơ hội để tạo dựng được, nhưng nếu không biết giữ gìn thì sẽ bị lửa sân hận đốt cháy hết trong một tích tắc.

Xem thêm: 50+ Câu Nói, Lời Hay Ý Đẹp Về Cha Mẹ Và Con Cái Ý Nghĩa, Cảm Động Lòng Người

Thứ bảy là “oán gia thì không muốn để oán gia khi thân hoại mạng chung được đến chỗ an lành, sanh ở cõi trời”. Kinh cho biết, có người suốt đời làm thiện tích đức mà đến khi chết vẫn bị tái sanh vào đường ác. Vì sao vậy? Vì trước khi chết, cận tử nghiệp, sanh tâm và tâm sở bất thiện, tương ưng với tà kiến. Tâm và tâm sở bất thiện ở đây có thể là một niệm sân hận. Suốt đời tu hành mà trước khi chết vì bị một niệm sân hận chi phối đã khiến sanh vào đường ác, huống nữa là những người suốt đời không biết tu tập?

Như vậy, luôn khởi tâm sân hận, bị tác động bởi sân hận, bị chi phối bởi sân hận, tâm không bỏ sân hận sẽ tạo ra bảy oán gia. Oán gia thì cứ theo oán gia đời này qua đời khác, để làm khổ nhau. Cho nên, Phật tử phải cố gắng tu tập để chuyển hóa những phiền não, những tập khí gây tạo thành những oán gia ấy đi. Phương pháp để tu tập nhằm chuyển hóa tâm sân hận là quán từ bi, rải tâm từ bi; tập ăn chay, niệm Phật để nuôi dưỡng lòng từ bi.

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, dưới tấm bình phong là ngôi chùa lớn, vị trụ trì chùa Ba Vàng và người học trò đã khiến dân chúng sợ hãi, tin theo tà đạo đi ngược triết lý nhà Phật.

Thượng tọa Thích Nhật Từ: Chùa Ba Vàng làm lung lay niềm tin Phật giáo Thượng tọa Thích Nhật Từ nói vụ việc ở chùa Ba Vàng là sự lừa đảo tinh vi, có tổ chức. Vụ việc khiến người dân lung lay, mất niềm tin vào Phật giáo.

“Oan gia trái chủ”, “giải nghiệp tiền kiếp” là những khái niệm chùa Ba Vàng truyền bá, kêu gọi người dân thực hiện để đổi lại sự bình yên, an tâm trong cuộc sống. Sau hàng loạt bài báo, clip ghi lại cảnh sinh hoạt tâm linh tại đây, dư luận mới bàng hoàng nhận ra những gì đang tồn tại bên trong ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam này.

Trao đổi với Zing.vn, Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ (TP.HCM), Trưởng khoa Triết học Phật giáo, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, khẳng định những hành vi trên của trụ trì Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến là đi ngược lại giáo lý nhà Phật, thậm chí có thể coi là tà đạo.

Thỉnh oan gia trái chủ là gì
Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.

Đánh tráo khái niệm, đi ngược giáo lý nhà Phật

Thầy Thích Nhật Từ cho biết trong Phật giáo nguyên thủy cũng như Phật giáo đại thừa, không có dòng kinh nào nhắc đến phương pháp “thỉnh oan gia trái chủ”. Theo căn cứ này, có thể khẳng định rằng phương pháp oan gia trái chủ là tà đạo.

Nếu phân tích kỹ, khái niệm “thỉnh oan gia trái chủ” đã sai lầm từ tên gọi. Thỉnh nghĩa là mời gọi, rước về, oan gia có thể hiểu là kẻ thù, trái chủ là chủ nợ. "Chẳng có ai ngớ ngẩn đến mức mời gọi kẻ thù, chủ nợ của mình về để cầu phúc cả", thầy Thích Nhật Từ nói.

Thỉnh oan gia trái chủ là gì
Một trong những hình ảnh trên kênh truyền thông của bà Yến và chùa Ba Vàng nói về phương pháp "thỉnh oan gia trái chủ". Ảnh: Cắt từ clip.

Những người khởi xướng ra phương pháp này đã cố tình đánh tráo khái niệm, gieo rắc vào đầu những người thiếu hiểu biết về Phật giáo rằng trong tiền kiếp, mình có oan trái, thù hằn với những “vong hồn” này nên kiếp này phải trả nợ mới có thể an yên. Nếu không trả hết nợ tiền kiếp, người tới làm lễ sẽ bị đeo đuổi, trả thù đến nhiều kiếp sau.

Vị Thượng tọa nhấn mạnh thứ tà đạo trên hoàn toàn đi ngược lại với các giáo lý, triết lý nhà Phật, vốn rất khoa học, có những giá trị thực tiễn và đề cao sự bình an trong tâm hồn của mỗi người.

Khi người dân chưa hiểu biết nhiều về phật giáo, dưới tấm bình phong là ngôi chùa lớn, vị trụ trì và người học trò khiến dân chúng sợ hãi, tin theo, từ đó dẫn dắt làm những mục đích khác như đóng tiền gọi vong, thỉnh oan gia trái chủ. Trước hết, trên phương diện đạo đức, đó là sự lừa dối lòng tin của hàng nghìn, hàng vạn người.

Trụ trì Thích Nhật Từ phân tích: "Việc tồn tại của thế giới tâm linh không riêng gì Phật giáo mà hầu hết tôn giáo hiện nay đều thừa nhận, nhưng không thể vin vào cớ đó để nói việc “thỉnh oan gia trái chủ là đúng đắn. Đạo Phật thừa nhận có cảnh giới của vong linh nhưng đạo Phật không khuyên, xúi giục người ta việc thỉnh linh hồn, ma quỷ về".

Lừa đảo có tổ chức

"Việc nhà chùa thu tiền, ép đóng tiền, gửi tiền qua tài khoản của người đến trục vong, làm lễ, 'thỉnh oan gia trái chủ' đã vi phạm những giáo điều cơ bản mà đức phật truyền lại", trụ trì Thích Nhật Từ giảng giải.

Việc “phụng sự nhân sinh” là điều cơ bản nhất trong giáo lý nhà Phật mà những người tu hành phải đặt lên hàng đầu. Mục đích cao cả cuối cùng của người tu hành là tìm ra con đường chính đạo, tạo phúc, an lành cho muôn dân.

Thỉnh oan gia trái chủ là gì
Buổi pháp giảng tại chùa Ba Vàng diễn ra tối 21/3. Ảnh: Ngọc Tân.

Đạo phật chân chính dạy con người ta mở lòng từ bi, giúp đỡ mọi người không vụ lợi, không tư lợi cá nhân. Bởi vậy, mọi việc cúng bái, làm lễ nhà chùa làm cho dân chúng đều không có mức giá cụ thể, mà kêu gọi người dân phát tâm tùy công đức.

Trong sự việc của chùa Ba Vàng, dân chúng đã đóng số lượng tiền lớn để mua chuộc, tìm kiếm sự bình an từ những người đứng đầu nhà chùa. Điều này khiến những người tới hành lễ không khác gì một nạn nhân bị lừa gạt bởi những lời lẽ ma mị hù dọa gây hiểu lầm sợ hãi mà phải bỏ ra hàng triệu đồng.

Đứng từ phương diện xã hội lẫn góc nhìn Phật học, có thể phân tích hành vi trên là sự lừa dối, hăm dọa nhằm vòi vĩnh tiền.

"Bằng những các dàn dựng khác nhau, họ đã kiếm tiền trên nền tảng là nỗi sợ hãi của dân chúng. Đó là một sự lừa đảo tinh vi, có tổ chức", thầy Từ khẳng định.

Những phát ngôn không thể chấp nhận

Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM nói rằng ngoài những thủ đoạn được dàn dựng tinh vi, vi phạm giáo lý nhà Phật và đạo đức xã hội, hai thầy trò trụ trì Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến còn có những lời nói không đúng với phong cách, đạo đức nhà Phật.

Những điều bà Yến nói như "các anh hùng sống vào thời chiến do nghiệp của kiếp trước", "nữ sinh giao gà tại Điện Biên bị hiếp, giết do tạo nghiệp từ kiếp trước, sát sinh" là không thể chấp nhận.

Thỉnh oan gia trái chủ là gì
Những phát ngôn khó có thể chấp nhận được bà Yến nói với hàng trăm người trong các buổi pháp giảng. Ảnh: Cắt từ clip.

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, bà Yến đã xúc phạm tới vong linh người đã mất, xát muối vào nỗi đau của người nhà nạn nhân. Nghiêm trọng hơn, bà còn xúc phạm cả những người đã hy sinh vì Tổ quốc, gieo rắc vào đầu người dân những quan điểm, suy nghĩ lệch lạc, phi đạo đức, phi Phật giáo.

Thượng tọa Thích Nhật Từ nhận định khó có thể đánh giá tác động tiêu cực của sự lừa dối trên trong một ngày, một câu chuyện. Trước mắt, thứ tà pháp “thỉnh oan gia trái chủ” ảnh hưởng lớn tới tâm trí, thể chất, sức khỏe, các mối quan hệ xã hội của người dân.

Thứ tà pháp ấy hoàn toàn phi nhân quả, phi Phật học, phi khoa học. Ngoài ra, việc “thỉnh oan trái chủ” đã tiêu tốn lượng lớn công sức, thời gian, tiền bạc của rất nhiều người.

"Một nỗi sợ hãi, nhầm lẫn tai hại về bản chất cuộc sống được reo rắc cho không chỉ một vài mà rất nhiều người, sẽ có nhiều người tin rằng cuộc sống kiếp này đều do kiếp trước tạo nên", Thượng tọa Thích Nhật Từ phẫn nộ.

Khủng hoảng niềm tin phật giáo

Trên phương diện Phật giáo, đây là một cuộc khủng hoảng truyền thông lớn của đạo Phật. Cuộc khủng hoảng này không do đạo Phật tạo ra mà do 2 nhân vật cụ thể là trụ trì Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến gây nên.

"Thầy Thích Trúc Thái Minh với tư cách là trụ trì chùa Ba Vàng, một người tu theo phật pháp, chắc chắn thầy biết những điều trên là phi lý, phi Phật pháp nhưng tại sao vẫn chấp nhận nó như một sự lôi kéo phật tử từ khắp nơi tới chùa? Bởi vậy, người phải chịu trách nghiệm ở đây không chỉ một mình bà Yến", thầy Thích Nhật Từ nhìn nhận.

Thỉnh oan gia trái chủ là gì
Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, người cho rằng linh hồn, ác quỷ là có thật. Ảnh: Cắt từ clip.

Trụ trì chùa Giác Ngộ chia sẻ thêm dù 2 người trên có động cơ nào thì sự việc đã gây xôn xao dư luận nhiều ngày, gây mất niềm tin của người dân dành cho Phật giáo trên phạm vi rộng. Sau những gì xảy ra, người dân trở nên nghi ngờ người thầy nào tốt, người nào xấu, chùa nào vì muôn dân, chùa nào vì mục đích thương mại.

“Một ngôi chùa với quy mô lớn, đông đảo phật tử hành hương tới gây ra cuộc khủng hoảng như vậy, thử hỏi người dân còn biết nương tựa niềm tin vào đâu”.

Thượng tọa Thích Nhật Từ tên khai sinh là Trần Ngọc Thảo sinh năm 1969 tại TP.HCM. Ông xuất gia vào năm 1984 tại chùa Giác Ngộ và trụ trì tại chùa này từ năm 1992.

Sau đó, thầy Thích Nhật Từ du học tại Ấn Độ và tốt nghiệp tiến sĩ triết học năm 2001.

Hiện nay, thầy Thích Nhật Từ trụ trì tại chùa Giác Ngộ (TP.HCM và Vĩnh Long), chùa Vô Ưu (quận Thủ Đức), chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh), chùa Linh Xứng (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). Ông là người sáng lập "Hội Ấn Tống đạo Phật ngày nay", "Hội Từ thiện đạo Phật ngày nay" và chủ nhiệm Đại Tạng kinh Việt Nam.

Tháng 12/2010, ông chính thức được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa sớm hơn 3 năm so với quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.