Thuyết minh về 1 tác giả văn học năm 2024

Nguyễn Du danh nhân văn hóa nổi tiếng, hơn ai hết ông còn là nhà văn có tài năng viết nên “Truyện Kiều” tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 sinh trưởng trong gia đình có nhiều người làm quan cho triều đình. Cả cha và mẹ ông đều là những người có quyền cao chức trọng được người đời sùng bái.

Khi còn nhỏ ông sống trong giàu sang, từ khi cha mẹ mất cuộc đời ông bắt đầu cuộc sống cơ cực, nay đây mai đó. Thời gian sống ngoài xã hội ông thấm thìa nỗi bất hạnh kiếp người thấp nhất của xã hội đó là tầng lớp người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca…nỗi bất hạnh đó đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du.

Ông sống trong thời kỳ rối ren khi có cả triều đó là Lê, Tây Sơn và triều Nguyễn. Ông có lí tưởng sống và hoài bão nhưng cuộc đời lại sóng gió liên miên, Nguyễn Du đứng giữa giông tố cuộc đời và nhiều giai đoạn biến cố nên đã viết ra nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Ông có ba tập thơ chữ Hán đó là Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có một số tác phẩm nổi tiếng như Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) cùng các sáng tác đậm chất dân gian khác.

Nội dung thơ văn của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh cuộc đời cơ cực của chính bản thân và xã hội rối ren, bất công, bạo ngược lúc đương thời. Nếu đọc qua sẽ nhận ra tác phẩm Nguyễn Du đậm chất tinh thần nhân đạo, thể hiện sự đồng cảm, ngợi ca những con người dưới đáy xã hội nhất là những người phụ nữ có tài nhưng số phận hẩm hiu.

Trong các tác phẩm của ông yếu tố nghệ thuật được đánh giá rất cao, ông đã đưa hai thể thơ dân gian của nước ta đạt đến trình độ điêu luyện, chính Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc, thấu đáo, đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, phong phú, biến hóa nhiều hơn. Nói không quá khi chính ông là người có công lớn khi giúp cho nền văn học nước nhà lên tầm cao mới.

Nhìn chung trong tác phẩm của ông mang giá trị tư tưởng nhân đạo sâu sắc thể hiện khát vọng công lý, tự do, cảm thương cho số phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh, qua đó không quên tố cáo mặt trái của chế độ phong kiến thối nát.

Nguyễn Du là người tài giỏi đã đóng góp quan trọng sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên phóng khoáng, phong phú và đa dạng và biến hóa hơn. Nguyễn Du chắc chắn là người quan trọng góp phần phát triển nền văn hoa trung đại nước nhà.

Bài mẫu 2: Thuyết minh một tác giả văn học- Nguyễn Trãi

Thuyết minh về 1 tác giả văn học năm 2024

Dàn bài

  1. Mở bài:
  • Nguyễn Trãi người anh hùng của dân tộc được cả thế giới biết đến.
  • Một nhà quân sự nổi tiếng có công sáng lập ra nhà Hậu Lê và cũng là nhà thơ lớn.
  • Cuộc đời ông có nhiều điều uất ức và bi thảm nhưng ông để lại nhiều giá trị văn học cho hậu thế.

2. Thân bài:

  • Cuộc đời và sự nghiệp
    • Chỉ sau thời gian ngắn, triều đình lục đục, gian lận lộng hành, ông xin về ở ẩn.
    • Vua mời ông ra phụ giúp việc nước nhưng vào năm 1442 ông dính vào vụ án Lệ chi Viên nổi tiếng, gia đình 3 đời bị xử trảm.
    • Vụ án Lệ Chi Viên vụ án oan trong lịch sử và được vua Lê Thánh Tông minh oan vào năm 1464.
    • Nguyễn Trãi được minh oan và trong sạch để lại tiếng thơm muôn đời.
    • Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.
  • Đóng góp vào văn học
    • Nguyễn Trãi nhiều tác phẩm nổi tiếng văn chính luận, thơ trữ tình. Các tác phẩm của ông được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.
    • Ông là nhà thơ xuất sắc với các tập thơ: “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”.
    • Ông là nhà chính luận nổi tiếng: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, các thể loại chiếu…
    • Các tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân, lý tưởng nhân nghĩa. Thơ trữ tình của ông chân thực, giản dị và gần gũi với thực tế.

3. Kết bài:

  • Nguyễn Trãi xứng đáng là người hùng dân tộc, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của thời đại.
  • Cuộc đời của ông để lại nhiều đau thương, bị thảm nhưng tiếng thơm muôn đời và sự kính phục của thế hệ sau.

Bài văn

Nguyễn Trãi người anh hùng đại tài không chỉ thể hiện tài năng quân sự mà còn yêu nước hết lòng tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước. Ông thể hiện trình độ trong quân sự, đồn thời còn là bậc anh hùng. Nguyễn Trãi con người văn võ song toàn của dân tộc song ông trải qua nhiều bất hạnh oan uổng và trở thành thảm kịch trong lịch sử nước ta.

Nguyễn Trãi (1380-1442) với hiệu là Ức Trai, quê gốc nằm ở tỉnh Hải Dương. Ông trưởng thành trong gia đình mà cha và mẹ đều nổi tiếng. Cha ông tên là Nguyễn Phi Khanh, từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) còn mẹ là bà Trần Thị Thái con quan Tể tướng Trần Nguyên Đán.

Nguyễn Trãi khi còn nhỏ chịu nhiều đau thươn như 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất ông ngoại. Năm 1400, khi nhà Hồ tổ chức kỳ thi, ông đỗ Thái học sinh, cha với con đều cùng nhau làm quan nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh tấn công xâm lược đất nước, nhà Hồ thất thủ, trong khi đó cha là Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi uất ức nhưng không thể làm gì khác đành tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh.

Vào thời gian năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh thành công, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”. Sau một thời gian làm quan, vào năm 1439, triều đình có nhiều biến chuyển khi gian thần lộng hành khắp nơi. Chán nản Nguyễn Trãi xin vua quay về ở ẩn.

Năm 1440, Lê Thái Tông kêu gọi nhân tài nên mời ông ra làm quan và giúp việc nước. Ông nghe lời vua bèn ra sức cứu dân độ thế. Năm 1442, Nguyễn Trãi và vợ của mình dính vào oan án Lệ Chi Viên hãm hại vua, bị kết tội bi thảm: tru di tam tộc. Ông và gia đình 3 đời bị xử trảm. Lệ Chi Viên vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử nước nhà . Mãi đến năm 1464, Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi được công nhân danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà. Ông sáng tác nhiều tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán, văn chính luận, thơ trữ tình. Các tác phẩm xuất sắc như “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo” và nhiều chiếu, biểu, có giá trị khác. Các tác phẩm ông có tư tưởng chính đó là sự nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) nằm trong số các tác phẩm vô cùng giá trị.

Thơ trữ tình của ông giản dị, giàu hình ảnh có tính ước lệ. Nguyễn Trãi thiên tài văn học nổi tiếng có sự kết tinh của tinh thần Văn học Lí – Trần. Nội dung, thơ Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Nguyễn Trãi nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông thiên tài quân sự và giàu lòng yêu nước, thương dân. Đúng như vua Lê Thánh Tông truy tặng “Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo”. Tên tuổi ông sẽ mãi mãi sáng như ánh sao khuê, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bài mẫu 3: Thuyết minh một tác giả văn học- Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thuyết minh về 1 tác giả văn học năm 2024

Dàn bài

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho tài đức vẹn toàn, là một người có nhiều đóng góp lớn trong thi đàn văn học Việt Nam.

2. Thân bài:

  • Giới thiệu về tiểu sử
    • Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 -1585), quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
    • Ông đỗ trạng nguyên năm 1535, sau đó ra làm quan dưới triều nhà Mạc.
    • Là một người tính ngay thẳng, không ưa xu nịnh luồn củi. Có lần ông dâng sớ lên triều đình muôn vạch tội bọn lộng thần nhưng nhà vua không nghe theo. Ông cáo quan về quê dạy học, lấy hiệu là Bạch Vân và sống cuộc đời ẩn dật ở quê nhà.
    • Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, biết nhìn xa trông rộng, nhiều lần ông đã mách bảo kín đáo cho vua chúa nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc cho người vô tội.
  • Giới thiệu về sự nghiệp
    • Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc, ông đế lại khoảng 700 bài thơ chữ Hán và hơn 170 bài thơ chữ Nôm.
    • Tư tưởng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu là những giáo huấn, những triết lí ca ngợi chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói xấu trong xã hội.

3. Kết bài: Nguyễn Bỉnh Khiêm là tấm gương sáng về tài năng và nhân cách. Tấm gương đó còn sáng soi đến mãi ngày nay và sau này.