Tiêm vaccine trung quốc có sao không

Vắc xin Sinopharm là vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (Trung Quốc), đây là vắc xin được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt. Sinopharm (hay Tập đoàn Y Dược Trung Quốc) là đơn vị sản xuất vắc xin lớn nhất Trung Quốc, có hơn 1.500 công ty con và hơn 200.000 nhân viên trải rộng khắp toàn cầu. Năm 2020, đơn vị này được xếp hạng 145 trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới, với thu đạt hơn 70 tỷ đô la Mỹ.

Sau nhiều tháng nghiên cứu vắc xin trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020, vắc xin này được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn việc thử nghiệm trên người. Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã tiến hành cấp phép sử dụng có điều kiện vắc xin Sinopharm, với hiệu quả bảo vệ được công bố là 79,34%, tỷ lệ sinh kháng thể trung hòa đạt 99,52%.

Tiêm vaccine trung quốc có sao không

Ngày 31/5/2021, Sinopharm bắt đầu cung cấp vắc xin cho chương trình COVAX, tạo cơ hội và điều kiện cho các nước được tiếp cận vắc xin một cách công bằng. Ngày 3/6/2021, Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc xin Sinopharm, đây là vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.

Nếu như vắc xin Pfizer và Moderna được bào chế theo công nghệ mRNA, thì vắc xin Sinopharm là vắc xin bất hoạt sử dụng các phần tử virus bất hoạt nhằm mục đích kích thích hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể.

Sinopharm – vắc xin Covid-19 của Trung Quốc có tốt không?

Với hiệu quả 78,2% trong việc ngăn ngừa Covid-19, vắc xin Sinopharm được khuyến cáo cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Dữ liệu để đánh giá mức độ an toàn của vắc xin với những đối tượng trên 60 tuổi chưa nhiều do chưa đủ dữ liệu nghiên cứu lâm sàng.

Đánh giá chung về vắc xin Sinopharm, các chuyên gia cho biết vắc xin phát huy hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp, là một mắt xích trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm vắc xin Covid-19 trên toàn cầu.

Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm

Giống như bất cứ loại vắc xin nào khác, vắc xin Sinopharm phòng Covid-19 có thể có một số tác dụng phụ ở một số đối tượng. Các tác dụng phụ này thường chỉ gây những ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng thực hiện hoạt động thường ngày và thường sẽ biến mất chỉ sau vài ngày. Ở một số đối tượng không gặp tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm, nhưng điều này không có nghĩa là vắc xin không phát huy tác dụng bảo vệ.

Một số tác dụng phụ phổ biến của vacxin Sinopharm có thể kể đến như:

  • Đau, mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm;
  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu, đau cơ;
  • Sốt, ớn lạnh, buồn nôn.

Để giảm bớt tác dụng phụ khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể chườm mát tại vị trí tiêm. Uống thật nhiều nước và mặc trang phục nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu do sốt.

Trong hầu hết các trường hợp những tác dụng phụ sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng mẩn đỏ, cơn đau gia tăng ở vị trí tiêm sau 24 giờ.

Tiêm vaccine trung quốc có sao không

Tiêm vắc xin Sinopharm bao nhiêu mũi?

Theo SAGE – nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO, vắc xin Sinopharm được dùng dưới dạng tiêm bắp, với liều lượng mỗi liều là 0,5 ml, với phác đồ 2 liều tiêm.

Việt Nam công nhận vắc xin Sinopharm

Vắc xin Sinopharm được cung cấp cho hơn 70 quốc gia, trong đó có các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Philippines và Singapore.

Chiều 20/6/2021, Ban Đối ngoại T.Ư, Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế phối hợp cùng Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm về đến sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và 502.400 bơm kim tiêm dùng 1 lần, loại 1ml. Được biết, đây là lô vắc xin Sinopharm và vật tư y tế do Chính phủ Trung Quốc trao tặng.

Vắc xin được triển khai tiêm chủng ưu tiên cho 3 nhóm đối tượng:

  • Những người Trung Quốc đang cư trú và làm việc tại Việt Nam;
  • Người Việt Nam đang có nhu cầu học tập và làm việc tại Trung Quốc;
  • Người dân tại khu vực sát biên giới Trung Quốc.

Đến nay, hơn 450 triệu liều vắc xin Sinopharm được sản xuất, 100 triệu liều đã được cung cấp qua hình thức viện trợ của Chính Phủ và bán thương mại cho doanh nghiệp. Trước đó ngày 3/6/2021, Việt Nam chính thức cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện vắc xin Sinopharm, trong trường hợp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ngoài vắc xin Sinopharm, Việt Nam cũng đã cấp phép cho vắc xin AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna.

Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vắc xin Covid-19 mang ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa vắc xin bị bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc. Việc cấp phép khẩn cấp vắc xin Covid-19 hiện nay vẫn đảm bảo được tính an toàn của vắc xin, khi thực hiện đầy đủ quy trình nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Tất cả các loại vắc xin khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ quy trình thử nghiệm lâm sàng gồm 3 giai đoạn trên nguyên tắc đảm bảo được 3 yếu tố: an toàn, sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.

Cho đến thời điểm hiện tại, vắc xin Sinopharm của Trung Quốc vẫn được đánh giá là một trong những loại vắc xin hiệu quả trong việc phòng bệnh Covid-19, góp phần giảm thiểu thiệt hại mà dịch bệnh gây ra trên quy mô toàn cầu. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập về thêm nhiều loại vắc xin Covid-19 và tiến hành tiêm chủng cho nhiều đối tượng.

Nguồn: VNVC

12 tháng 10 2021

Tiêm vaccine trung quốc có sao không
Tiêm vaccine trung quốc có sao không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một nhà máy Sinopharm ở Bắc Kinh: Trung Quốc đã xuất khẩu vaccine đi khắp thế giới

Trung Quốc cho biết họ đã cung cấp hơn một nửa số vaccine Covid-19 được sản xuất trên toàn cầu.

Chúng tôi đã xem xét vấn đề này và nhận thấy rằng câu trả lời không đơn giản như bạn nghĩ.

TS Nguyễn Hồng Vũ: 'Cần cẩn trọng hơn khi tiêm vaccine Sinopharm’

VN: không chống việc tiêm vaccine, nhưng bất đồng về vaccine Trung Quốc

Một video do Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng trên mạng xã hội tuyên bố rằng hơn một nửa số vaccine trên thế giới đến từ Trung Quốc.

Video được đăng trên Weibo - phiên bản Twitter của Trung Quốc - vào cuối tháng 9, ngay khi số lượng vaccine Covid được phân phối trên toàn cầu đã vượt qua con số 6 tỷ (theo trang web Our World in Data).

Vậy, điều đó có nghĩa Trung Quốc nắm vai trò sản xuất hơn 3 tỷ trong số này - để sử dụng trong nước lẫn xuất khẩu?

Chúng ta biết Trung Quốc có năng lực sản xuất hùng mạnh và tuyên bố đã sản xuất 2,2 tỷ liều vaccine của chính mình (tính đến ngày 27 tháng 9).

Tiêm vaccine trung quốc có sao không
Tiêm vaccine trung quốc có sao không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chương trình tiêm chủng của Trung Quốc hiện đã phân phối hơn hai tỷ liều

Tuy nhiên, chúng tôi không có cách nào để chứng thực số lượng vaccine đã sử dụng trong nước, tính riêng của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu vaccine hàng đầu - thông qua quan hệ đối tác thương mại lẫn viện trợ.

Một số mặt hàng xuất khẩu này ở dạng bán thành phẩm của vaccine, được xử lý và đóng gói tại các nước nhận vaccine.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố (vào ngày 23 tháng 9) rằng "Trung Quốc đã cung cấp 1,2 tỷ liều vaccine lẫn thành phẩm vaccine với số lượng lớn cho hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế".

Việc xuất khẩu vaccine của TQ có thể được kiểm chứng?

Công ty phân tích dữ liệu Airfinity đã theo dõi việc sản xuất toàn cầu. Họ ước tính rằng Trung Quốc đã xuất khẩu thương mại 1,1 tỷ liều vaccine (tính đến ngày 8 tháng 10) của họ đến 123 quốc gia (dưới dạng bán thành phẩm hoặc liều thành phẩm).

Trong số này, khoảng 110 triệu đã được chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu Covax mua, để cung cấp vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn.

Ngoài ra, theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, cho đến nay, Trung Quốc đã cung cấp khoảng 37 triệu liều theo diện viện trợ (tính đến ngày 1 tháng 10) trong tổng số khoảng 52 triệu liều mà họ cam kết.

Tiêm vaccine trung quốc có sao không
Tiêm vaccine trung quốc có sao không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lọ Coronavac trên dây chuyền sản xuất tại nhà máy ở Brazil

Vì vậy, tuyên bố của Trung Quốc về 1,2 tỷ liều xuất khẩu có thể hơi cao, nhưng khá trùng khớp với ước tính về tổng số vaccine của các nước khác bên ngoài Trung Quốc cộng lại.

Cộng với con số 2,2 tỷ liều được cung cấp ở trong chính Trung Quốc, đó là hơn một nửa trong số 6 tỷ liều được cung cấp trên toàn cầu - cần chú ý rằng chúng ta không chắc chắn có bao nhiêu liều xuất khẩu đã thực sự được dùng cho đến nay.

Một số thương vụ xuất khẩu mà Trung Quốc đã thực hiện với các nước khác liên quan đến quan hệ đối tác để sản xuất vaccine ở nước ngoài.

Ví dụ, tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một thỏa thuận đã được ký kết vào tháng 3 để sản xuất vaccine Trung Quốc trong nước, sử dụng các thành phần do Trung Quốc cung cấp.

Và công ty Bio-Manguinhos/Fiocruz của Brazil đã sản xuất hơn 100 triệu liều vaccine dựa trên công nghệ y khoa của AstraZeneca - nhưng sử dụng nguyên liệu do công ty Wuxi Biologics của Trung Quốc cung cấp.

Dữ liệu của Brazil cho thấy vaccine Trung Quốc hiệu quả 50,4%

Vaccine Vero Cell của Sinopharm đang được tiêm cho ai ở Việt Nam?

Dựa trên các thông báo chính thức của hải quan, có vẻ như số liệu xuất khẩu của Trung Quốc bao gồm tất cả số lượng vaccine bán thành phẩm được xuất ra nước ngoài ngoài, thêm vào đó là vaccine thành phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.

Tình hình vaccine của các nước khác khi so sánh với Trung Quốc

Về liều lượng vaccine được phân phối trong nước, Trung Quốc đã đạt 2,2 tỷ vào ngày 6 tháng 10 - so với hơn 923,5 triệu ở Ấn Độ, 571,4 triệu ở EU và 398,7 triệu ở Mỹ, theo Our World in Data.

Dữ liệu về việc xuất khẩu vaccine do Airfinity cung cấp cho chúng tôi, cho thấy rằng, các nước Khu vực Kinh tế Châu Âu (các nước thành viên EU cộng với Iceland, Lichtenstein và Na Uy) cho đến nay đã xuất khẩu 853.015.179 liều. Con số ở Mỹ là 178.592.930 liều.

Những con số này bao gồm các khoản viện trợ vaccine từ Hoa Kỳ và EU, nhưng hai khu vực này nói chung không xuất khẩu lượng lớn vaccine bán thành phẩm ra khỏi nước - vì vậy số liệu này chỉ tính tới vaccine thành phẩm.

Tính đến cuối tháng 5, khi việc xuất khẩu bị đình chỉ thì Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 66,4 triệu liều vaccine được sản xuất trong nước.

Chụp lại video,

Covid-19: Chúng ta biết gì về các loại vaccine của Trung Quốc?

Nga cũng từng hứa hẹn cung cấp vaccine của mình cho toàn cầu, nhưng không rõ số lượng đã thực sự được xuất khẩu là bao nhiêu.

Tỷ lệ sản xuất vaccine trên toàn cầu đang dần tăng lên, do các nhà sản xuất lớn đẩy mạnh sản xuất.

Nghiên cứu của Airfinity dự báo rằng, vào tháng 12, tổng cộng 12,2 tỷ liều sẽ được sản xuất trên khắp thế giới - 5,7 tỷ liều này là vaccine của Trung Quốc và phần còn lại không phải Trung Quốc.

Thành công của vaccine Trung Quốc đang lụi tàn ở châu Á?

Vaccine Trung Quốc gửi sang Việt Nam: Sứ quán Trung Quốc ‘không hài lòng’

Covid-19: Chúng ta biết gì về các loại vaccine của Trung Quốc?

Nhưng Airfinity cũng chỉ ra rằng các kho dự trữ vaccine lớn đang được dồn ngày càng nhiều ở các quốc gia giàu hơn nhưng vẫn chưa được dành cho việc sử dụng.

Và điều đáng ở đây là số liều vaccine xuất khẩu, không giống với số liều thực sự được tiêm chủng.

Ở một số quốc gia, việc thiếu cơ sở hạ tầng đạt chuẩn, hạn chế về nhân sự và các vấn đề khác, khiến cho việc tiêm chủng bị chậm lại.

Chúng tôi đã xét xem một số vấn như trên đã ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tiêm chủng ở các nước nghèo hơn, đặc biệt là ở Châu Phi.