Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì

MIMOSA - tên một loài hoa với vẻ đẹp đơn sơ, thanh khiết, tạo nét quyến rũ đã từng đi vào thơ văn với những ca khúc trữ tình: “MIMOSA từ đâu em đến…”.

Kết quả thăm dò ý kiến khách hàng tại Hội Chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao về Viên an thần MIMOSA® cũng đã đánh giá với số điểm cao nhất 9/10 cho tên gọi dễ đọc, dễ nhớ: MIMOSA®.

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì

Ngủ là sinh lý tự nhiên của cơ thể. Ngủ là trạng thái tạm thời để cơ thể có thể nghỉ ngơi hoàn toàn và hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc. Ngủ đủ giấc và ngon giấc là cách tối ưu làm hồi phục lại hệ thần kinh của não bộ và các cơ. Các khoa học gia Trường Đại Học Y Khoa Havard đã tiến hành một thí nghiệm về giấc ngủ và nhận thấy rằng khả năng giải cùng một loại bài toán ở những người đã ngủ “ngon lành, đầy đủ” trong đêm trước đó thành công gấp đôi so với những người mất ngủ. Một công trình nghiên cứu của bệnh viện Brigham & Women (Boston, Mỹ) cũng đã đi đến kết luận: “ngủ vừa đủ là tốt nhất cho tim”. Dân gian Việt Nam từ bao đời nay đã có câu: “ Ăn được ngủ được là Tiên”!

Giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp ổn định các hoạt động sinh lý của cơ thể và hết sức cần thiết cho cuộc sống. Mỗi người có nhu cầu ngủ trong một ngày khác nhau, trẻ em ngủ từ 10 -14giờ/ngày nhưng người lớn chỉ cần 4 -9 giờ. Giới tính cũng ảnh hưởng đến số giờ ngủ: phái nữ ngủ nhiều hơn phái nam một giờ. Tuy nhiên, để đánh giá giấc ngủ có tốt hay không, người ta không chỉ căn cứ vào thời gian ngủ mà còn chú ý đến chất lượng do giấc ngủ mang lại, tức là cảm giác khỏe khoắn, tinh thần sảng khóai, phấn chấn, thích làm việc sau giấc ngủ.          . Theo các chuyên gia thần kinh, Mất ngủ (Insomnia) là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc không thể duy trì được giấc ngủ qua đêm hay nói đơn giản hơn là không có được giấc ngủ đầy đủ.

Cảm giác không có được giấc ngủ thoải mái rất phổ biến, gặp ở 20-50% dân số tại các quốc gia khác nhau. Thống kê cho thấy tại Mỹ có khoảng 20% người trưởng thành và 50% người cao tuổi than phiền bị mất ngủ; tại Australia có 20% người phàn nàn với bác sĩ gia đình là họ bị khó ngủ; tại Việt Nam, số người đến khám vì mất ngủ chiếm 10-20% ở chuyên khoa thần kinh. Mất ngủ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi vào lúc sáng thức dậy, cảm thấy như thiếu sức lực, ý chí khó tập trung, tính tình dễ bực tức, nóng nảy,…Ngày nay, chứng mất ngủ đã được thừa nhận là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ nhưng một cách khái quát, có thể phân ra làm 2 nhóm :

- Nhóm mất ngủ do sinh hoạt gồm: dùng chất kích thích (thuốc lá, cà phê,…), ăn nhiều nặng bụng trong đêm, rối loạn lịch thức ngủ, căng thẳng lo âu, phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý,…

- Nhóm mất ngủ do nguyên nhân thực thể gồm: dùng thuốc (thuốc chứa cafein, corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp Methyldopa,…), bệnh lý (đau do viêm xoang, viêm lóet tá tràng hay các bệnh về cơ xương khớp, đau ngực, khó thở, hay tiểu đêm, trầm cảm,…).

Theo thống kê từ những trung tâm chữa bệnh mất ngủ và các phòng mạch y khoa, 75% các bệnh nhân mất ngủ có thể là do bất ổn về tinh thần; 60-90% những người ngủ khó có thể do bệnh buồn nản (depression); 50% số người khó ngủ có thể dễ bị bệnh sợ hãi hoặc lo lắng (anxiety).
Để có giấc ngủ tốt, các biện pháp không dùng thuốc được khuyến khích áp dụng cho tất cả mọi đối tượng như dưỡng sinh, tạo môi trường thư giãn và yên tĩnh khi ngủ, tránh dùng thức ăn đồ uống có chứa chất kích thích, giữ ấm chân tay,…. Về nguyên tắc điều trị, cần loại bỏ những nguyên nhân gây mất ngủ hoặc dùng thuốc ngủ kết hợp với thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc điều trị mất ngủ. Nhóm tân dược kê toa có Seduxen, Valium, Stinox, Xanax, Temesta, Lexomil,….nhưng thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong thời gian ngắn vì có thể bị lệ thuộc thuốc, giảm trí nhớ nếu sử dụng kéo dài và gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, ngầy ngật, buồn ngủ ban ngày, nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn, khô miệng, vụng về, giảm tập trung, …Nhóm các dược liệu an thần được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền gồm có : Trinh nữ, Lạc tiên, Vông nem, Sen, Bình vôi,…

Trinh nữ (Herba Mimosae pudicae)         

có tính khí ôn, vị đắng hơi chua, có tác dụng giảm đau, an thần, kéo dài thời gian ngủ.

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì

Lạc tiên (Herba Passiflorae)         
có tác dụng an thần, chữa tim hồi hộp, bồn chồn, mất ngủ.

                                

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì

Vông nem lá(Folium Erythrinae)
có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương : làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ huyết áp.

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì

Sen lá (Folium Nelumbinis)
có vị đắng, tính bình, tác dụng an thần.

                          

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì

Bình vôi (Tuber Stephaniae glabrae)  
có họat chất chủ yếu là Rotundin đã được áp dụng rộng rãi từ năm 1944, với tác dụng rõ rệt nhất là ngủ và an thần.

                      

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì

Viên an thần MIMOSA® do Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC sản xuất từ sự phối hợp độc đáo của 5 loại thảo dược nêu trên thuộc nhóm dưỡng tâm an thần đã từng sử dụng rộng rãi trong dân gian Việt Nam.


Công thức của Viên an thần MIMOSA®:


Bình vôi (Tuber Stephaniae glabrae)            150mg Sen lá (Folium Nelumbinis)                            180mg Lạc tiên (Herba Passiflorae)                          600mg Vông nem lá (Folium Erythrinae)                   600mg Trinh nữ (Herba Mimosae pudicae)              638mg

Tá dược                                   vừa đủ             1viên.

Nghiên cứu dược lý thực nghiệm và dược lý lâm sàng cho thấy :

- MIMOSA® không gây độc tính.

- MIMOSA®  có tác dụng an thần khá mạnh.

- MIMOSA® không gây nghiện thuốc, có thể sử dụng lâu dài.

- MIMOSA® sử dụng sau khi thức giấc không có cảm giác lừ đừ.

- MIMOSA® làm hạ nhẹ huyết áp trên bệnh nhân cao huyết áp.

Viên an thần MIMOSA® được dùng trong những trường hợp mất ngủ hoặc giấc ngủ đến chậm, suy nhược thần kinh. Có thể dùng Viên an thần MIMOSA® thay thế cho Diazepam khi bệnh nhân bị quen thuốc. Liều thông thường đối với người lớn là 1-2 viên/lần, trước khi đi ngủ 30-60 phút hoặc tuân theo chỉ định của thầy thuốc.

Không dùng Viên an thần MIMOSA® cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc.

Ngoài nét độc đáo ưu việt trong sự phối hợp công thức nêu trên, việc ứng dụng công nghệ chiết xuất dược liệu và bào chế hiện đại trong quy trình sản xuất đã nâng cao tính sinh khả dụng theo đường uống của Viên an thần MIMOSA®.

Chính vì chất lượng của giấc ngủ được cải thiện rõ rệt đối với những người bị mất ngủ, đó là cảm giác khỏe khoắn, tinh thần sảng khoái sau khi thức giấc và đặc biệt là hầu như không gây hiện tượng quen thuốc, không làm ảnh hưởng đến việc giảm trí nhớ, không gây tác dụng phụ nên Viên an thần MIMOSA® đã được khách hàng quan tâm trong việc quyết định sử dụng hơn so với những dược phẩm an thần nội ngoại khác trên thị trường.

 230550   13/08/2014
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Con người dành 1/3 thời gian trong cuộc đời để ngủ. Giấc ngủ chính là thời gian quý báu để chúng ta nghỉ ngơi, hồi phục tất cả các cơ quan của cơ thể, nạp năng lượng sau ngày làm việc vất vả. Do nhiều nguyên nhân như stress quá mức, chế độ sinh hoạt không hợp lí, ảnh hưởng không tốt của một số loại thực phẩm hay chế phẩm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc giấc ngủ không sâu, khó ngủ, ngủ không yên giấc tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra những hệ lụy lớn đến sức khỏe cũng như công việc của chúng ta. Việc tìm đến những loại thuốc ngủ tây y có thể cho kết quả ngay lập tức nhưng lại để lại nhiều mối nghi ngại về tác dụng phụ.
Bài viết dưới đây Heal Central sẽ giới thiệu về thuốc Mimosa – thuốc của công ty dược phẩm OPC có nguồn gốc từ thiên nhiên với sự kết hợp của 5 loại thảo dược quý có tác dụng an thần gây ngủ hiệu quả và ít tác dụng không mong muốn.

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì
Hình ảnh: Viên an thần Mimosa Mimosa là thuốc viên an thần. Số đăng kí: VD – 20778 – 14. Phân loại: Thuốc Mimosa là thuốc không kê đơn, thuộc nhóm thuốc hỗ trợ an thần.

Mỗi viên nén bao phim chứa các thành phần với hàm lượng như sau:

  • Cao bình vôi (tương ứng với một củ bình vôi 150 mg) – 49,5 mg.
  • Cao mimosa (tương ứng với: Lá sen 180 mg – Lạc tiên 600 mg – Lá vông nem 600 mg – Trinh nữ 638 mg) với hàm lượng 242 mg.
  • Tá dược vừa đủ một viên.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc Mimosa được đóng gói dưới dạng hộp gồm 5 vỉ x 10 viên bao phim. Tuổi thọ của thuốc: 36 tháng. Thuốc được sản xuất tại công ty: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm OPC tại Bình Dương – Nhà máy sản xuất dược phẩm OPC Ấp Tân Hóa, xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương, Việt Nam.

Tham khảo: Thuốc Diazepam: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

Mimosa là thuốc có nguồn gốc thảo dược, chứa 5 loại thảo dược quý và nổi tiếng với tác dụng an thần, tốt cho giấc ngủ được ông cha ta sử dụng từ xa xưa. Với những tiến bộ của khoa học, một số cơ chế dược lí cụ thể đã được tìm ra chứng minh cho tác dụng của các loại cây này. Hiệu quả trong điều trị của Mimosa có được là nhờ những đặc tính và công dụng của các thành phần thảo dược trên. Cụ thể:
Bình vôi (Tuber Stephaniae glabrae): Bình vôi luôn là vị thuốc được xếp đầu trong những vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ. Phần hay được sử dụng của bình vôi trong các bài thuốc đông y là củ. Trong củ bình vôi, chất hóa học nổi bật được tìm thấy là Rotundin với những tác dụng dược lí nổi bật:

  • Rotundin hay tetrahydropalmatine là một alkaloid isoquinoline có công thức hóa học đã được xác định là C21H25NO4. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy cơ chế an thần gây ngủ của Rotundin liên quan đến khả năng ngăn chặn các tế bào thần kinh dopaminergic trong não. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong hệ thần kinh trung ương do đó, việc chặn con đường dẫn truyền của dopamine sẽ làm giảm hưng phấn não, giúp người sử dụng dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Sen (Folium Nelumbinis nuciferae): Là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của dân ta. Bên cạnh đó, cây sen còn là một cây thuốc quý với rất nhiều công dụng tương ứng với từng bộ phận. Trong công thức cao Mimosa, bộ phận được dùng là lá sen. Theo Đông y, lá sen có tính bình vị đắng, quy vào 3 kinh là can, tỳ và vị. Bài thuốc kết hợp lá sen và tâm sen đã được sử dụng hàng nghìn đời để chữa chứng mất ngủ. Theo Tây y, lá sen có chứa một hàm lượng nhỏ tanin, alkaloid, flavonoid và các chất khoáng. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa tế bào, bổ máu và đặc biệt là tác dụng an thần của lá sen. Lạc tiên (Herba Passiflorae foetidae): Cây Lạc tiên từ xưa đã sử dụng trong y học cổ truyền ở cả phương Đông và cả phương Tây với công dụng an thần.

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì
Hình ảnh: Cây Lạc Tiên

  • Trong lá lạc tiên, người ta phân lập được nhiều loại alkaloid thuộc nhóm beta – carboline, nổi bật là harman – một chất ức chế thuận nghịch mạnh enzyme MAO (enzyme có nhiều trong ty thể não xúc tác cho quá trình oxy hoá của một số monoamine và có vai trò trong chuyển hóa các chất dẫn truyền thần kinh như noradrenalin, serotonin, dopamine)  và hoạt động như một chất chủ vận đảo ngược ái lực trung bình tại vị trí benzodiazepine  của thụ thể GABA – A (là thụ thể của GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế chính trong hệ thần kinh trung ương). Nhờ đó, harman giúp làm giảm các cảm giác và hành vi hưng phấn, cuồng nộ, bứt rứt, giúp tăng cảm giác buồn ngủ và dễ ngủ hơn.
  • Ngoài ra trong lá lạc tiên còn có một số flavonoid, coumarin và giàu acid hữu cơ.
  • Lạc tiên là một trong số ít các cây được Hoa Kì chứng nhận là thực phẩm an toàn.

Vông nem (Folium Erythrinae variegatae): Theo Y học cổ truyền, lá vông nem có vị đắng, hơi chát, tính bình, quy 2 kinh là vị và đại tràng. Hàm lượng alcaloid trong lá chiếm 0,1 – 0,16% như erythralin, erysonin, erythranin, erysovin. Bên cạnh đó, trong lá còn chứa các saponin như tanin, mygarin và flavonoid. Các chất trên có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên làm an thần, gây ngủ, ngoài ra còn hỗ trợ hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ. Lá vông nem thường được dùng trong các trường hợp tim hay hồi hộp, ít ngủ hoặc mất ngủ.
Trinh nữ (Herba Mimosae pudicae): Là loại thuộc họ Đậu. Cây có các lá kép gập vào trong và rủ xuống mỗi khi bị tác động nên cây còn được gọi là cây xấu hổ hay cây mắc cỡ.

  • Theo Đông y, lá cây trinh nữ có vị ngọt, chát, tính hơi hàn.
  • Chất hóa học nổi bật trong lá cây trinh nữ là mimosin (C8H10O4N2). Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của mimosin có trong là trinh nữ như: Chữa lành vết thương, kháng khuẩn, chống oxy hóa, … Đặc biệt là tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Mimosin có tác dụng hiệp đồng với hexobarbital, meprobamat đồng thời tăng tác dụng của bibactal (các chất gắn vào GABA – A kéo dài thời gian mở kênh Cl– gây ức chế dẫn truyền thần kinh). Điều này khẳng định tác dụng an thần gây ngủ của cây trinh nữ.

Từ những công dụng của 5 vị thảo dược trên, sự kết hợp của chúng tạo ra tác dụng nổi bật của thuốc Mimosa trong việc cải thiện giấc ngủ, an thần, giảm suy nhược thần kinh. Thuốc giúp người sử dụng dễ dàng đi vào giấc ngủ sinh lí, ngủ sâu giấc hơn, ngủ dậy không bị mệt mỏi.

Tham khảo: Thuốc Zopistad 7.5 trị mất ngủ: Cách dùng, giá bán, lưu ý tác dụng phụ

Mimosa là thuốc không kê đơn có nguồn gốc thảo dược được chỉ định trong các trường hợp:

  • Người bị mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, giấc ngủ ngắn.
  • Người bị suy nhược thần kinh, kém cảm giác, thiếu năng lượng.
  • Thuốc còn có thể được sử dụng thay thế cho Diazepam khi người bệnh quen thuốc.

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì
Mặt sau hộp thuốc Mimosa Thuốc Mimosa là thuốc không kê đơn có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Liều dùng thuốc phụ thuộc vào lứa tuổi và tình trạng bệnh. Liều dùng thông thường ở người lớn là 1-2 viên / lần / ngày.

Ở trẻ em (từ 5 -15 tuổi) uống nửa liều của người lớn: Liều được sử dụng là 1 viên/ lần /ngày.

Do chỉ cần dùng một lần trong ngày nên thuốc dễ sử dụng, hạn chế gây quên liều cho người dùng. Sau khi uống, thuốc cần thời gian hòa tan và hấp thu, do vậy thời điểm uống thuốc tốt nhất trong ngày là 1 tiếng – 30 phút trước khi ngủ. Bạn nên uống đều đặn và liên tục để hiệu quả đạt được là tốt nhất.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, liều dùng có thể thay đổi phụ thuộc vào chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân có phản ứng quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc (bao gồm cả thành phần chính và tá dược).
  • Không sử dụng thuốc cho người đang vận hành máy móc hoặc lái xe do thuốc có tác dụng gây ngủ.
  • Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Tham khảo thêm: Top 10+ Thuốc ngủ mạnh và an toàn nhất [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

Thuốc Mimosa là thuốc không kê đơn tuy nhiên thuốc có tác dụng lên thần kinh trung ương, do đó, không nên uống thuốc quá liều. Đối với đối tượng trẻ em, hệ thần kinh trung ương cũng như các cơ quan khác chưa phát triển đầy đủ, cần tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ và theo dõi trong quá trình sử dụng. Nếu phát hiện các phản ứng bất thường, cần dừng thuốc và thông báo ngay cho cán bộ y tế để tiếp tục xử lí.

Thuốc gây buồn ngủ nên người đang trong những hoạt động cần độ tập trung cao không nên sử dụng.

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì
Mimosa không dùng cho phụ nữ có thai
Thuốc an thần Mimosa là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu nên lành tính tuy nhiên, trong chiết xuất của các cây trên có chất gây co bóp (chiết xuất cây lạc tiên) có thể ảnh hưởng đến co bóp của tử cung.
Chính vì thế, phụ nữ có thai chỉ sử dụng thuốc Mimosa khi có chỉ định trực tiếp từ bác sĩ.

Hiện tại chưa có thông tin về tác dụng phụ của thuốc an thần Mimosa. Nhìn vào bảng thành phần với Bình vôi, Sen, Vông nem, Lạc tiên, Trinh nữ đều là những thảo dược được dân gian sử dụng nhiều đời nay.

Vì nguyên liệu bắt nguồn từ thiên nhiên, là những cây được trồng phổ biến trên các vùng miền của nước ta, nên thuốc Mimosa rất lành tính, đặc biệt hợp với cơ địa của người Việt Nam và người Á Đông.

Tác dụng phụ của thuốc Mimosa được báo cáo là rất hiếm hoi, gần như không có tác dụng không mong muốn nào. Thuốc hấp thu tốt, ít tác dụng phụ và cho tác dụng an thần gây ngủ hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng và trong thực tế sử dụng cho đến nay.
Ưu điểm của thuốc an thần Mimosa so với các thuốc gây ngủ tổng hợp hóa dược khác đó là giúp người sử dụng có giấc ngủ sinh lí tự nhiên hơn, giúp người sử dụng ngủ ngon, không mê man, không có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy.

Dù thuốc có tác động lên thần kinh trung ương nhưng những nghiên cứu và báo cáo khoa học đã chứng minh: Việc sử dụng thuốc Mimosa dài ngày không gây hiện tượng nghiện thuốc, lệ thuộc vào thuốc, không gây giảm trí nhớ và tác động xấu đến hệ thần kinh.

Chưa có thông tin về tương tác thuốc của Mimosa. Để đảm bảo, bạn không nên dùng kèm thuốc với các thuốc ức chế hấp thu hoặc các chế phẩm có hàm lượng kim loại nặng cao.

Có những cảnh báo đưa ra về khả năng ức chế men chuyển hóa ở gan của mimosin có trong cây trinh nữ nên tốt nhất, nên uống thuốc Mimosa cách các thuốc chuyển hóa qua gan khác.

Khi bạn lạm dụng thuốc an thần Mimosa thì sẽ có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn đồng thời có thể bị phụ thuộc vào thuốc.

Khi bạn uống nhiều thuốc an thần Mimosa cùng một lúc sẽ dẫn đến quá liều. Khi quá liều thuốc an thần có thể bạn sẽ bị ngủ vĩnh viễn ( Chết) nếu không được sử lý kịp thời.
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng quá liều thuốc Mimosa thì cần phải đưa tới bệnh viện để rửa dạ dày ngay lập tức hoặc người nhà có thể lấy lông gà ngoáy họng để làm bệnh nhân nôn ra hết.

Thuốc Mimosa có tác dụng phụ gì
Hình ảnh: Hộp thuốc Mimosa Thuốc Mimosa hiện đang được bán trên thị trường với giá khoảng 60.000 – 70.000 VNĐ /1 hộp 5 vỉ.

Mức giá này được coi như khá hợp lí. Đây chỉ là mức giá tham khảo, khi mua hàng ở các của hàng bán lẻ thuốc Mimosa có thể được bán với giá cao hơn.

Thuốc Mimosa là thuốc không kê đơn nên bạn có thể dễ dàng mua tại các nhà thuốc tư nhân hoặc các đại lý bán lẻ. Bạn có thể tham khảo những nhà thuốc dưới đây để tìm mua thuốc với giá tốt, đảm bảo chất lượng.

  • Hà Nội: Nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Bifuma.
  • Tp Hồ Chí Minh: Nhà thuốc Long Châu, nhà thuốc Việt Hương.