Tiết dạy mẫu làm quen chữ cái e ê

Tiết dạy mẫu làm quen chữ cái e ê

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC

Lĩnh vực phát triển: PTNN
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Dạy trẻ làm quen chữ cái e, ê
Độ tuổi: 5T
Thời gian: 30 – 35 phút
Ngày soạn: 08/ 09/ 2021
Ngày dạy: / 10/ 2021
Người thực hiện:

1. Kiến thức:

– Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê. Biết được cấu tạo của chữ cái e, ê. Biết phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ e, ê.

– Trẻ biết tìm và phân biệt được chữ cái e, ê trong từ.

– Trẻ nhận biết được các chữ cái e, ê thông qua các trò chơi.

2. Kĩ năng:

– Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.

– Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

– Rèn khả năng quan sát , so sánh cho trẻ.

3. Giáo dục:

– Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kỷ luật trong giờ học.

– Biết đoàn kết, hợp tác cùng bạn khi chơi.

II. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử, nhạc bài hát “Nhà mình rất vui”, “Có ông bà có ba có má”

* Đồ dùng của trẻ: Lô tô tranh gia đình, thẻ chữ cái.

III. Cách tiến hành:

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

  • Cô giới thiệu chương trình “Ở nhà chủ nhật”
  • Cô giới thiệu 3 gia đình
  • Cô và trẻ cùng vận động bài “Nhà mình rất vui”.

2. Nội dung:

2.1. Làm quen với chữ cái e.

  • Cô giới thiệu phần thi thứ nhất: Tài năng
  • Cô giới thiệu 3 ô cửa
  • Cô mở ô cửa số 1 và hỏi trẻ:
  • Đây là tranh gì?
  • Bộ ấm chén là đồ dùng để làm gì?
  • Để chỉ bộ ấm chén, cô có từ “bộ ấm chén”
  • Cô cho trẻ xem tranh và dưới bức tranh có từ : “bộ ấm chén” (in thường).
  • Cô đọc mẫu một lần. Cho trẻ đọc từ “bộ ấm chén”( 3 lần).
  • Cho trẻ lên tìm chữ cái đã được học.
  • Cô giới thiệu chữ cái mới (e) cô sẽ dạy các con.
  • Cô cho trẻ quan sát chữ (e) trên màn hình.
  • Cô đọc mẫu chữ (e) và cho cả lớp đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc.
  • Ai có nhận xét gì về chữ (e)
  • Cô cho trẻ biết về cấu tạo của chữ (e): có 1 nét gạch ngang và 1 nét cong tròn không khép kín.
  • Đây là chữ (e) in thường. Ngoài kiểu chữ (e) in thường còn chữ (e) gì nữa?
  • Cô giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ (e): in thường , viết thường, chữ in hoa, viết hoa. Cô cho trẻ biết 3 chữ (e) này có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là (e).

2.2 Làm quen với chữ “ê”

  • Cho trẻ xem hộp quà của gia đình số 2.
  • Đây là cái gì?
  • Điện thoại dùng để làm gì?
  • Để chỉ điện thoại, cô có từ “điện thoại”
  • Cô cho trẻ đọc từ “điện thoại”
  • Ai giỏi lên chỉ cho cô chữ cái gần giống chữ (e) nhưng thêm một dấu mũ ở trên đầu.
  • Đó là chữ gì? Bạn nào có thể phát âm chữ này cho cả lớp nghe?
  • Cô cho trẻ quan sát chữ (ê) trên màn hình.
  • Cô đọc chữ (ê) và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc.
  • Cô cho trẻ quan sát chữ (ê) và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ (ê): có 1 nét gạch ngang, 1 nét cong tròn không khép kín và 1 cái mũ đội xuôi .
  • Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ (ê) in thường , viết thường, chữ in hoa, viết hoa.

+ So sánh chữ e và ê:

Cho trẻ xem hộp quà của gia đình số 3

Trong hộp quà có gì? Cô cho trẻ quan sát chữ e, ê trên màn hình.

-Chữ e và chữ ê có điểm gì giống và khác nhau?

Giống nhau: Cùng có 1 nét gạch ngang, 1 nét cong tròn không khép kín.

Khác nhau: Chữ “e” không có mũ, chữ “ê” có cái mũ đội xuôi.

2.3.Trò chơi luyện tập.

Phần thi thứ 2: Bé trổ tài

* Trò chơi 1: Vòng quay kì diệu

Chơi lần 1: Cô quay vòng quay, khi kim quay dừng ở ô chữ nào thì trẻ tìm chữ cái đó giơ lên và phát âm đúng chữ cái đó

Chơi lần 2(Nâng cao): Khi kim quay dừng ở chữ nào thì trẻ cầm tranh vẽ có thẻ từ chứa chữ tương ứng với chữ ở vòng quay sẽ gạch chân chữ cái đó và giơ lên.

* Trò chơi 2: Chung sức

Cách chơi: Cô có 3 tranh chữ cái to, các đội gạch chân chữ cái e, ê

Luật chơi: Thời gian 1 bản nhạc đội nào gạch được nhiều chữ cái đội đó chiến thắng.

Cô phổ biến cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét trẻ sau khi chơi.

3.Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương các gia đình.

( Nhấn Tải Dạy trẻ làm quen chữ cái e, ê để lấy tập tin chi tiết )

Xem thêm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi